Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản trị dự án xây dựng trang trại dế Anh Thư.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Anh Thư
1
DỰ ÁN TRANG TRẠI DẾ ANH THƯ
I. TỔNG QUAN DỰ ÁN................................................................................................................ 4
1. Giới thiệu dự án ...................................................................................................................... 4
1.1 Tên dự án .......................................................................................................................... 7
1.2 Chủ đầu tư dự án............................................................................................................... 7
1.3 Các bộ luật có liên quan.................................................................................................... 7
1.4 Mục tiêu dự án .................................................................................................................. 9
1.5 Sản phẩm bàn giao của dự án ......................................................................................... 10
1.6 Giả định của dự án .......................................................................................................... 11
1.7 Giới hạn dự án................................................................................................................. 12
2. Tổng quan thị trường ............................................................................................................ 13
2.1 Dung lượng – Độ lớn thị trường ..................................................................................... 13
2.2 Thị trường mục tiêu ........................................................................................................ 18
2.3 Đối thủ cạnh tranh........................................................................................................... 29
2.4 Môi trường kinh doanh ................................................................................................... 19
2.5 Giới thiệu quy trình sản xuất........................................................................................... 35
II. HOẠCH ĐỊNH......................................................................................................................... 48
1. Thủ tục hành chính................................................................................................................ 48
2. Sơ đồ tổ chức ........................................................................................................................ 49
3. Nhiệm vụ và trách nhiệm...................................................................................................... 50
4. Kế hoạch tuyển chọn nhân sự ............................................................................................... 54
5. Kế hoạch mua sắm tài nguyên .............................................................................................. 64
III. TRIỂN KHAI.......................................................................................................................... 67
1. Sơ đồ WBS............................................................................................................................ 67
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Anh Thư
2
DỰ ÁN TRANG TRẠI DẾ ANH THƯ
2. Trình tự và ES, EF, LS và LF ............................................................................................... 81
3. Sơ đồ Gantt, PERT................................................................................................................ 86
4. Xác xuất khả thi hoàn thành sơ đồ Gantt.............................................................................. 87
IV. QUẢN TRỊ RỦI RO............................................................................................................... 89
1. Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.................................................................................. 90
1.1 Xác định rủi ro ................................................................................................................ 90
1.2 Đánh giá rủi ro ................................................................................................................ 98
1.3 Quản trị rủi ro – Kế hoạch dự phòng .............................................................................. 99
1.4 Chi phí rủi ro................................................................................................................. 102
2. Rủi ro trong quá trình vận hành .......................................................................................... 102
2.1 Xác định rủi ro .............................................................................................................. 102
2.2 Đánh giá rủi ro .............................................................................................................. 109
2.3 Quản trị rủi ro – Kế hoạch dự phòng ............................................................................ 110
2.4 Chi phí rủi ro................................................................................................................. 114
V. KIỀM TRA ĐÁNH GIÁ - CHUYỂN GIAO DỰ ÁN........................................................... 114
1. Kiểm tra đánh giá................................................................................................................ 114
1.1 Kiểm tra hạ tầng công trình .......................................................................................... 114
1.2 Kiểm tra mặt sản xuất ................................................................................................... 115
1.3 Kiểm tra về mặt nhân sự ............................................................................................... 116
2. Chuyển giao dự án .............................................................................................................. 116
2.1. Chuyển giao công trình................................................................................................ 116
2.2. Chuyển giao quy trình.................................................................................................. 117
2.3. Chuyển giao nhân sự.................................................................................................... 119
2.4 Chuyển giao hệ thống nhận dạng.................................................................................. 120
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Anh Thư
3
DỰ ÁN TRANG TRẠI DẾ ANH THƯ
2.5. Chuyển giao hồ sơ........................................................................................................ 125
VI. TÀI CHÍNH.......................................................................................................................... 125
1. Doanh số dự kiến ................................................................................................................ 125
2. Chi phí xây dựng ban đầu ................................................................................................... 129
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Anh Thư
4
DỰ ÁN TRANG TRẠI DẾ ANH THƯ
I. TỔNG QUAN DỰ ÁN
1. Giới thiệu dự án
Tại nhiều quốc gia, côn trùng được xem là thứ đặc sản sạch mà thiên nhiên ban tặng. Đặc biệt ở
các nước Đông Nam Á, bữa tiệc côn trùng mỗi nơi lại mỗi vẻ, mang một sắc thái khác nhau.
