Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý trường THCS thị trấn Đại Từ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN VĂN HƢNG
QUẢN LÝ TRƢỜNG THCS THỊ TRẤN ĐẠI TỪ -
HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN
THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TỔNG THỂ (TQM)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN VĂN HƢNG
QUẢN LÝ TRƢỜNG THCS THỊ TRẤN ĐẠI TỪ -
HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN
THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TỔNG THỂ (TQM)
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã ngành: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
THÁI NGUYÊN- 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công
bố theo đũng quy định. Những phần trích dẫn và tham khảo đều đúng theo quy
định của Nhà trường. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hƣng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Kết quả này có được là nhờ sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh.
Cô không chỉ tận tình hướng dẫn mà còn động viên tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới cô!
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ Luận
văn thạc sĩ đã tạo điều kiện thuận lợi để em vững tin hơn trong việc chuẩn bị
bảo vệ luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn Đại học Thái Nguyên, Đại học Sư phạm, Khoa sau
đại học của Đại học Sư phạm, Khoa Tâm lí Giáo dục cùng các thầy cô giáo đã tạo
điều kiện tốt nhất cho em học tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành luận văn
của mình.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, anh em bạn bè đồng nghiệp nơi tôi
công tác đã tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin cho tôi trong quá
trình điều tra, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã cổ vũ, động viên tôi
trong quá trình làm luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo,
các bạn đồng nghiệp, các bạn học viên để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hƣng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT...........................................................iv
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ.........................................................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.............................................................2
4. Giả thuyết khoa học.....................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
8. Cấu trúc luận văn.........................................................................................4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TỔNG THỂ .......................................................................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................5
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ...................................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước....................................................................8
1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản trong đề tài........................................10
1.2.1. Chất lượng (CL) ..................................................................................10
1.2.2. Chất lượng giáo dục/chất lượng giáo dục THCS ................................11
1.2.3. Chất lượng tổng thể .............................................................................11
1.2.4. Quản lý ................................................................................................12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.2.5. Quản lý giáo dục/quản lý trường học ..................................................13
1.2.6. Quản lý chất lượng tổng thể (TQM)....................................................17
1.3. Thuyết quản lý chất lượng tổng thể và quản lý trường THCS theo tiếp
cận quản lý chất lượng tổng thể.........................................................................18
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nhà trường................18
1.3.2. Thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM) và việc vận dụng trong
quản lý giáo dục.............................................................................................24
1.3.3. Quản lý trường THCS theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.......28
Kết luận chương 1..............................................................................................45
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THỊ TRẤN ĐẠI TỪ, HUYỆN ĐẠI TỪ, THÁI NGUYÊN..........46
2.1. Khái quát hoạt động khảo sát .....................................................................46
2.1.1. Xây dựng các mẫu phiếu khảo sát.......................................................46
2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................46
2.1.3. Xử lý khảo sát số liệu ..........................................................................48
2.2. Tổng quan về trường THCS Thị trấn Đại Từ, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.....................................................................................................48
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường .......................................48
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của nhà trường............................................................50
2.3. Thực trạng quản lý trường THCS Thị trấn Đại Từ theo tiếp cận quản lý
chất lượng tổng thể ............................................................................................50
2.3.1. Tổng quát về chất lượng giáo dục nhà trường.....................................50
2.3.2. Thực trạng quản lý nhà trường theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể 52
2.4. Đánh giá tổng quát công tác quản lý trường THCS Thị trấn Đại Từ, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể...................70
2.4.1. Những mặt đã làm được ......................................................................71
2.4.2. Những mặt chưa làm được ..................................................................71
2.4.3. Nguyên nhân của những mặt chưa làm được nói trên.........................72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết luận chương 2..............................................................................................73
Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ THỊ TRẤN ĐẠI TỪ THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ
CHẤT LƢỢNG TỔNG THỂ.........................................................74
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..............................................................74
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính lý luận.........................................................74
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn......................................................74
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống......................................................74
