Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ppt
MIỄN PHÍ
Số trang
72
Kích thước
475.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
850

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

Tóm tắt ..................................................................................................................................1

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................trang

................................................................................................................................................1

Chương I - Giới thiệu nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................3

1. Hoàn cảnh nghiên cứu................................................................................................3

2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................3

3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................4

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4

5. Tiêu chí đánh giá.........................................................................................................4

Chương II - Tổng quan về quản lý tổng hợp tài nguyên nước..........................................5

1. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước..............................................................................5

2. Các nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước..............................................11

3. Việt Nam tiệm cận với quản lý tổng hợp tài nguyên nước.........................................12

4. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam...............................................................14

Chương III - Đánh giá các chủ trương, chính sách và pháp luật....................................23

1. Các chủ trương, chính sách và định hướng chung....................................................23

2. Các văn bản pháp luật ..............................................................................................30

Chương IV - Đánh giá thể chế và tổ chức hoạt động.......................................................43

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................43

1. Cơ cấu tổ chức..........................................................................................................43

2. Thể chế tài chính.......................................................................................................50

3. Cơ chế phối hợp liên ngành......................................................................................51

4. Thể chế thanh tra......................................................................................................51

5. Xây dựng thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước........................................................52

Chương V - Đề xuất kiến nghị và giải pháp......................................................................53

1. Đối với hệ thống chính sách......................................................................................53

2. Thể chế và tổ chức hoạt động...................................................................................53

3. Đề xuất lộ trình thực hiện..........................................................................................57

Kết luận................................................................................................................................59

Tài liệu tham khảo...............................................................................................................60

Danh sách các chuyên gia cung cấp thông tin.................................................................62

Danh sách các chuyên gia đã gửi bản câu hỏi và đã nhận được trả lời........................65

Phụ lục.................................................................................................................................69

2

TÓM TẮT

Đánh giá liên ngành các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một trong

các nội dung cơ bản của dự án quốc gia bảo tồn và sử dụng hữu ích các vùng đất ngập

nước (ĐNN). Cho đến nay, hệ thống luật, nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các quyết

định của Chính phủ, quyết định của các Bộ chuyên ngành, thông tư liên Bộ liên quan đến tài

nguyên nước là tương đối nhiều, tuy nhiên chưa có sự liên kết một cách “tổng hợp”.

Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu là lấy ý kiến của các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản

lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các ngành kinh tế - xã hội và chỉ giới hạn ở

nguồn tài nguyên nước lục địa (bao gồm cả nước mặt, nước dưới đất) và nước biển ven bờ.

Tiêu chí của đánh giá liên ngành các chính sách, thể chế, cơ cấu tổ chức là tính hệ thống,

tính thực tiến (hay tính khả thi) và tính hiệu quả.

Chương 2 trình bày các khái niệm cơ bản về quản lý tổng hợp tài nguyên nước (8 khái

niệm), giới thiệu một số nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên thế giới và sự

tiệm cận của Việt Nam, tóm lược hiện trạng tài nguyên nước ngọt và nước biển ven bờ trên

toàn quốc. Một đặc điểm nổi bật của nguồn tài nguyên nước Việt Nam là khá phong phú

nhưng phân bố không đều theo không gian (giữa các vùng) và thời gian (giữa các mùa), hai

phần ba tổng lưu lượng nước các sông được bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ.

Chương 3 đánh giá các chủ trương, chính sách và pháp luật thông qua các chiến

lược, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Các chủ

trương chính sách được tóm lược trong 6 vấn đề chính và được cụ thể hóa bằng các văn

bản pháp luật mà trong đó Luật Tài nguyên nước là cơ sở pháp lý cho các văn bản khác.

Tác động tích cực của các văn bản này là: có tính hệ thống cao, hệ thống văn bản khá hoàn

chỉnh mang tính kế thừa và nâng cao, các văn bản đã có đều nhằm tạo ra một hành lang

pháp lý cho mọi hoạt động liên quan đến tài nguyên nước; tính thực tiễn: tạo ra một sự phối

hợp liên ngành, thống nhất và đã đi vào hoạt động thực tế; hiệu quả của các văn bản này đã

được thể hiện trong xây dựng cơ cấu tổ chức, và các kết quả phát triển kinh tế. Các tồn tại

của hệ thống chính sách thông qua các văn bản pháp luật được tóm tắt trong 5 vấn đề: sự

chồng chéo, sự song hành, chưa đầy đủ, sự liên quan giữa quản lý tài nguyên nước và

ĐNN, sự thiếu cập nhật.