Theo nhiều nghiên cứu, côn trùng là nguồn protein dinh dưỡng dành cho con người. Tuy ở nhiều
quốc gia, chuyện ăn côn trùng còn khá xa lạ và kinh khủng, nhưng ở một số nước thịt côn trùng
chẳng khác gì thịt gà, thịt heo hay sò, ốc bình thường. Đó là một thú ẩm thực đầy hoang dã và bổ
dưỡng, bởi các thành phần chất đạm trong các trong các loài tí hon này có thể lên đến 42 - 67%
và chứa 28 loại acid amin cùng nhiều sinh tố và khoáng chất.
1
Dùng dế làm món ăn, không phải đến bây giờ người mình mới biết. Từ xa xưa, nông dân ở các
vùng quê đã biết săn bắt dế và nhiều giống cồn trùng khác như châu chấu, cào cào, bọ cạp,
nhện,… để chế biền nhiều món ăn ngon miệng cho gia đình.
Thuở xa xưa, đất rộng người thưa nên các giống côn trùng này phải nói nhiều vô số, bắt ăn
không hết nên không ai dám nghĩ tới việc nuôi chúng cho sinh sản để nhân giống ra nhiều. Tuy
nhiên ngày nay đất chật người đông nên từ chỗ ăn, chỗ ở đến lương thực càng ngày càng trở nên
khan hiếm, đắt đỏ dần,…
Từ đó, các giống côn trùng này muốn có đủ mà ăn, con người phải nghĩ đến việc nuôi chúng cho
sinh sản mới đủ cung cấp cho thị trường tiêu thụ.
Món ăn thịt dế ngày nay đã phổ biến rộng rãi từ thành thị đến thôn quê. Mặc dù thứ thịt đặc sản
này chưa được đánh giá là thứ thực phẩm chính cần thiết cho đời sống con người như các loại
thịt heo, bò, gà, vịt, cá …mà chúng ta đang ăn để sống hàng ngày. Tuy nhiên vài năm trở lại đây,
món ăn từ côn trùng được nhiều người biết đến như một món ăn đặc sản khó tìm. Nhưng chắc
chắn trong tương lai gần, thức ăn có nguồn gốc côn trùng nói chung, dế nói riêng sẽ là nguồn
thực phẩm quí không thể thiếu được để nuôi sống con người.
Ngày 2/4/2009 vừa qua có buổi Hội Thảo về nghề nuôi Dế. Tại buổi hội thảo, giáo sư
Nguyễn Lân Hùng đã giới thiệu về loài Dế, một trong những con vật nuôi mới đã và đang đem
lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh khu vực phía Nam.
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng giới thiệu về cách xây dựng, cách thức chăm sóc loài Dế. Dế là loài
côn trùng thường sống trong tự nhiên, có nhiều ở vùng có khí hậu nhiệt đới, Dế rất dễ nuôi, chỉ
cần nuôi trong thùng gỗ, chậu nhựa, do đó chi phí trồng trại nuôi Dế không tốn kém. Mặt khác,
thức ăn cho Dế chỉ là cỏ non, lá cây non... rất có sẵn trong tự nhiên. Bên cạnh đó, Dế lại là một
trong những loài côn trùng có thể chế biến thành món ăn. Thịt Dế rất giàu dinh dưỡng, có vị
thơm ngon bổ dưỡng cho người già và trẻ em suy dinh dưỡng. Hiện nay, đã có rất nhiều nhà
hàng trong cả nước bổ sung món thịt Dế vào thực đơn và được thực khách rất ưa chuộng. Chính
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Anh Thư
5
DỰ ÁN TRANG TRẠI DẾ ANH THƯ
vì vậy, theo Giáo sư Nguyễn Lân Hùng cho biết: Hiện nay, nghề nuôi Dế đã và đang trở thành
một trong 100 nghề chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.2
Theo tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO), hiện nay trên thế giới người ta đã xác
nhận có đến 1400 giống côn trùng có thể dùng làm thực phẩm để nuôi sống con người. Và Tổ
Chức này cũng đã khuyến cáo thế giới nên làm quen, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ côn
trùng. Cụ thể, để khuyến khích giới chăn nuôi trên thế giới, Tổ Chức Lương Nông của Liên Hiệp
Quốc đã bắt tay xây dựng một cơ sở nuôi côn trùng hoang dã ở Chiang Mai (Thái Lan) vào ngày
19/12/2007 vừa qua.3
Ở nước ta việc nuôi côn trùng nói chung và nuôi dế nói riêng chỉ mới có khoảng 10 năm trở lại
đây tuy nhiên số lượng người nuôi còn nhỏ lẻ, qui mô hộ gia đình. Việc nuôi dế cho sinh sản quả
là ta đã đi sau nhiều nước trên thế giới, trong đó có Thái Lan. Ở các nước này, việc nuôi dế được
nâng lên hàng công nghiệp hiện đại. Sản phẩm từ dế không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu cho khách
du lịch, cho nhân dân trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu hàng năm thu về cho họ một số
ngoại tệ khá lớn.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây nhu cầu về các món ăn côn trùng nói chung và dế nói
riêng tại các quán ăn, nhà hàng trong cả nước tăng đáng kể, thị trường rộng lớn là thế nhưng
nguồn cung cấp lại quá ít không đáp ứng đủ cho thị trường nên hầu hết côn trùng được nhập
hàng từ Campuchia và Thái Lan, một số ít lấy từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong nước thông qua
các mối lái nên nguồn gốc cũng như vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm là điều cần được quan
tâm. Hiện nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhà hàng, quán ăn mọc lên rất nhiều, đời sống của
con người ngày càng ổn định, dân tỉnh ngày càng tập trung về thành phố sinh sống, làm việc, nhu
cầu ăn uống và sức khoẻ của mọi người ngày được nâng cao nên dế là món ăn rất bổ dưỡng cho
cơ thể được chú ý.
Do đó dự án Trại dế Anh Thư được thành lập như một nguồn cung cấp dế thương phẩm theo quy
mô công nghiệp, quy trình chăn nuôi khép kín và đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như khả
năng cung ứng ổn định. Bên cạnh đó, việc mở phòng trưng bày cho quý khách tham quan quy
trình nuôi dế, cung cấp dế giống, và quán ăn đặc sản để thực khách thưởng thức các món ăn được
chế biến từ dế nhằm quảng bá cũng như phổ biến món ăn đặc sản này cho nhiều người được biết
đến.
Vị trí kinh doanh
Trại dế Anh Thư sẽ tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Bứa, Phường Xuân Thới Sơn, quận Hóc Môn,
TP.HCM cách hương lộ 22 khoảng 1Km với diện tích đất 2000m2
.
Thứ nhất, vì đây là mô hình trang trại nên cần diện tích đất tương đối lớn để xây dựng chuồng
trại, nên khu vực Hóc Môn là một nơi khá lý tưởng do có diện tích đất nông nghiệp còn nhiều,
giá thuê rẻ, gần trung tâm thành phố thuận tiện cho việc phân phối.
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Anh Thư
6
DỰ ÁN TRANG TRẠI DẾ ANH THƯ
Mặc khác, khu vực trang trại sẽ nằm gần đường thuận tiện cho việc quảng bá với người đi
đường, khách du lịch từ Địa Đạo Củ Chi về. uận Hóc Môn nằm trải dài theo tuyến quốc lộ 22,
là con đường giao thông huyết mạch của các tỉnh Miền Đông Nam Bộ, đi qua quốc lộ này khách
du lịch có thể nhìn thấy bảng quảng cáo sản phẩm và hình ảnh trại dế, khách du lịch có thể ghé
lại thưởng thức, tham quan và nghĩ ngơi vài tiếng để tiếp tục cuộc du lịch. Từ quốc lộ 22 đến trại
dế Anh Thư khoảng chừng phút nên đây là yếu tố thuận lợi cho việc kinh doanh sản phẩm dế
của Anh Thư được nhiều khách hàng biết đến.