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa........................................................75
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.........................................................75
3.2. Một số biện pháp quản lý trường THCS Thị trấn Đại Từ theo tiếp cận
quản lý chất lượng tổng thể (TQM)...................................................................75
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động giới thiệu, phổ biến về mô hình
quản lý chất lượng tổng thể TQM đến toàn thể mọi thành viên trong nhà
trường nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về QLCLGD nói chung
và QLCLGD theo TQM nói riêng.................................................................75
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng, phát triển chất lượng giáo dục nhà trường
theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng THCS ..........................................78
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng và thực thi các nhóm chất lượng..................83
3.2.4. Biện pháp 4: Áp dụng vòng tròn Deming vào quản lý chất lượng
giáo dục của nhà trường ................................................................................85
3.2.5. Biện pháp 5. Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường ............92
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................95
3.4. Khảo nghiệm mức độ phù hợp và tính khả thi của các biện pháp .............95
Kết luận chương 3..............................................................................................98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................99
1 Kết luận...........................................................................................................99
2. Một số khuyến nghị .....................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................102
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý
CL : Chất lượng
CLGD : Chất lượng giáo dục
CNTT : Công nghệ thông tin
CSVC : Cơ sở vật chất
GD : Giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KĐCL : Kiểm định chất lượng
KH- KT : Khoa học- kỹ thuật
NV : Nhân viên
PPDH : Phương pháp dạy học
QL : Quản lý
QLCL : Quản lý chất lượng
QLCLGD : Quản lý chất lượng giáo dục
QLGD : Quản lý giáo dục
TBDH : Thiết bị dạy học
TBGD : Thiết bị giáo dục
THCS : Trung học cơ sở
TQC : Kiểm soát chất lượng
TQM : Thuyết quản lý chất lượng tổng thể
UBND : Uỷ ban nhân dân
VH : Văn hóa
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh .................................... 51
Bảng 2.2: Kết quả thi học sinh giỏi các cấp của học sinh ................................. 51
Bảng 2.3: Kết xét tốt nghiệp THCS của học sinh ............................................. 52
Bảng 2.4: Quy mô tuyển sinh từ năm 2009 đến nay ......................................... 56
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về quản lý công tác tuyển sinh.............................. 56
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 58
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên ..... 67
Bảng 2.8: Tổng hợp ý kiến đánh giá QLCL các yếu tố kết quả đầu ra............. 69
Bảng 2.9: Tổng hợp ý kiến về môi trường văn hóa chất lượng......................... 70
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ phù hợp và khả thi của các biện pháp
quản lý trường THCS Thị trấn Đại Từ theo tiếp cận TQM .............. 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý nhà trường theo TQM........................................... 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội XI, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát
của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2011 đến năm 2020 là: “Phấn
đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp
tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn
sau.”. Đồng thời cũng xác định rõ nhiệm vụ “Phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến
lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ,
cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh
quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.”.
Với những tinh thần đó việc nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề hết
sức quan trọng và cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục, đặc biệt là chất lượng
giáo dục bậc Trung học cơ sở. Bởi vì “ Giáo dục Phổ thông là nền tảng văn hóa
của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc. Nó đặt cơ sở vững chắc
cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa (XHCN),
đồng thời chuẩn bị lực lượng lao động dự trữ và nguồn tuyển chọn để đào tạo
công nhân và cán bộ cần thiết cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn
hóa và tăng cường quốc phòng”.(Nghị quyết của Bộ chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về Cải cách giáo dục).
Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo
dục THCS nói riêng ở nước ta đang còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp sự phát
triển của nền kinh tế- xã hội, chưa đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của toàn xã
hội. Chúng ta đang đề cao mục tiêu quản lý chất lượng nhưng lại chưa có mô
hình quản lý chất lượng phù hợp và hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trường Thị Trấn Đại Từ là một trường THCS của huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên, có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu. Trong những năm gần
đây trường đã và đang có những đổi thay tích cực nhằm theo kịp sự phát triển
của ngành cũng như của đất nước. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng giáo dục
của nhà trường vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi mà ngành giáo dục và xã
hội đang đặt ra cho nhà trường.
TQM là thuyết Quản lý chất lượng tổng thể có xuất xứ từ thương mại và
công nghiệp nhưng lại khá phù hợp với giáo dục. Từ khi ra đời TQM luôn được
các nhà nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục bàn đến và từ những năm 90 của
thế kỷ XX trở lại đây, TQM đã trở thành tâm điểm chú ý của các cơ sở giáo
dục. Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu áp dụng mô hình quản lý chất lượng
tổng thể (TQM) vào quản lý trường học sẽ có thể cải thiện và nâng cao chất
lượng giáo dục trong trường học ở nước ta hiện nay.
Xuất phát từ các lí do, tình hình thực tiễn nêu trên, tác giả thực hiện luận
văn với đề tài: “Quản lý trường THCS Thị trấn Đại Từ - huyện Đại Từ - tỉnh
Thái Nguyên theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn qua đó nhận diện thực trạng
chất lượng giáo dục và quản lý của trường THCS Thị trấn Đại Từ, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhà trường theo tiếp
cận quản lý chất lượng tổng thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý trường THCS Thị trấn Đại Từ, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý trường THCS Thị trấn Đại Từ, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể .