Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định
PREMIUM
Số trang
167
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1717

Quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LÊ ÁI PHƯỢNG

QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Bình Định - Năm 2021

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LÊ ÁI PHƯỢNG

QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế

Mã số : 8310110

Người hướng dẫn: TS. HỒ THỊ MINH PHƯƠNG

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ “Quản lý trang thiết bị y tế tại

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định” chuyên ngành quản lý kinh tế, mã số

8310110 là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của

giáo viên. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn

trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Ái Phượng

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, ngoài sự

cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các nhà

khoa học, các quý Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Quy Nhơn, sự giúp đỡ

nhiệt tình của các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định và người

thân trong gia đình để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến Cô giáo, TS Hồ Thị Minh

Phương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, quý Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Quy Nhơn đã truyền đạt kiến thức, góp ý chân thành, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong hai năm học tập cũng

như quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, Tôi xin trân trọng cảm ơn đến ban lãnh đạo Bệnh viện Đa

khoa tỉnh Bình Định đã luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được

tham gia học tập và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn các cán bộ công nhân

viên trong Bệnh viện đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu, phỏng vấn để thực hiện

luận văn này, để tôi hoàn thành Chương trình đào tạo Thạc sỹ. Bình Định, ngày tháng 06 năm 2021

Tác giả

Lê Ái Phượng

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài...................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................3

3.1. Mục đích nghiên cứu...............................................................................3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................4

4.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................4

4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................4

.........................................................................................................................4

6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu....................................................................5

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu.................................................................. 5

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TRANG

THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN............................................................ 6

1.1Trang thiết bị y tế và quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện tuyến tỉnh 6

1.1.1 Khái niệm và phân loại trang thiết bị y tế...........................................6

1.1.2 Khái niệm và nguyên tắc quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện...10

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện 15

1.2.1. Nhân tố bên ngoài............................................................................ 15

1.2.2. Nhân tố bên trong.............................................................................17

1.3. Nội dung quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện................................ 18

1.3.1. Quản lý đầu tư trang thiết bị y tế..................................................... 18

1.3.2. Quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế..........................20

1.3.3. Quản lý trong khâu bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế............. 21

1.3.4. Quản lý trong khâu khấu hao và thanh lý trang thiết bị y tế........... 21

1.3.5. Kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong tổ chức thực hiện

quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện.....................................................21

1.4. Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện và bài học cho

quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định............ 22

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện tuyến

tỉnh............................................................................................................. 22

1.4.2 Bài học cho quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Bình Định...................................................................................................25

Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH......................................... 27

2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình

Định.............................................................................................................. 27

2.1.1 Lịch sử hình thành............................................................................27

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện................................................. 29

2.1.3.Tổ chức bộ máy.................................................................................30

2.1.4. Nguồn nhân lực................................................................................ 32

2.2. Hiện trạng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định...35

2.3. Hoạt động quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình

Định 37

2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa

khoa tỉnhBình Định...................................................................................... 76

2.4.1. Kết quả đạt được...........................................................................76

2.4.2. Hạn chế......................................................................................... 77

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế................................................................... 78

Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ

Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH.......................80

3.1. Định hướng, mục tiêu quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Bình Định.............................................................................................. 80

3.1.1 Định hướng quản lý rang thiết bị y tế............................................... 80

3.1.2 Mục tiêu quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình

Định............................................................................................................82

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý trang thiết

bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định..............................................83

3.2.1 Giải pháp quản lý trong đầu tư mua sắm trang thiết........................ 83

3.2.2 Giải pháp quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế...........86

3.2.3 Giải pháp quản lý bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế...............87

3.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý trang thiết

bị y tế..........................................................................................................90

3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành trang thiết bị y tế............ 93

3.3. Kiến nghị............................................................................................... 95

3.3.1. Đối với Bộ y tế................................................................................... 95

3.3.2. Đối với sở y tế tỉnh Bình Định...........................................................95

3.3.3 Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định....................................... 96

KẾT LUẬN................................................................................................. 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................99

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt (1) Viết đầy đủ (2)

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BVĐKTBĐ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

BYT Bộ y tế

CP Chính phủ

CNTT Công nghệ thông tin

NĐ Nghị định

QĐ Quyết định

SYT Sở y tế

TCKT Tài chính – Kế toán

TT Thông tư

TTBYT Trang thiết bị y tế

UBND Uỷ ban nhân dân

VT-YT Vật tư - Y tế

WHO Tổ chức Y tế thế giới

WTO Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

(2016 -2020 )................................................................................................ 28