uốc lộ 22 là con đường vận chuyển hàng hoá cũng như khách du lịch đến các nơi nổi tiếng như
Núi Bà, Mộc bài…khách du lịch thường chọn tour đi tham quan rất nhiều do thời gian đi về
ngắn, giá cả tour phải chăng nên con đường này cách vị trí kinh doanh của trại dế Anh Thư 1km,
thuận tiện cho việc kinh doanh tốt. Trang trại được xây dựng thành 3 khu riêng biệt. Khu vực
chính là trại nuôi dế chiếm diện tích 700m2 cách ly hoàn toàn với 2 khu còn lại, có hàng rào
chắn nhằm hạn chế người lạ ra vào khu vực nuôi. Khu vực trưng bày và quán ăn chiếm 240m2
trong đó nhà trưng bày chiếm 40m2, khu vực bếp chiếm 20m2, mặt bằng còn lại bày trí bàn ghế
phục vụ ăn uống. Một nhà chế biến chiếm 30m2 để sơ chế, đóng gói và lưu trữ dế thương phẩm.
Diện tích đất trống còn lại được dùng làm bãi đậu xe cho khách du lịch và thực khách.
Hình ảnh: Hướng dẫn đường đi tới trang trại
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Anh Thư
7
DỰ ÁN TRANG TRẠI DẾ ANH THƯ
1.1 Tên dự án
Dự án xây dựng trang trại nuôi dế công nghiệp và nhà hàng ẩm thực côn trùng. Doanh nghiệp
được lấy tên “ DNTN Trại Dế Anh Thư”. Trong tên doanh nghiệp có nêu rõ thông tin sản phẩm
chính của doanh nghiệp là “dế” và gắn liền với tên của chủ doanh nghiệp, người sáng lập doanh
nghiệp với mong muốn tạo dựng thương hiệu cá nhân.
1.2 Chủ đầu tư dự án
Chủ dự án: Nguyễn Anh Thư
1.3 Các bộ luật có liên quan
- Luật doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp số 60/200 / H11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 200 ;
Nghị định của Chính Phủ số 43/2010/NĐ-CP ban hành ngày 1 tháng 04 năm 2010;
Nghị định của Chính Phủ số 139/2007/NĐ-CP ban hành ngày 0 tháng 9 năm 2007;
Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ kế hoạch Đầu tư;
Thông tư số 05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA áp dụng từ ngày 13 tháng 7 năm 2009 ;
Quyết định số 10/2007/ Đ-TTg ngày 23/1/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của
Việt Nam
Quyết định số 337/ Đ-BKH của Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 10/4/2007 Về việc ban
hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam
- Luật quản lý thuế
Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28-2-2011, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
uản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định 8 /2007/NĐ-CP;
Nghị định 106/2010/NĐ-CP; Thông tư 34/2011/TT-BTC ngày 14-3-2011, sửa đổi thông
tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7-12-2009, hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu
khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp;
Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14-3-2011, hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử
dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10-2-2011, sửa đổi, bổ sung thông tư số
130/2008/TT-BTC, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp;
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Anh Thư
8
DỰ ÁN TRANG TRẠI DẾ ANH THƯ
Nghị định 20/2011/NĐ-CP 23/03/2011, quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Nghị quyết
số /2010/ H12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp;
Thông tư 12/2011/TT-BTC ngày 26-1-2011, sửa đổi thông tư 84/2008/TT-BTC hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản quan trọng
khác.
- Luật an toàn vệ sinh thực phẩm
Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003.
Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quyết định số 11/2006/ Đ-BYT ngày 09/3/2006 của Bộ Y tế ban hành “ uy chế cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm có nguy cơ cao.
Quyết định số 80/200 / Đ-BTC ngày 17/11/2005, Quyết định số 7/2006/ Đ-BTC của
Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng
VSATTP.
- Luật bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ môi trường năm 200 ngày 29/11/200 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2009.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006;
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008;
Thông tư số 0 /2008/TT-BTN&MT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Luật xây dựng
Luật Xây dựng ngày 26/11/2003 có hiệu lực ngày 01/07/2004.
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình.
Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng uy định chi tiết một số
nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình.
