Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan niệm của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ / Nguyễn Thị Thanh Huệ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
{ .. ;.,,,�- ·/ ''.���;��t:l��;�i;(i;;;J��:);,;i:..
NGHIEN,,CffiJ<KHQA1HQC; CUA;SlNH'VlEN
\. \/ .' \ __ ·\·-:�-:�:_·.<··-·:�(::""/ / }c,_'··, ... ,,.1;, ···::>,',1\!'.,
.,�--
-�.· .t:' i��l-:::::�:,-
-_""· ··,�·::,�·
'
\
. \THANl.GIA:XET:GIArTHUONG,i\•:\· ,. ··. '''. ., ... ,'..\'\;,\i l t::
i
MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG.........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1
2. Ý nghĩa thực tiễn.........................................................................................................2
3. Điểm lại thư tịch..........................................................................................................2
3.1. Một số bài viết mang tính chất khái quát về bình đẳng giới ở Việt Nam.......2
3.2. Một số công trình liên quan tới đề tài................................................................4
4. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................9
4.1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................................9
4.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................9
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..........................................................................9
5.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................9
5.2. Khách thể nghiên cứu..........................................................................................9
6. Địa bàn nghiên cứu.....................................................................................................9
7. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................9
8. Phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu......................................................................10
8.1. Loại hình nghiên cứu.........................................................................................10
8.2. Phương pháp thu thập thông tin......................................................................10
8.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sẵn có ...............................................10
8.4. Phương pháp xử lý thông tin............................................................................10
8.5. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................................10
9. Cơ sở lý luận..............................................................................................................10
9.1. Định nghĩa một số khái niệm............................................................................11
9.1.1. Nội trợ ..........................................................................................................11
9.1.2. Quan niệm ...................................................................................................11
ii
9.1.3. Giới trẻ .........................................................................................................11
9.1.4. Giới và Giới tính .........................................................................................11
9.1.5. Định kiến giới và Bình đẳng giới...............................................................11
9.1.6. Sản xuất và Tái sản xuất ............................................................................12
9.2. Một số lý thuyết áp dụng...................................................................................12
9.2.1. Lý thuyết về biến đổi xã hội.......................................................................12
9.2.2. Lý thuyết xã hội hoá về giới.......................................................................13
9.2.3. Lý thuyết sinh vật học xã hội.....................................................................14
10. Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................................14
11. Mô hình phân tích.....................................................................................................15
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................16
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU...................................16
1.1. Giới tính .....................................................................................................................16
1.2. Nhóm tuổi ..................................................................................................................16
1.3. Trình độ học vấn.......................................................................................................17
1.4. Nghề nghiệp...............................................................................................................17
1.5. Quê quán....................................................................................................................18
1.6. Tình trạng hôn nhân.................................................................................................18
1.7. Người làm nội trợ chính trong gia đình..................................................................19
CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG VIỆC NỘI TRỢ QUA CÁI NHÌN CỦA
GIỚI TRẺ............................................................................................................................20
2.1. Khái niệm của giới trẻ về công việc nội trợ............................................................20
2.2. Phân công công việc nội trợ .....................................................................................23
2.3. Đặc điểm công việc nội trợ.......................................................................................25
iii
CHƯƠNG 3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN NIỆM CỦA GIỚI
TRẺ TẠI TP. HCM VỀ HIỆN TƯỢNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG LÀM NỘI TRỢ...........32
3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm của giới trẻ tại Tp. HCM về hiện
tượng người đàn ông làm nội trợ ......................................................................................32
3.2. Các kênh thông tin về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ được giới trẻ
biết đến.................................................................................................................................34
CHƯƠNG 4. HIỆN TƯỢNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG LÀM NỘI TRỢ THEO QUAN
NIỆM CỦA GIỚI TRẺVÀ MÔ HÌNH GIA ĐÌNH MONG ĐỢI TRONG TƯƠNG
LAI.......................................................................................................................................35
4.1. Mức độ ủng hộ của giới trẻ về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ................35
4.2. Mức độ đồng ý của giới trẻ với các nhận định liên quan đến hiện tượng
người đàn ông làm nội trợ .................................................................................................39
4.3. Mô hình gia đình lý tưởng trong tương lai.............................................................47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................48
5.1. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................................................48
5.2. Kết luận......................................................................................................................49
5.3. Kiến nghị và hạn chế ................................................................................................50
5.3.1. Kiến nghị ............................................................................................................50
5.3.2. Hạn chế ...............................................................................................................51
PHẦN III: PHỤ ĐÍNH.......................................................................................................51
1. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................51
2. PHỤ ĐÍNH.................................................................................................................53
2.1. MỘT SỐ BẢNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................53
2.2. BẢN HỎI............................................................................................................89
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Nhận định đặc điểm công việc nội trợ.
