Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan niệm của nho giáo về gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình việt nam hiện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Quan niệm của Nho giáo về gia đình và ý
nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình
Việt Nam hiện nay
Đặng Thị Hồng Hạnh
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS. ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Lan
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tìm hiểu một cách có hệ thống quan niệm Nho giáo về gia đình. Phân tích
nội dung của quan niệm đó để thấy được những giá trị và hạn chế của nó. Đánh giá
những ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo đối với gia đình truyền thống Việt Nam
trong lịch sử. Từ đó chỉ ra được ý nghĩa của việc phát huy tính tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình Việt
Nam hiện nay.
Keywords. Triết học phương Đông; Nho giáo; Gia đình; Việt Nam
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức được giai cấp phong kiến Trung Quốc lấy
làm hệ tư tưởng thống trị. Khi du nhập vào Việt Nam, Nho giáo cũng được giai cấp phong
kiến Việt Nam sử dụng làm hệ tư tưởng thống trị và có ảnh hưởng to lớn, lâu dài đến mọi mặt
đời sống của dân tộc ta. Trong đó, quan niệm và khuôn mẫu của Nho giáo về gia đình với
những yêu cầu chặt chẽ về đạo đức thực sự có tác dụng xây dựng và giữ gìn nền nếp của các
gia đình, dòng họ, góp phần ổn định trật tự xã hội và định hướng lý tưởng cho hành động của
mỗi cá nhân.
Tuy nhiên, trong gần một thế kỷ trở lại đây, sự thâm nhập của chủ nghĩa đế quốc và của nền
văn minh công nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến gia đình truyền thống, làm thay đổi sâu sắc
nhận thức và thái độ ứng xử của mỗi con người về gia đình. Những nhà cách tân Trung Quốc,
Nhật Bản, Việt Nam bắt đầu lên án những điều không hợp lý, thiếu nhân đạo trong các quan hệ
gia đình kiểu Nho giáo. Ở Trung Quốc, Đàm Tự Đồng, Khang Hữu Vi đã từng nhiều lần lên án
sự bất bình đẳng trong đạo lý “luân thường” của Nho giáo. Lỗ Tấn là người lên tiếng mạnh
nhất đối với cái đạo lý trong gia đình Nho giáo. Ông coi chủ trương “vô cải” của Nho giáo (3
năm không thay đổi đạo cha) là “căn bệnh làm cho con cái thụt lùi”. Ở Việt Nam, sau khi Pháp
xoá bỏ chế độ khoa cử Nho học năm 1919, đặc biệt là từ sau Cách mạng tháng Tám, Nho giáo
đã bị đánh đổ cùng với cơ sở chính trị - xã hội của xã hội cũ, thì quan niệm về gia đình theo
Nho giáo không còn điều kiện thuận lợi để tồn tại trước sức tiến công của chế độ mới và quan
niệm mới xã hội chủ nghĩa về gia đình.