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Anh Thư
9
DỰ ÁN TRANG TRẠI DẾ ANH THƯ
Quyết định số 68/2010/ Đ-UBND ngày 14 tháng 09 năm 2010 của Ủy ban nhân dân
thành phố quy định về cấp giấy xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Luật kinh doanh kinh tế trang trại
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Nghị định số 7 /2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ
sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
1.4 Mục tiêu dự án
Đây là loại hình chăn nuôi còn khá mới mẻ, thị trường còn hạn chế nên dự án sẽ được triển khai
từ từ, bên cạnh đó cần phổ biến rộng rãi giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị về môi trường xã hội
mà loại thức ăn này đem lại, dần dần đưa món ăn này thành món ăn chính như thịt cá, gà, bò,…
Thông qua các bài báo, các nhận định của các nhà khoa học về giá trị của loài thực phẩm này thì
trong tương lai không xa “dế” sẽ có mặt khắp các nhà hàng, quán ăn cũng như món ăn hàng ngày
trong bữa cơm gia đình.
Dự án được triển khai và đưa vào hoạt động phải thu hồi vốn sau 03 năm. Với suất thu lợi của dự
án khá cao nên doanh nghiệo tin tưởng vào khả năng thu hồi vốn trong khoảng thời gian nói trên.
Trang trại hoàn thành và đưa vào hoạt động sau 08 - 10 tháng triển khai thực hiện dự án. Đây là
thời gian cần thiết giúp tiến độ dự án thỏa mãn mục tiêu thu hồi vốn và vận hành trong khoảng
thời gian sau đó.
Trang trại chăn nuôi dế theo mô hình công nghiệp, dế thương phẩm được sơ chế, chế biến và
đóng gói hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp cam kết sẽ cung cấp ra thị trường các
sản phẩm dế thương phẩm với chất lượng tốt nhất mang lại giá trị dinh dưỡng cao góp phần cung
cấp giá trị dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe và không gây hại đến môi trường. Và đây cũng là cam
kết của doanh nghiệp với cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Từ 2011 – 2013 trại dế Anh Thư ra đời, chiếm lĩnh thị trường cung cấp thịt dế trong khu vực
Tp.HCM, chiếm 20% thị phần cung cấp dế thương phẩm trong năm đầu. Doanh thu đạt 3 tỷ
trong năm đầu đi vào hoạt động. Gia tăng độ nhận biết thương hiệu, tạo dựng uy tín trong lòng
khách hàng trong 6 đến 8 tháng đầu tiên. Với các kế hoạch marketing mix 7P trong quá trình
hoạt động, doanh nghiệp sẽ xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối đảm bảo việc tiếp cận
và cung cấp đúng, đủ và kịp thời sản phẩm cho khách hàng.
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Anh Thư
10
DỰ ÁN TRANG TRẠI DẾ ANH THƯ
Tăng doanh thu của doanh nghiệp bằng cách kích thích khách hàng truyền thống, thu hút khách
hàng của các đối thủ cạnh tranh nâng cao khả năng cạnh tranh . Đây chính là vấn đề sống còn
của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển được khi khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Sức cạnh tranh cao luôn giúp doanh nghiệp tăng khả
năng trong kinh doanh các phương thức bán hàng. Trong thời gian tới, mục tiêu cơ bản tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường Tp.HCM - thúc đẩy mạnh mẽ tiêu thụ sản phẩm.
Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường tại Tp. HCM cũng như các tỉnh lân cận như
Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An,... Uy tín trong kinh doanh là vấn đề quan trọng trên
thị trường hiện nay. Có uy tín khả năng kinh doanh trên thương trường thuận lợi hơn cả trong
hiện tại cũng như trong tương lai, khả năng ổn định và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
ngày càng cao tạo cho các mục tiêu khác cùng phát triển.
Kinh doanh phải có hiêu quả, từ đó có khả năng tái đầu tư để phát triển và phát huy tốt vai trò
trong nền kinh tế, đóng góp đầy đủ cho ngân sách nhà nước, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Dự án sẽ được thực hiện một phần bởi nhà đầu tư và một số phần sẽ do các nhà thầu bên ngoài
đảm nhận dưới sự giám sát chặc chẽ của chủ đầu tư nhằm đảm bảo dự án được hoàn thành tốt
nhất.