Bảng 2: Mức độ ủng hộ đàn ông trong gia đình làm nội trợ của giới trẻ theo giới tính,
nghề nghiệp.
Bảng 3: Mức độ ủng hộ hiện tượng đàn ông làm nội trợ theo giới tính.
Bảng 4: Mối tương quan giữa mức độ ủng hộ đàn ông làm nội trợ trong gia đình với
mức độ ủng hộ hiện tượng đàn ông làm nội trợ.
Bảng 5: Ma trận phân tích về các thành tố chính về mức độ đồng ý với các quan niệm
liên quan hiện tượng đàn ông làm nội trợ.
Bảng 6: Quan niệm của giới trẻ về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ theo giới
tính
Bảng 7: Quan niệm của giới trẻ về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ theo trình độ
học vấn
Bảng 8: Quan niệm của giới trẻ về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ theo nghề
nghiệp
Bảng 9: Quan niệm của giới trẻ về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ theo tình
trạng hôn nhân
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Giới tính
Biểu đồ 2: Nhóm tuổi
Biểu đồ 3: Trình độ học vấn
Biểu đồ 4: Nghề nghiệp
Biểu đồ 5: Quê quán
Biểu đồ 6: Tình trạng hôn nhân
Biểu đồ 7: Nội trợ chính
Biểu đồ 8: Định nghĩa của giới trẻ về công việc nội trợ
Biểu đồ 9: Phân công công việc nội trợ
Biểu đồ 10:Yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm của giới trẻ về hiện tượng đàn ông làm
nội trợ
Biểu đồ 11: Các kênh truyền thông
Biểu đồ 12: Mức độ ủng hộ đàn ông trong gia đình làm nội trợ
Biểu đồ 13: Mức độ ủng hộ hiện tượng đàn ông làm nội trợ
v
Biểu đồ 14: Mô hình gia đình lý tưởng
TỪ VIẾT TẮT
1. CĐ-ĐH: Cao đẳng - Đại học
2. ĐTB: Điểm trung bình
3. CBCNV: Cán bộ công nhân viên
4. SV: Sinh viên
5. CN: Công nhân
6. Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
7. THPT: Trung học phổ thông
8. TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp
9. XHH: Xã hội học
1
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Hiện tượng bất bình đẳng giới trong lịch sử phát triển đã đòi hỏi nhân loại tiến
bộ phải thay đổi nhận thức và hành động. Bất bình đẳng giới là nguyên nhân của sự
đói nghèo, là rào cản chính đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Vì lẽ đó, vấn đề
bình đẳng giới là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong thập kỷ
vừa qua và được xác định là một trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ của toàn cầu. Trong
tình hình hiện nay, số lượng phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động xã hội ngoài gia
đình ngày càng gia tăng. Nhưng nói đến vai trò của người phụ nữ, người vợ trong gia
đình là nói đến vai trò chăm sóc con cái, đảm nhiệm công việc nội trợ… Khi người
phụ nữ phải đảm đương đồng thời hai vai trò chính: vai trò trong tổ chức xã hội chính
thức và vai trò trong gia đình, họ sẽ rơi vào tình trạng mâu thuẫn vai trò và rất cần sự
trợ giúp của người đàn ông/ người chồng. Nhiều người Việt Nam vẫn còn nhiều định
kiến về vấn đề này, xem đàn ông làm nội trợ là “bất tài”, là “quẩn quanh xó bếp”,
không thể hiện được nam tính. Nhưng cũng trong nhiều gia đình ngày hôm nay, người
đàn ông, người chồng đã tham gia vào công việc nội trợ. Bên cạnh đó, hình ảnh người
đàn ông làm nội trợ đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, ví dụ
như các gameshow trên truyền hình “Vào bếp là chuyện nhỏ”, “Hương vị cuộc sống”,
“Khi mẹ vắng nhà” hay phim “Mày râu làm vợ”… Phải chăng việc người đàn ông làm
nội trợ là biểu hiện của việc bình đẳng giới? Phải chăng có sự thay đổi về vai trò giới
giữa nam và nữ? Mặc dù tỉ lệ người chồng đảm nhận chính các công việc nội trợ thấp
hơn nhiều so với người vợ, nhưng xu hướng chia sẻ công việc này đang có xu hướng
tăng lên, nhất là ở khu vực thành phố. Chẳng hạn, hằng ngày ở thành phố Hà Nội có
22.25% người chồng chia sẻ công việc nấu ăn với người vợ, 13.3% người chồng đi
chợ mua thực phẩm, 32.6% người chồng giặt quần áo, 31.3% người chồng dọn dẹp
nhà cửa và tỉ lệ người chồng chia sẻ với người vợ đặc biệt cao trong các công việc như
chăm sóc con cái 74.85%, dạy bảo con là 83.4% (UBDSGĐTE Hà Nội, 2002).
Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh là một khu vực kinh tế năng động nhất cả
nước. Và giới trẻ - những người sẽ lập gia đình hoặc bắt đầu bước vào cuộc sống gia
đình có quan điểm, thái độ như thế nào về vai trò giới khi họ đang sống trong một
môi trường xã hội có nhiều biến chuyển (tác động của luật bình đẳng giới; các
2
phương tiện truyền thông đại chúng; di cư từ nông thôn lên thành thị; khủng hoảng
kinh tế; mô hình gia đình chồng đi làm, vợ ở nhà nội trợ đang dần thay đổi…).
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng việc tìm hiểu quan điểm và thái độ của
giới trẻ về hiện tượng người đàn ông nội trợ hiện nay là rất cần thiết.
2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài giúp có cái nhìn bao quát về thực trạng, quan điểm cũng như thái độ của
giới trẻ về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ tại Tp.HCM.
- Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của thanh niên về bình đẳng giới (phân
công công việc trong gia đình, giảm kì thị với người đàn ông làm nội trợ…).
- Cung cấp thông tin cho các nhà chính sách, giáo dục, nhà công tác xã hội,… để
họ có những hoạt động phù hợp góp phần xây dựng xã hội bình đẳng hơn về giới.
3. Điểm lại thư tịch
Những công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài nội trợ trong những thập niên
qua tuy chưa nhiều lắm nhưng cũng đã có một số công trình của các tác giả quốc tế và
trong nước đáng chú ý về những khía cạnh khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ điểm lại
trước hết là (a) một số bài viết mang tính chất khái quát về bình đẳng giới ở Việt
Nam, sau đó là (b) một số công trình liên quan tới đề tài.
3.1. Một số bài viết mang tính chất khái quát về bình đẳng giới ở Việt Nam
Bài viết “Thực trạng của vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam” của Ủy ban Quốc
gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam 08/03/2013 (http://reds.vn) đã nói lên một thực
trạng về bình đẳng giới ở Việt Nam như sau:
“Việt Nam đã có rất nhiều hành động nhằm giảm bớt sự kỳ thị và bất bình đẳng
giữa nam giới và nữ giới. Những hành động này thậm chí đã được thể chế hóa thành
chính sách nhà nước, thành văn bản luật, đơn cử như Luật bình đẳng giới được ban
hành năm 2006 và mới đây là Luật phòng chống bạo lực gia đình. Cũng không có
nhiều nước trên thế giới mà các hành động, biện pháp thực hiện bình đẳng giới được
đưa thành chương trình hoạt động cụ thể của từng tỉnh thành, từng địa phương… như
ở Việt Nam. Bên cạnh đó cũng còn những góc khuất. Ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ
trưởng Vụ bình đẳng giới (Bộ LĐTBXH) trong một lần phỏng vấn báo chí vào hồi
tháng 06/2008, nhân dịp Bộ phối hợp cùng Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy
3
Điển (SIDA) tổ chức diễn đàn “Bình đẳng giới và giảm nghèo bền vững”, cho biết
rằng nữ giới Việt Nam vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới, nạn ngược đãi
phụ nữ vẫn còn tồn tại ở một số nơi, đặc biệt là ở những vùng, những khu vực trình độ
dân trí chưa cao. Chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, vì vậy định kiến về
giới còn tồn tại trong xã hội Việt Nam, kể cả ở một số bộ phận cán bộ”.
Qua đây chúng tôi có thêm thông tin về tình hình VN từ đó đó nhìn nhận được
những hạn chế, khó khăn khi nghiên cứu đề tài.
Ngô Thị Hường trong bài “Vai trò của gia đình trong nhận thức và thực hiện
bình đẳng giới” (01/07/2013, http://www.moj.gov.vn) cũng phần nào đề cập thực
trạng của vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam:
“Vấn đề bình đẳng giới đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và được đánh
giá là một động lực và mục tiêu phát triển quốc gia. Các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong Luật Bình đẳng giới do
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm
2007. Bên cạnh đó, ngày 24 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết
định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2011 – 2020. Chiến lược có mục tiêu tổng quát là sự tham gia và thụ hưởng trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình
đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền
vững của đất nước. Mặc dù vậy, việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam còn đứng
trước không ít khó khăn, thách thức”. Ngoài ra, tác giả nhấn mạnh với thực trạng này,
để hạn chế khó khăn thách thức thực hiện tốt mục tiêu này nhằm phát triển đất nước
thì cần đến sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, gia đình đóng vai trò
quan trọng trong nhận thức và thực hiện bình đẳng giới. Vì gia đình là nơi định hình
các quan hệ giới, truyền tải những chuẩn mực về giới và quyết định những cơ hội cho
các thành viên gia đình. Gia đình là nơi đưa ra các quyết định cơ bản như: Số con, việc
nuôi dạy con, phân bố thời gian và nguồn lực sản xuất, tiêu dùng và đầu tư cho tương
lai… Thực tế cho thấy, gia đình có thể làm trầm trọng hơn định kiến giới hoặc có thể
làm dịu đi sự phân biệt giới.
4
Bài viết đã đem đến cho chúng tôi những cơ sở lý luận về việc lựa chọn đối
tượng nghiên cứu là giới trẻ, đồng thời qua đó hiểu được sự cần thiết, đóng góp của
nghiên cứu để cung cấp thêm thông tin, nhìn nhận vấn đề bình đẳng giới thông qua
thái độ của họ về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ để các nhà giáo dục, công tác
xã hội liên quan vấn đề gia đình có hoạt động hỗ trợ tốt hơn.
3.2. Một số công trình liên quan tới đề tài.
Phân công lao động theo giới trong gia đình
Trong bài viết “Vấn đề giới trong các nghiên cứu về gia đình”của Lê Ngọc Văn
(2005), có đoạn như sau:
“Tình trạng phân công lao động theo giới trong gia đình Việt Nam mang đậm
nét truyền thống cả ở khu vực nông thôn và thành thị. Phụ nữ vẫn là người đảm nhận
chính các công việc tái sản xuất trong gia đình, bao gồm công việc nội trợ, nuôi
dưỡng, chăm sóc con, chăm sóc người già, người ốm. Số liệu điều tra cơ bản
(ĐTCTNB) về gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ năm 1998
– 2000 cho thấy, trong gia đình có tới 77.9% người vợ đảm nhận chính việc nấu ăn,
86.9% phụ trách chính mua thực phẩm, 77.6% phụ trách giặt giũ quần áo, 43.3% chăm
sóc con, 28.6% chăm sóc người già, người ốm. Tỉ lệ người chồng làm các công việc
trên tương ứng là 2.1%; 2.3%; 1.9%; 2.3% và 3.7%”.
Tương tự, nghiên cứu của Vũ Tuấn Huy (1998): “90% phụ nữ được phỏng vấn
nói rằng họ thường xuyên làm các công việc như nấu ăn, mua thực phẩm, giặt giũ,
trong khi chỉ có khoảng 2% các ông chồng làm công việc này”.
Phân công lao động theo giới trong gia đình còn được thể hiện qua lao động của
người chồng, thường tập trung nhiều hơn vào những công việc trực tiếp tạo ra thu nhập
bằng tiền. Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu khoa học Gia đình và Phụ nữ (1996)
tại nông thôn đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ cho thấy trong 3 khu vực chính
sử dụng lao động gia đình là công việc nhà, sản xuất tiêu dùng và sản xuất để trao đổi
thì các lao động nữ trong các gia đình nông thôn chủ yếu tập trung ở khu vực thứ nhất
và khu vực thứ hai, còn lao động nam tập trung nhiều hơn ở khu vực thứ ba. Ở đồng
5
bằng Bắc bộ, nam giới hầu như thoát ly khỏi nông nghiệp, chuyển sang hoạt động phi
nông nghiệp tại địa phương hoặc ngoài địa phương.
Lý giải nguyên nhân chủ yếu của tình trang phân công lao động theo giới vẫn
còn khá phổ biến trong gia đình, các tác giả cho rằng “vai trò truyền thống về giới vẫn
chưa thay đổi được bao nhiêu” (Desai, 1995); theo quan niệm truyền thống thì “con
gái thường làm việc nhà nhiều hơn con trai” và “nam giới là trụ cột kinh tế, là người
kiếm cơm chính nuôi các thành viên trong gia đình” (Đỗ Thị Bình, 2004) và trong ý
thức cộng đồng vẫn còn quan niệm có những việc dành riêng cho phụ nữ và nam giới.
