Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan niệm của Nguyễn Du về cuộc đời và thân phận con người
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Quan niệm của Nguyễn Du về cuộc đời và thân phận con người
Nguyễn Du đã xuất phát từ quan niệm “đời là bể khổ” để đi đến những nhận định về nhân
sinh trên nền tảng tâm thế Việt – lấy tình cảm, tình yêu thương làm chỗ dựa. Đối với ông,
một mặt, sự đối lập giữa tài năng và số phận (luật" “tài mệnh tương đố”) là sự bất công cơ
bản và lớn nhất; mặt khác, con người vẫn có thể cải hoá được số phận nếu nỗ lực tu tâm,
hành thiện. Quan niệm về số phận con người là sự cụ thể hoá nhân sinh quan ấy. Nguyễn
Du cho rằng, thân phận mỗi người là sự tồn tại theo duyên cảnh, là tất nhiên và mang tính
tiền định. Khi xem xét thân phận con người, Nguyễn Du đặc biệt chú ý đến người tài và phụ
nữ. Quan niệm về cuộc đời và thân phận con người của Nguyễn Du đã góp một sắc thái đặc
biệt trong nền triết lý nhân sinh Việt Nam.
Hai trăm năm nay, Nguyễn Du được mọi thế hệ người Việt Nam biết tới trước hết như một
đại thi hào dân tộc với tác phẩm thơ bất hủ Đoạn trường tân thanh, còn gọi là Truyện Kiều.
Các giá trị văn học, nghệ thuật, tư tưởng trong tác phẩm của ông đã được nhiều thế hệ các
nhà nghiên cứu quan tâm, phát hiện khiến cho chúng ta ngày càng hiểu biết hơn về chiều
sâu, bề rộng và tầm xa của tư tưởng Nguyễn Du. Nhưng dường như các nghiên cứu đó vẫn
chưa thoả mãn nhu cầu người đọc và chưa khai thác hết chiều kích các giá trị được truyền
tải trong tác phẩm của Nguyễn Du bởi tính cập nhật của các vấn đề xã hội, tư tưởng, nghệ
thuật mà ông đặt ra qua các tác phẩm của mình. Bài viết tìm hiểu quan niệm của Nguyễn
Du về cuộc đời và thân phận con người trên phương diện triết học với mong muốn cung cấp
cho bạn đọc một quan niệm nhân sinh đặc sắc của đại thi hào.
1. Quan niệm về cuộc đời
Quan niệm của Nguyễn Du về cuộc đời chịu nhiều ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo
và Lão giáo. Trải qua nhiều biến cố dồn dập của cuộc sống, cuộc đời trôi dạt nhiều nơi, tận
mắt chứng kiến những sự kiện vật đổi sao dời, những cảnh đời thương tâm, ngang trái…,
Nguyễn Du thấm thía triết lý của đạo Phật coi cuộc đời là vô thường. Ông nhìn cuộc đời
bằng con mắt của một nhà nhân đạo chủ nghĩa, yêu thương, xót xa cho thân phận con
người:
“Cuộc đời trăm năm biết bao nhiêu chuyện thương tâm”(1).
Câu thơ nặng trĩu nỗi niềm xúc cảm của nhà thơ. Xúc cảm ấy trong mạch văn ấy biểu lộ nỗi
đau đời khôn nguôi, nỗi thương đời vô hạn do chính cảm nhận chân thực của nhà thơ về
cuộc đời, nên có sức mạnh truyền cảm, lan toả đến muôn đời sau. Chính vì thế, mệnh đề
triết lý Nguyễn Du nêu lên, tuy không mới so với triết lý “đời là bể khổ” của Phật giáo,
nhưng lại tạo ra một hiệu quả, một sự tương thông trong cộng đồng những người cùng ngôn
ngữ, cùng bối cảnh văn hoá với ông. Hơn nữa, câu thơ của Nguyễn Du còn cho thấy tâm thế
khái quát sự vật, khái quát cuộc đời của ông. Ông không phải là người ngoài cuộc trong
cuộc đời đầy rẫy những bi ai này. Những nỗi đau đời của người khác cũng là nỗi đau đời của
chính Nguyễn Du. Ông là người quan sát, người đồng cảm, người cùng chia sẻ, người trong
cuộc. Cái tâm thương cảm, đồng cảm, chia sẻ của Nguyễn Du đã khiến cho triết lý cuộc đời
của ông tràn đầy chủ nghĩa nhân văn. Do vậy, Nguyễn Du được thừa nhận là đại diện cho
tiếng nói của quảng đại người dân, bởi thơ ông thấm nhuần hơi thở của nhân dân, phản ánh