Mục tiêu lâu dài:
Trang trại dế phát triển mạnh về quy mô và chất lượng sản phẩm, cung cấp dế thương phẩm và
dế giống ra thị trường, có đóng góp lớn vào việc phát triển nghề nuôi dế thương phẩm ở Việt
Nam, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân. Tạo việc làm cho khoảng 100 đến 1 0
lao động, doanh thu khoảng 10 đến 1 tỷ mỗi năm, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 3 đến tỷ
đồng.
Mục tiêu xã hội:
Trại dế Anh Thư sẽ tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở mức trung bình khá cho khoảng
33 lao động, tạo ra một hướng đầu tư sản xuất mới góp phần chung vào công cuộc xóa đói giảm
nghèo của Đảng và Chính phủ cho bà con nông dân.
1.5 Sản phẩm bàn giao của dự án
- Các thủ tục hành chính cần thiết bao gồm
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp Tư Nhân Anh Thư
Giấy phép xây dựng dự án
Giấy phép thành lập kinh tế trang trại
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy mua bán điện
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Anh Thư
11
DỰ ÁN TRANG TRẠI DẾ ANH THƯ
Giấy phép kinh doanh nhà hàng
Giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy
- Một trại nuôi được trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ và con giống.
- Một nhà hàng có sức chứa 100 khách, được trang bị bàn ghế, chén, đĩa, và các vật dụng cần
thiết cho khâu chế biến
- Một nhà trưng bày được bố trí các tủ trưng bày cho mọi người tham quan, tìm hiểu quy trình
nuôi dế và văn phòng làm việc với các thiết bị, nội thất đầy đủ.
- Một nhà kho và cũng là nơi sơ chế đóng gói sản phẩm được trang bị các dụng cụ sơ chế, đóng
gói và tủ trữ đông có khả nằng lưu trữ 300 Kilogram dế thương phẩm.
- Nhân viên các vị trí sản xuất, kinh doanh được tuyển dụng và đào tạo đủ kiến thức và khả năng
hoàn thành tốt công việc.
1.6 Giả định của dự án
Dự án được thực hiện dựa trên sự hiểu biết và tìm hiểu nghiên cứu của người thực hiện. Do đó,
sẽ có một số vấn đề chỉ nằm trên việc giả định do được thực hiện trên cơ sở lý thuyết. Đây cũng
là mặt hạn chế và thiếu sót của dự án. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, người thực
hiện sẽ lưu ý để tìm giải pháp tối ưu nhất.
Một số yếu tố giả định trong dự án:
- Diện tích toàn khu vực 2000m2
, trong đó mặt bằng xây dựng 1000m2
bao gồm khu trại nuôi
700m2
, nhà hàng 200m2
, nhà trưng bày & văn phòng 40m2
, khu sơ chế + kho 30m2
, bếp 20m2
và nhà vệ sinh 20m2
, mặt bằng đã được san lắp hoàn thiện trước khi đưa vào xây dựng.
- Quá trình xin cấp phép, thủ tục hành chính không gặp khó khăn, thời gian hoàn tất thủ tục đúng
theo kỳ hạn nhà nước quy định. Không có bất kỳ khoản chi ngoài nào trong quá trình thực hiện
xin giấy phép.
- Trong thời gian xây dựng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hoặc các yếu tố khác trong quá trình
thực hiện để thời gian hoàn thành dự án đúng theo tiến độ tính toán của người thực hiện.
- Vốn đầu tư vào dự án giả định 50% vốn tự có với suất sinh lời bằng lãi suất huy động vốn của
ngân hàng là 14%/ năm và 0% vốn vay ngân hàng với mức lãi xuất 20%. Ngân hàng mà doanh
nghiệp quyết định vay 50% vốn đầu tư dự án là ngân hàng Vietcombank. Qua tìm hiểu các ngân
hàng có uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh, ngân hàng Vietcombank có lãi suất cho vay 20% là
mức lãi suất hấp dẫn nhất trong các ngân hàng, cùng với việc đảm bảo lãi suất cố định trong thời
hạn vay, thủ tục nhanh chóng và thuận tiện. Vì vậy, chủ doanh nghiệp quyết định chọn
Vietcombank là ngân hàng sẽ hỗ nguồn vốn cho doanh nghiệp trong dự án này.
- Giả định trong suốt thời gian hoạt động của dự án lãi suất ngân hàng không thay đổi.
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Anh Thư
12
DỰ ÁN TRANG TRẠI DẾ ANH THƯ
- Giả định dự án có độ dài năm, sau năm hoạt động sẽ thanh lý toàn bộ dự án và thu về 100%
vốn đầu tư ban đầu.
- Vốn lưu động đầu kỳ bằng 2 tháng chi phí cố định và chi phí biến đổi, đây là số tiền mà doanh
nghiệp cần để bắt đầu hoạt động. Vốn lưu động các năm sau đó bằng 10% doanh thu từng năm.
- Vốn được tính một lần ở đầu kỳ của dự án và trong suốt 0 năm thực hiện dự án, chủ đầu tư
không thêm vốn.
- Dự án được khấu hao theo đường thẳng trong 0 năm.
- Vốn lưu động của năm thứ được giải ngân 100%.
1.7 Giới hạn dự án
Bao gồm:
Diện tích dự án thực hiện 2000m2 với việc hoàn thành tất cả các hạn mục bao gồm:
- Xây dựng mới một trại nuôi trên diện tích 700 m2
được xây dựng theo tiêu chuẩn của mô hình
nuôi dế công nghiệp, có đầy đủ các dụng cụ như thùng nuôi, máng ăn, máng uống, vệ sinh và các
vật dụng cho việc nuôi dế.
- Một nhà sơ chế, đóng gói và lưu trữ trên diện tích 30m2
với các dụng cụ cần thiết như bàn, ghế,
hệ thống nước, cân, máy ép chân không, tủ đông,.. ngoài ra nhân viên chế biến được trang bị đầy
đủ vật dụng cần thiết ( bao tay, giầy ủng, quần áo bảo hộ, chụp tóc, khẩu trang ) nhằm đảm bảo
vệ sinh trong khâu chế biến.
- Một nhà hàng được xây dựng trên nền đất 200m2
, thiết kế đơn giản gần gũi với thiên nhiên, nền
gạch tàu và mái lợp lá dừa, được trang bị thêm quạt, bàn ghế cho thực khách ngồi thưởng thức.
Khu ẩm thực được bố trí 15 bộ bàn ghế và có khả năng phục vụ khoảng 100 khách một lúc.
- Một nhà trưng bày kết hợp với văn phòng 40m2
được trưng bày các tủ kính nuôi dế để khách
tham quan có thể tìm hiểu quy trình hình thành và phát triển của dế. Kết hợp với văn phòng làm
việc của quản lý và chủ doanh nghiệp.
- Một giếng nước phục vụ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ lúc triển khai dự án đến
lúc vận hành sản xuất.
- Khu vực bếp dùng cho việc chế biến thức ăn phục vụ cho khách hàng tại nhà hàng.
- Khu vực nhà vệ sinh phục vụ cho du khách và nhân viên của doanh nghiệp.
- Một sân để xe được bố trí cây xanh với diện tích gần 1000m2
để phục vụ các đoàn tham quan
ghé thăm trang trại.
- Trang bị toàn bộ trang thiết bị cần thiết cho các bộ phận.
- Nhân sự được tuyển chọn và đào tạo các kiến thức cho từng vị trí tuyển dụng.
Không bao gồm:
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Anh Thư
13
DỰ ÁN TRANG TRẠI DẾ ANH THƯ
Dự án không bao gồm:
- Quy trình in ấn, sản xuất bao bì cho sản phẩm
- Ngân sách dự án là: 2,5 tỷ đồng.
Bao gồm các khoản chi dự kiến về:
- Chi phí thực hiện các thủ tục hành chính
- Xây dựng và hoàn thiện các khu vực chăn nuôi, kinh doanh
- Chi phí khoan giếng
- Chi phí lắp đặt các thiết bị cần thiết cho từng khu vực
Lịch trình
Đảm bảo tiến độ dự án hoàn thành và đưa vào vận hành sản xuất sau 08 – 10 tháng.
- Thủ tục hành chính:
- Khoan giếng:
- Xây dựng:
- Hoàn thiện:
- Lắp đặt – nuôi thử
- Tuyển dụng – vận hành thử:
Chất lượng
- Đạt tiêu chuẩn chất lượng xây dựng.
- Đạt tiêu chuẩn An toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Tổng quan thị trường
2.1 Dung lượng – Độ lớn thị trường
Tiềm năng thị trường
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.123.340
người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.42 .92
người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.41 người chiếm 1,9% . Dân số thành phố tăng nhanh, trong
10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2,086.18 người, bình quân tăng gần 209.000
người/năm, tốc độ tăng 3, 3%/năm, chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10
năm. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là thành phố có mức dân cư đông nhất
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Anh Thư
14
DỰ ÁN TRANG TRẠI DẾ ANH THƯ
Việt Nam. Sự phân bố dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều ngay cả các quận nội ô.
Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân
của cả Việt Nam. Nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do những tác động của nền kinh
tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản
xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ ở các quận nội ô với các huyện ở ngoại thành.4
Theo cuộc khảo sát toàn cầu của MasterCard về những ưu tiên trong chi tiêu được thực hiện tại
24 quốc gia thuộc ba khu vực: châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi. Hơn 10.000
người tham gia. Kết quả cho thấy Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á về ưu tiên ăn uống và giải
trí với 89%.5 ua kết quả trên ta có thể thấy được ăn uống và giải trí là những ưu tiên hàng đầu
của người tiêu dùng và với chỉ số bền vững cao vì vậy càng ít có khả năng cắt giảm chi tiêu trong
trường hợp có những diễn biến không mong đợi xảy ra.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu tâm lý - hành vi người tiêu dùng của người dân TPHCM mới
nhất do Báo Sài Gòn Tiếp Thị thực hiện cho thấy, chi phí trung bình hộ gia đình tại TPHCM cho
thực phẩm cao nhất, chiếm 34,3% tổng thu nhập. So với các nước giàu, tỷ lệ chi cho thực phẩm
chỉ từ 1 %-20%, trong khi tại Việt Nam là rất cao, gần như gấp đôi. Đây là cơ hội phát triển của
các ngành hàng thực phẩm, ăn uống tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Ngày nay, nhu cầu của người dân ngày càng đòi hỏi cao. Họ không những chú trọng đến các loại
thức ăn ngon bổ dưỡng , mà bên cạnh đó còn có tác dụng giúp bồi bổ cơ thể, phòng bệnh. Xu
hướng sử dụng các loại sản phẩm từ tự nhiên ngày một cao. Và côn trùng là một loại thực phẩm
có thể đáp ứng được các nhu cầu này. Côn trùng giàu dinh dưỡng, dễ nuôi và mùi vị các món hấp
dẫn, có thể trở thành nguồn thực phẩm đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong tương lai.
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số, năng suất nông nghiệp bước vào giai đoạn bão hòa
và những diễn biến thất thường của khí hậu, thời tiết, con người đang đứng trước những thử
thách rất lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực.
Để duy trì cuộc sống, theo nhiều chuyên gia, rất có thể trong tương lai con người phải dựa vào
nguồn thực phẩm là… côn trùng.
Dế, kiến, châu chấu, bò cạp... là thực đơn mới và tỏ ra có khả năng cạnh tranh cao với những
món ăn đặc sản truyền thống. Liệu chúng có thể thay thế và cung cấp cho chúng ta những dưỡng
chất cần thiết và có thể là nguồn thực phẩm chống đói như FAO đã tuyên bố?
Rất nghiêm túc, các chuyên gia của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO) cho rằng côn trùng có
thể là một nguồn thực phẩm quý giá trong giai đoạn khủng hoảng (hạn hán, đói kém...). Chỉ cần
làm quen dần hoặc là “tổng hợp hóa” một kiểu ẩm thực có mặt trên khắp thế giới đã từ rất lâu.
Theo một số báo cáo tại một Hội nghị diễn ra tại Chiang Mai (Thái Lan), có sự tham gia của gần
ba mươi nhà khoa học của 1 quốc gia, thì việc sử dụng côn trùng như nguồn thực phẩm cứu đói
tỏ ra rất thuyết phục bởi lẽ, có rất nhiều dân tộc từ hàng trăm năm trước có thực đơn côn trùng
trong bữa ăn hàng ngày (Peru, Nam Phi, Thái Lan, Indonesia, Trung uốc, Úc, Nhật, Mexico).