Điều này chứng tỏ “người đàn ông cũng như người phụ nữ chưa có sự chuyển biến
quan niệm truyền thống về nghề nghiệp. Vai trò giới không chỉ bị chi phối bởi đặc
điểm tính chất công việc mà cái chính còn bị chi phối mạnh mẽ bởi những định kiến
nghề nghiệp” (Lê Tiểu La, 2004).
Mặc dù tỉ lệ người chồng đảm nhận chính các công việc nội trợ gia đình thấp
hơn nhiều so với người vợ, nhưng xu hướng chia sẻ công việc này đang có xu hướng
tăng lên, nhất là ở khu vực thành phố. Chẳng hạn, hằng ngày ở thành phố Hà Nội có
22.25% người chồng chia sẻ công việc nấu ăn với người vợ, 13.3% người chồng đi
chợ mua thực phẩm, 32.6% người chồng giặt quần áo, 31.3% người chồng dọn dẹp
nhà cửa và tỉ lệ người chồng chia sẻ với người vợ đặc biệt cao trong các công việc như
chăm sóc con cái 74.85%, dạy bảo con là 83.4% (UBDSGĐTE Hà Nội, 2002).
Một số tác giả cho thấy đây là những biến đổi tích cực và nguyên nhân của
những biến đổi này một mặt do những thay đổi về nhận thức, trình độ văn hóa của cặp
vợ chồng, thay đổi vai trò kinh tế của người phụ nữ trong gia đình (Đỗ Thị Bình,
2002); mặt khác do đời sống người dân được nâng cao trong những năm đổi mới nên
nhiều gia đình được trang bị những tiện nghi hiện đại như bếp ga, tủ lạnh, nồi cơm
điện, máy giặt, do vậy các công việc nhà trở nên nhẹ nhàng hơn, vì thế các thành viên
trong gia đình có thể dễ dàng làm những công việc này (Nguyễn Ninh Khiều, 2002).
Quá trình xã hội hóa về giới
Sự phân công lao động luôn được chúng ta quan tâm vì thể hiện sự bình đẳng
và công bằng ở mọi tầng lớp, lứa tuổi và giới tính. Và gia đình là một xã hội thu nhỏ,
phân công công việc trong gia đình cho các thành viên rất quan trọng vì điều này ảnh
6
hưởng trực tiếp đến tính cách, thái độ và nhận thức của mỗi cá nhân. Nhưng trong
“Quá trình xã hội hóa về giới ở trẻ em” của Nguyễn Xuân Nghĩa (2000), sự phân chia
lao động theo giới tính ở Việt Nam không rõ ràng. Tùy hoàn cảnh, có gia đình có
người phụ nữ làm công việc nặng nhọc hay có người đàn ông làm nội trợ. Trong quan
niệm truyền thống người Việt, ai cũng có thể nhận biết công việc nào của là của đàn
ông và công việc nào của phụ nữ trong nhiệm vụ sản xuất và tái sản xuất. Chế độ chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam chủ trương phân chia quyền lợi và nghĩa vụ công bằng cho
cả hai giới. Nam giới miền Bắc chịu ảnh hưởng chủ trương này nhiều hơn nam giới ở
các tỉnh phía Nam, có xu hướng giúp đỡ phụ nữ công việc nội trợ. Một tác động khác
là môi trường đô thị hóa, phụ nữ tham gia các công việc có thu nhập bên ngoài xã hội,
do đó người đàn ông phải chia sẻ công việc gia đình. Thực tế, hoàn cảnh cụ thể của
từng hộ gia đình chi phối việc phân chia lao động giữa các thành viên trong gia đình
(Nguyễn Xuân Nghĩa, 2000).