Bảng 2.2 Nguồn nhân lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định ( 2016 –

2020 )............................................................................................................ 33

Bảng 2.3. Trang thiết bị y tế được trang bị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình

Định (2016 -2020)........................................................................................ 35

Bảng 2.4 Danh mục trang thiết bị y tế đề nghị mua sắm Bệnh viện đa khoa

tỉnh Bình Định năm 2021............................................................................. 40

Bảng 2.5. Mức độ hài lòng của cán bộ bệnh viện về công tác lập kế hoạch

mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.............45

Bảng 2.6 Tình hình đầu tư trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Bình Định ( 2016-2020)............................................................................... 46

Bảng 2.7 Tình hình đầu tư trang thiết bị y tế tại một số khoa tại Bệnh viện

Đa khoa tỉnh Bình Định ( 2016-2020)......................................................... 49

Bảng 2.8. Tần suất sử dụng một số trang thiết bị y tế chuyên dùng đặc thù

tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (2016-2020) ...................................53

Bảng 2.9. Quy trình quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa

khoa tỉnh Bình Định..................................................................................... 54

Bảng 2.10. Đánh giá về chất lượng trong quản lý sử dụng trang thiết bị y tế

tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định........................................................55

Bảng 2.11. Kế hoạch Bảo trì, bảo dưỡng đối với các trang thiết bị điện tử

(2016-2020).................................................................................................. 58

Bảng 2.12, Kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng đối với các trang thiết bị y tế điện

cơ một số khoa, phòng (2016-2020)........................................................... 59

Bảng 2.13 Dự toán sửa chữa trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Bình Định năm 2020.................................................................................... 63

Bảng 2.14. Kết quả thực hiện quyết toán mua sắm trang thiết bị y tế tại

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (2016-2020).........................................68

Bảng 2.15. Kết quả kiểm tra tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao một số trang

thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định......................................70

Bảng 2.16. Đánh giá việc thực hiện quản lý quy trình bảo dưỡng, sửa chữa

trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định............................ 74

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định…31

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một trong những yếu tố quan trọng

trong công tác y tế của bệnh viện. TTBYT hỗ trợ cho người thầy thuốc

trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân được chính xác, nhanh chóng, an toàn

và hiệu quả góp phần thực hiện tốt vai trò chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

nhân dân.Vì vậy, việc đầu tư mua sắm TTBYT luôn được quan tâm và chú

trọng của ngành Y tế và các bệnh viện. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (BVĐKTBĐ) là tuyến điều trị

cao nhất của ngành Y tế tỉnh Bình Định. Bệnh viện là một trong những

bệnh viện tuyến tỉnh có quy mô lớn trong khu vực miền Trung, Tây

Nguyên, với giường bệnh nội trú 1157; tổng số cán bộ, viên chức, nhân

viên là 1660 người; hầu hết cơ sở hạ tầng phục vụ khám chữa bệnh và làm

việc đều được xây dựng kiên cố. Bệnh viện hiện có 09 phòng chức năng, 35 khoa lâm sàng, cận lâm sàng. Trong những năm qua, bên cạnh đầu tư cơ

sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, BVĐKTBĐ đã đầu tư, trang bị mới

nhiều TTBYT. Các TTBYT của BVĐKTBĐ được cung cấp từ nhiều nguồn khác

nhau như: Ngân sách nhà nước, quỹ BHYT, viện trợ WHO, viện trợ ODA, vốn vay từ dự án JICA Nhật Bản, dự án phòng chống Covid- 19… với

nhiều chủng loại khác nhau góp phần cải thiện công tác khám, chữa bệnh

cho người dân. Công tác quản lý và sử dụng các TTBYT tại BVĐKTBĐ đã

được chú trọng, tuy nhiên vẫn còn thiếu sự kiểm soát và đánh giá, cho nên

TTBYT hiện tại của BVĐKTBĐ còn mang tính chồng chéo, có khi cùng

một chủng loại TTBYT lại được tài trợ bởi nhiều tổ chức khác nhau; số

lượng đầu tư và các TTBYT nhiều nhưng hiệu quả sử dụng không đồng

đều; số lượng TTBYT hiện đại còn ít; việc sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa

2

TTBYT còn nhiều bất cập do đội ngũ cán bộ vừa thiếu về số lượng, và còn

hạn chế về trình độ chuyên môn…ảnh hưởng hiệu quả sử dụng của các

TTBYT và chất lượng khám chữa bệnh. Vậy làm thế nào để nâng cao chất

lượng khám chữa bệnh, sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư cho TTBYT, nâng cao tuổi thọ của TTBYT, hiện đại hóa các TTBYT hỗ trợ tốt công tác

chuyên môn cho cán bộ y tế, trở thành nơi khám chữa bệnh đáng tin cậy

cho người dân trong tỉnh, khu vực miền Trung, Tây Nguyên nói riêng và cả

nước nói chung. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “ Quản lý trang thiết bị y tế tại

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định” vừa có ý nghĩa cả về mặt lý luận và

thực tiễn trong công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người

dân tại BVĐKTBĐ trong thời gian tới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề TTBYT và quản lý TTBYT đã thu hút sự quan tâm, chú ý

của nhiều nhà khoa học, những người làm công tác nghiên cứu ở các

khía cạnh khác nhau. Đề cập đến vấn đề này có các công trình nghiên

cứu như sau:

Công trình ngiên cứu của Vũ Quang Hưng “Quản lý trang thiết bị y

tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang” năm 2014 đã tập trung đánh giá

thực trạng quản lý TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từ năm

2011 đến năm 2013; chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý TTBYT tại

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Tác giả Trần Xuân Thắng với công trình nghiên cứu “Hoàn thiện

công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk”

năm 2016 đã đề cập đến những vấn đề TTBYT; những nhân tố ảnh hưởng

đến quản lý TTBYT; phân tích thực trạng quản lý TTBYT tại Bệnh viện Đa

khoa tỉnh ĐắkLắk; đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý

3

TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk. Tác giả Phạm Mạnh Tiến với công trình nghiên cứu “Thực trạng

quản lý sử dụng trang thiết bị chẩn đoán tại khoa chẩn đoán hình ảnh và

xét nghiệm hóa sinh bệnh viện nhi đồng 1 năm 2017” (2018) đã tìm hiểu

thực trạng sử dụng TTBYT tại Việt Nam; làm rõ những thách thức trong

quản lý sử dụng TTBYT tại Việt Nam; đi sâu tìm hiểu phân tích thực trạng

quản lý sử dụng trang thiết bị chẩn đoán tại khoa chẩn đoán hình ảnh và xét

nghiệm hóa sinh bệnh viện nhi đồng 1 năm 2017; Chỉ ra những thuận lợi và

khó khăn trong quản lý sử dụng trang thiết bị chẩn đoán tại khoa chẩn đoán

hình ảnh và xét nghiệm hóa sinh bệnh viện nhi đồng 1 năm 2017. Trên cơ

sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm quản lý sử dụng trang thiết bị chẩn

đoán tại khoa chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm hóa sinh bệnh viện nhi

đồng 1 tốt hơn. Trương Thị Hồng Linh với công trình nghiên cứu “Hoàn thiện công

tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị” năm

2018. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý TTBYT, tác giả đã

phân tích thực trạng công tác quản lý TTBYT từ khâu mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị từ năm 2016 đến

năm 2018. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý

TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Những công trình nghiên cứu trên có giá trị khoa học cao trên địa

bàn được nghiên và tại thời điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, quản lý TTBYT

tại BVĐKTBĐ chưa có công trình nào nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý

TTBYT, đánh giá thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại BVĐKTBĐ, trên

4

cơ sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý TTBYT tại

BVĐKTBĐ trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về quản lý

TTBYT. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý TTBYT tại BVĐKTBĐ. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn

thiện quản lý TTBYT tại BVĐKTBĐ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý TTBYT tại Bệnh viện bao gồm: Quản lý đầu tư TTBYT;

quản lý trong quá trình sử dụng TTBYT; quản lý khâu bảo dưỡng, sửa chữa

TTBYT; quản lý khấu hao và thanh lý TTBYT; kiểm tra, giám sát và xử lý

các vi phạm trong tổ chức thực hiện quản lý TTBYT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. - Về thời gian: Nghiên cứu quản lý TTBYT tại BVĐKTBĐ từ năm

2015 đến năm 2020, để thu thập số liệu, phân tích tổng hợp đánh giá thực

trạng quản lý TTBYT tại BVĐKTBĐ. 5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa trên các văn bản pháp luật, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, các văn bản của Bộ Y tế, báo cáo của BVĐKTBĐ,… để thu thập dữ liệu, số liệu thứ cấp đảm bảo

tính khách quan, trung thực khi nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Phương pháp điều tra: Kết hợp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

và phương pháp phỏng vấn sâu để đánh giá về thực trạng quản lý trang

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!