Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan niệm của người Tày Bắc Kạn về sự sống và cái chết
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
261.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1732

Quan niệm của người Tày Bắc Kạn về sự sống và cái chết

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lương Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 23 - 28

23

QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI TÀY BẮC KẠN VỀ SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT

Lương Thị Hạnh*

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Sự sống được bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Tận cùng của sự sống là gì? Chúng ta sẽ gặp điều

gì sau khi chết đi? Những cuộc tranh luận về vấn đề này từ hàng ngàn năm nay vẫn không dứt. Các

dân tộc và tôn giáo khác nhau đều có những giả thuyết, kiến giải riêng biệt đối với vấn đề này.

Quan điểm về sự sống và cái chết của Đạo giáo là sự dung hòa với lý luận trường sinh của đạo

Thần tiên nên đã nảy sinh ra quan điểm sự sống vĩnh hằng, đắc đạo thành tiên, trường sinh bất tử.

Trong khi quan điểm của Nho giáo là coi trọng giá trị cuộc sống, né tránh những sự việc xảy ra

đến với con người sau khi chết. Nho giáo cũng cho rằng cái chết là điều mà loài người không thể

kháng cự được. Theo quan niệm của Phật giáo, căn cứ vào lý luận “hành vi thiện ác khi còn sống

sẽ quyết định con người được sống ở đâu sau khi chết” được gọi là Nhân quả báo ứng,…

Từ khóa: Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo, Trường sinh bất tử, Nhân quả báo ứng…

VÀI NÉT KHÁI QUÁT*

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm

2009, người Tày ở Việt Nam có dân số

1.626.392 người, là dân tộc có số dân đứng

thứ 2 sau dân tộc Kinh (73,594 triệu người,

chiếm 85,7%) và có số dân đông nhất trong

các dân tộc thiểu số ở nước ta. Người Tày có

mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố và cư trú tập

trung nhất tại một số tỉnh vùng Đông Bắc,

trong đó có Bắc Kạn (155.510 người chiếm

52,9% dân số toàn tỉnh và 9,6% tổng số người

Tày ở Việt Nam).

Từ trước tới nay, các vấn đề liên quan đến cõi

sống, cõi chết của Đạo giáo, Nho giáo, Phật

giáo; các vấn đề về tín ngưỡng dân gian của

người Tày ở Việt Nam nói chung, Bắc Kạn

nói riêng đều đã ít nhiều được giới thiệu trong

các công trình về các dân tộc Tày, Nùng hoặc

văn hóa các dân tộc Tày, Nùng, Thái. Trong

khuôn khổ của bài biết, tác giả chỉ xin sơ lược

điểm qua một vài công trình sau:

Trước hết phải kể đến cuốn sách Sơ lược giới

thiệu các nhóm Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam

của Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn [3]; Văn

hóa Tày - Nùng của các tác giả Lã Văn Lô,

Hà Văn Thư [4]; Tiếp đến phải kể đến cuốn

sách Các dân tộc Tày – Nùng ở Việt Nam [1]

do tập thể các cán bộ của Viện Dân tộc học

* Tel: 0914 892999, Email: [email protected]

thực hiện cũng đã dành một chương giới thiệu

về tín ngưỡng của người Tày, Nùng (chương

VI từ tr.228 đến tr.254); Hôn nhân và gia

đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam

của tác giả Đỗ Thúy Bình; Đạo giáo sinh tử

kỳ thư của Tống Đạo Nguyên [5]; Tín ngưỡng

dân gian Tày, Nùng của tác giả Nguyễn Thị

Yên [6];... Nhìn chung, các ấn phẩm nêu trên,

thực sự là những công trình nghiên cứu khá

đầy đủ về xã hội, con người và văn hoá của

hai dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam nói chung.

Các vấn đề trong đời sống xã hội được đề cập

khá đa dạng, điểm đáng chú ý nhất của các

công trình này là nguồn tư liệu thực địa khá

phong phú, trong đó các tác giả đã đề cập một

cách ngắn gọn, súc tích các vấn đề liên quan:

tín ngưỡng dân gian bản địa; các tín ngưỡng

du nhập; quan niệm về cái chết; nghi lễ và tín

ngưỡng liên quan đến sản xuất của người Tày,

Nùng. Tuy nhiên nhiều đặc trưng văn hoá

trong tín ngưỡng dân gian của người Tày Bắc

Kạn như quan niệm về cõi sống, cõi chết thì

chưa được các tác giả phân biệt rõ theo từng

nhóm địa phương khác nhau. Chính vì vậy,

việc tiến hành nghiên cứu tìm hiểu những

quan niệm về cõi sống, cõi chết trong tín

ngưỡng dân gian của người Tày Bắc Kạn theo

tôi sẽ là một việc làm cần thiết để đóng góp

thực tế cho việc nghiên cứu văn hóa Tày ở

Việt Nam nói chung và người Tày ở Bắc Kạn

nói riêng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!