Đây là một bước chuyển biến về chức năng và vai trò của nam và nữ trong
công việc gia đình cụ thể là công việc nội trợ và mô hình gia đình trong tương lai đang
được xây dựng và đổi mới. Chúng ta sẽ tiến dần đến mô hình “gia đình cấu trúc cân
đối”, mô hình này không còn xa lạ gì với các nước Mỹ và phương Tây, đã xuất hiện
cách đây vài chục năm, nhưng với đất nước đang phát triển như Việt Nam khi được
tiếp cận dần với gia đình cấu trúc cân đối là điều đáng quan tâm. Hai nhà xã hội học
Anh M. Young và P. Will Mott đề cập rằng gia đình cấu trúc cân đối là gia đình cân
xứng, vai trò của người vợ và người chồng tương đương nhau, cùng góp phần vào việc
sắp xếp gia đình và kinh tế. Mô hình này chủ yếu phát triển nhờ 3 yếu tố sau:
- Chuyển vùng địa lý khi gia đình rời khỏi khu nội thành và vào ngoại ô để gia
đình gốc ở lại.
- Khuynh hướng gia đình ít con nhờ phương pháp ngừa thai cải tiến
- Nhiều phụ nữ lập gia đình đi làm xa nhà.
Hậu quả chủ yếu của sự thay đổi này là đàn ông dành thời gian ở nhà và góp
phần vào công việc nội trợ tăng lên để cả hai vợ chồng đều làm việc nhà và cùng chăm
sóc con cái (vai trò hôn nhân kết hợp) và dành thời gian cho bố mẹ, họ hàng hơn.
(Nguyễn Kiên Trường, 2006)
7
Báo cáo nghiên cứu về vấn đề nội trợ “Quan niệm về nội trợ gia đình của phụ
nữ và vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa phương tiện nội trợ” của Trần Thị Minh
Đức và Trần Hương Giang (20/11/2012 , http://gas.hoasen.edu.vn) đã cung cấp cái
nhìn bao quát về thực trạng làm việc nội trợ ngày nay. Đa số người được phỏng vấn
đều đồng tình rằng người đàn ông nên biết làm nội trợ nhưng trên thực tế thì phụ nữ
vẫn làm nội trợ nhiều hơn nam. Xã hội phát triển, các phương tiện nội trợ tiên tiến ra
đời thay thế dần công việc làm bằng sức lực tay chân, giúp người phụ nữ giảm nhẹ
lượng công việc nhà, nhưng chính vì các phương tiện nội trợ hiện đại lại khiến nam
giới ỷ lại hơn và không tích cực tham gia vào việc nội trợ. Cuối cùng người phụ nữ
vẫn phải gánh hết công việc nhà.
Phân công lao động nội trợ trong gia đình
Tiếp thu kiến thức tương đối về vấn đề bình đẳng giới và tình trạng, tầm quan
trọng của gia đình, không chỉ là đưa ra nhận định và mô tả, Vũ Tuấn Huy & Deborah
S Carr (2000) trong “Phân công lao động nội trợ trong gia đình” còn phân tích số liệu
và sử dụng lí thuyết khoa học để đem lại cái nhìn rõ ràng, cụ thể hơn về những nguyên
nhân, những biến đổi vai trò giới trong gia đình xưa và nay thông qua một lãnh vực là
nội trợ, tìm hiểu những yếu tố tác động đến vai trò người phụ nữ trong gia đình.
Tác giả sử dụng mô hình kinh tế vốn được sử dụng rộng rãi trong kinh tế học
với luận điểm cơ bản là người phụ nữ làm công việc nội trợ trong gia đình và nam
giới lao động kiếm tiền bên ngoài gia đình thì sẽ hợp lý hơn vì thu nhập của nam giới
thường cao hơn phụ nữ ở cùng công việc. Nếu người đàn ông làm công việc nội trợ
thay cho công việc trả lương thì thu nhập của gia đình sẽ bị giảm so với phụ nữ không
tham gia lực lượng lao động để đảm nhận các trách nhiệm gia đình. Từ đó, tác giả
kiểm soát các biến ảnh hưởng tiềm năng đến thu nhập của phụ nữ như học vấn nghề
nghiệp thông qua nguồn số liệu từ cuộc nghiên cứu đề tài cấp bộ “Biến đổi cơ cấu gia
đình và giới” được tiến hành 7/1997 tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Với dung lượng
mẫu là 500 hộ gia đình, trong đó chọn 200 hộ gia đình tại một phường của khu vực đô
thị và 300 hộ gia đình ở một xã thuộc khu vực nông thôn. Trong mỗi khu vực này có
một danh sách các hộ gia đình dựa trên đăng kí nhân khẩu được liệt kê và các hộ gia
đình được chọn ngẫu nhiên. Tác giả đưa ra năm mô hình thử nghiệm: Thứ nhất là mô
hình cơ bản bao gồm biến số nhân khẩu học là nhóm tuổi của phụ nữ với nhóm tuổi