Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
777

Quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

–––––––––––––––––––––––––––––

LÊ BẢO NGỌC

QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ

TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––––––––––

LÊ BẢO NGỌC

QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ

TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI VĂN HUYỀN

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học

độc lập của riêng tôi. Các số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận

văn là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong

các công trình nghiên cứu trước đó.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020

Tác giả

Lê Bảo Ngọc

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp

với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của

bản thân.

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn

thầy giáo PGS.TS. Bùi Văn Huyền, người thầy đã trực tiếp tận tình quan

tâm, chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.

Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi

những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô,

đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii

MỤC LỤC ........................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ viii

MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu.............................................................4

5. Kết cấu của luận văn...........................................................................................5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VÙNG

NGUYÊN LIỆU CHÈ ..........................................................................................6

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vùng nguyên liệu chè...............................................6

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................................6

1.1.2. Đặc điểm và tiêu chuẩn của vùng nguyên liệu chè......................................8

1.1.3. Vai trò của việc quản lý vùng nguyên liệu chè...........................................14

1.1.4. Nội dung công tác quản lý vùng nguyên liệu chè cấp huyện .....................20

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vùng nguyên liệu chè ........................23

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý vùng nguyên liệu chè..........................................26

1.2.1. Tình hình phát triển vùng nguyên liệu chè tại Việt Nam [2][10]...............26

1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý vùng nguyên liệu.......28

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với huyện Đại Từ trong quản lý vùng

nguyên liệu chè.....................................................................................................33

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................35

2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết ...................................................35

2.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................35

2.2.1. Cách tiếp cận...............................................................................................35

iv

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin...................................................................35

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin..................................................38

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.........................................................................38

2.3.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh về mức độ của hiện tượng ....................................38

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về biến động của hiện tượng ...............................39

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến công tác quản lý vùng nguyên liệu chè.........39

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU

CHÈ TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN.....................................40

3.1. Khái quát chung về huyện Đại Từ và vùng chè Đại Từ .................................40

3.1.1. Điều kiện tự nhiên [5].................................................................................40

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên [46].........42

3.2. Thực trạng quản lý vùng chè nguyên liệu tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

..............................................................................................................................50

3.2.1. Thực trạng công tác quy hoạch vùng nguyên liệu chè ...............................50

3.2.2. Thực trạng công tác xây dựng đề án, kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức thực

hiện các nội dung phát triển chè nguyên liệu (UBND huyện Đại Từ, 2015, 2016,

2017, 2018, 2019).................................................................................................54

3.2.3. Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên

liệu chè (UBND huyện Đại Từ, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019). ........................64

3.2.4. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nội dung phát triển vùng

nguyên liệu chè (UBND huyện Đại Từ, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019). ...........70

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Đại Từ,

tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................................72

3.3.1. Nhân tố khách quan ....................................................................................72

3.3.2. Nhân tố chủ quan ........................................................................................77

3.4. Đánh giá kết quả quản lý vùng chè nguyên liệu huyện Đại Từ, tỉnh Thái

Nguyên .................................................................................................................78

3.4.1. Những kết quả đạt được..............................................................................78

3.4.2. Hạn chế .......................................................................................................80

3.4.3. Nguyên nhân ...............................................................................................82

v

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG

TÁC QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ,

TỈNH THÁI NGUYÊN ......................................................................................85

4.1. Phương hướng và mục tiêu quản lý vùng chè nguyên liệu huyện Đại Từ ....85

4.1.1. Phương hướng quản lý vùng chè nguyên liệu huyện Đại Từ [8] ...............85

4.1.2. Mục tiêu quản lý vùng chè nguyên liệu huyện Đại Từ...............................86

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý vùng chè nguyên liệu tại huyện Đại Từ, tỉnh

Thái Nguyên .........................................................................................................87

4.2.1. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch ..............................................................87

4.2.2. Giải pháp về cơ chế, biện pháp hỗ trợ phát triển và nguồn vốn .................91

4.2.3. Giải pháp hỗ trợ các chủ thể tham gia phát triển vùng chè nguyên liệu ....95

4.2.4. Giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát....................................................98

4.3. Kiến nghị......................................................................................................100

4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước, Bộ Nông nghiệp & PTNT................................100

4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Thái Nguyên...................................................100

KẾT LUẬN .......................................................................................................101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................102

PHỤ LỤC ..........................................................................................................107

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 ATTP An toàn thực phẩm

2 BVTV Bảo vệ thực vật

3 HTX Hợp tác xã

4 KHKT Khoa học kỹ thuật

5 KTCB Kiến thiết cơ bản

6 PTNT Phát triển nông thôn

7 QTKD Quản trị kinh doanh

8 UBND Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Mức giá trị tới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong

đất trồng chè.................................................................................... 11

Bảng 1.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng ............... 11

Bảng 1.3: Xuất khẩu chè năm 2019 ................................................................ 16

Bảng 3.1: Kết quả Phân tích chất lượng chè xanh thành phẩm ở một số vùng

trồng chè.......................................................................................... 49

Bảng 3.2: Diện tích chè Đại Từ phân theo tuổi trước năm 2015.................... 56

Bảng 3.3: Diện tích chè cho thu hoạch của huyện Đại Từ so với các huyện

trồng chè trong tỉnh......................................................................... 58

Bảng 3.4: Diện tích chè của các hộ trồng chè qua các năm............................ 59

Bảng 3.5: Diện tích các giống chè tại các xã, thị trấn năm 2019.................... 60

Bảng 3.6: Sản lượng chè Đại Từ so với các huyện trồng chè trong tỉnh ........ 61

Bảng 3.7: Biến động sản lượng chè của các hộ gia đình qua các năm ........... 64

Bảng 3.8: Công tác đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tại huyện

Đại Từ ............................................................................................. 67

Bảng 3.9: Đánh giá về chế độ, chính sách của các hộ trồng chè .................... 69

Bảng 3.10: Việc thực hiện quy trình kỹ thuật của các hộ trồng chè ............... 71

Bảng 3.11: Kết quả phân loại đất trên địa bàn huyện Đại Từ......................... 73

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên ............................................. 40

Hình 3.2. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp huyện Đại Từ ............................ 42

Hình 3.3. Cơ cấu kinh tế huyện Đại Từ năm 2015 và năm 2019 ................... 43

Hình 3.4: Diện tích cho thu hoạch và sản lượng chè huyện Đại Từ............... 62

Hình 3.5: Năng suất chè huyện Đại Từ giai đoạn 2015 - 2019 ...................... 62

Hình 3.6.: Diện tích chè trồng mới của huyện Đại Từ giai đoạn 2015 – 2019

......................................................................................................... 65

Hình 3.7 : Tỷ lệ diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap tại huyện Đại

Từ năm 2015 và 2019 ..................................................................... 66

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế tất yếu của

nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam

đã tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và đã đạt

được những thành tựu to lớn trong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị

trường. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam được tiêu thụ tại nhiều thị

trường trên thế giới và ngày càng khẳng định được vị thế, được người tiêu

dùng chấp nhận và sử dụng.

Cây chè là cây trồng công nghiệp lâu năm ở Việt Nam có thời gian cho

sản phẩm nhanh với hiệu quả kinh tế cao và ổn định, nhu cầu tiêu thụ các sản

phẩm về chè trong nước và trên thế giới ngày càng tăng lên. Ông Nguyễn

Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản

(2020) cho biết Việt Nam là nước sản xuất chè lớn thứ 7 và có sản lượng xuất

khẩu chè lớn thứ 5 thế giới. Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu chè đứng

thứ 5 trên thế giới, nhưng sản phẩm chè Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang

các thị trường dễ tính, chưa có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào

thị trường có yêu cầu chất lượng cao như EU, Mỹ...Chính vì vậy, đến nay,

lượng chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với sức tiêu thụ

của thế giới. Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, so với các nước trong khu vực,

chè Việt đang có giá xuất khẩu thấp nhất, chỉ bằng 60-70% giá chè thế giới

(Hoàng Anh Thư, 2019). Nguyên nhân do cách thức trồng, chế biến chè hiện

không tuân thủ tiêu chuẩn, không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực

phẩm vệ sinh thực phẩm, chất lượng chè chưa cao.

Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của vùng trung du miền núi

Đông Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với

vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chè Thái Nguyên là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong

và ngoài nước, được ví von bao đời “Thái Nguyên đệ nhất danh trà”. Đại Từ

2

là huyện miền núi của Thái Nguyên, là huyện có diện tích và sản lượng chè

lớn nhất của tỉnh. Theo Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đại Từ, hiện

nay, tổng diện tích trồng chè trên địa bàn huyện là hơn 6.000 ha, chiếm trên

30% diện tích chè trên toàn tỉnh, 30/30 xã, thị trấn trong toàn huyện đều có

nghề sản xuất chè.

Mặc dù là huyện có diện tích và sản lượng chè lớn tuy nhiên giá trị sản

phẩm chè của huyện Đại Từ còn chưa cao, huyện chưa có vùng nguyên liệu

chè ổn định, chưa thu hút được doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến lớn

phục vụ xuất khẩu, diện tích chè sản xuất tập trung, theo hướng an toàn, hữu

cơ còn thấp…Một trong những câu hỏi đặt ra đối với chính quyền huyện Đại

Từ trong quản lý, phát triển cây chè nguyên liệu là làm thế nào để quản lý tốt

việc vùng nguyên liệu chè trên địa bàn huyện.

Trong các nghiên cứu gần đây, các tác giả đã nghiên cứu đến nhiều nội

dung liên quan đến cây chè như Nguyễn Thành Công (2011) nghiên cứu thực

trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất

chè tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên[4], Bùi Văn Hùng (2013) nghiên cứu

giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè an toàn trên địa bàn huyện Đại Từ,

tỉnh Thái Nguyên [11], Nguyễn Thu Trang (2016) nghiên cứu tăng cường

liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên[44],

Trần Văn Trường (2017) nghiên cứu phát triển sản xuất chè bền vững theo

tiêu chuẩn VietGap tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên[45]...tuy nhiên chưa

có một nghiên cứu nào tập trung làm rõ các giải pháp tăng cường công tác

quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong giai

đoạn hiện nay dưới góc độ quản lý kinh tế. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi

lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Đại

Từ, tỉnh Thái Nguyên”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý vùng chè

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!