Chương 4 trình bày đánh giá thể chế, tổ chức hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên

nước hiện nay ở Việt Nam. Ngoài cơ quan quản lý nhà nước về Tài nguyên nước là Cục Tài

nguyên nước (cấp trung ương), Phòng Tài nguyên nước (cấp tỉnh), cơ cấu tổ chức quản lý

nước theo lưu vực đã được thành lập thí điểm cho ba lưu vực chính đã đi vào hoạt động từ

ba năm nay. Các ưu việt của cơ cấu tổ chức này đem lại nhiều giá trị tích cực như: quản lý

cấp nước, chất lượng nước, kiểm soát lũ lụt, kiểm soát bồi lắng, giao thông thủy, phát triển

thủy điện – thủy lợi…Lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, Nhuệ - Đáy được đưa ra phân tích.

Tồn tại chính trong cơ cấu tổ chức là sự thiếu nhất quán trong chuyển giao trách nhiệm giữa

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT)

1

trong quản lý nước và lưu vực sông; thể chế tài chính cho ngành nước chưa được xem xét

nghiêm túc.

Báo cáo cũng đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để tháo gỡ các tồn tại này theo

một lộ trình nhất định.

2

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1. Hoàn cảnh nghiên cứu

Tài nguyên nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự

sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững. Trên trái đất của chúng ta

có ba phần tư là nước, song lượng nước sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người là

rất hạn chế. Vậy mà, tình trạng sử dụng nước trên thế giới là rất lãng phí và nhiều hành

động gây tổn hại cho nguồn nước. Một nguyên nhân là việc quản lý nguồn tài nguyên tái tạo

yếu này còn phân tán, chưa được quản lý trong một quan hệ tổng thể và chưa được coi là

một loại hàng hóa đặc biệt. Tuy rằng được đánh giá là quốc gia tương đối giàu tài nguyên

nước, Việt Nam là một trong nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt trong “cuộc

chiến” vì sự phát triển kinh tế và xã hội ngày càng có nhiều liên quan đến nguồn nước. Đó

là: sự phân phối không đều trong năm (lượng nước trong mùa khô chỉ chiếm 20%); không

đều theo vị trí địa lý (vùng Tuyên Quang, Móng Cái tới 80 l/s trong khi vùng Hàm Tân chỉ 10

l/s); chất lượng nước ở các vùng là rất khác nhau (đồng bằng sông Cửu Long nước chua,

phèn, mặn…). Thiếu nước, suy thoái chất lượng nước và sự tác động đến lương thực là

những vấn đề cần có sự quan tâm và hành động cụ thể.

Mục tiêu của việc Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN) là một quá trình hỗ

trợ các quốc gia đang nỗ lực giải quyết các vấn đề về nước với phương pháp có hiệu quả

đồng vốn và vững bền. Đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia có những vùng ĐNN đáng kể bao

gồm vùng ĐNN thuộc hệ thống sông Mê Kông, sông Hồng, đầm lầy, hồ, vùng ĐNN ven biển,

bãi triều. Các vùng ĐNN này cung cấp một giá trị hàng hóa to lớn và thực phẩm cho cuộc

sống. Mặt khác, Việt Nam đã tham gia vào hội nghị Ramsar năm 1989 và phổ biến một số tài

liệu hợp pháp về duy trì và bảo vệ các vùng ĐNN. Luật Tài nguyên nước được thông qua

năm 1998 và sau đó là các nghị định hướng dẫn việc thực hiện luật này đã đưa ra một bước

chủ yếu hướng tới quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Tuy nhiên, các chính sách về ĐNN và

việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước còn khá yếu, chồng chập, thiếu sự sắp xếp và chức

năng rõ ràng.

Do đó chúng ta cần phải có sự xem xét đa ngành về các chính sách quản lý tổng hợp

tài nguyên nước ở Việt Nam làm cơ sở cho việc sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả

các vùng ĐNN. Các nghiên cứu này cũng sẽ góp phần hoàn thiện các chính sách, pháp luật

và thể chế quản lý ĐNN và quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam.

2. Phạm vi nghiên cứu

Vấn đề về chính sách, thể chế QLTHTNN rất rộng về không gian, xuyên suốt về thời

gian và là một vấn đề phức tạp liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế - xã hội. Các kết quả

đánh giá trong báo cáo này nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách về

quản lý và sử dụng tài nguyên ĐNN, vì vậy nội dung đánh giá được trình bày trong báo cáo

này chỉ giới hạn xem xét các vấn đề liên quan đến nước lục địa (nước mặt, nước ngầm) và

3

các vùng nước biển ven bờ, tức là các vùng tài nguyên nước có ít nhiều liên quan đến các

vùng ĐNN.

3. Mục đích nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá các mặt mạnh và yếu của hệ thống chính sách, luật ở Việt

Nam về ĐNN và QLTHTNN.

- Báo cáo sẽ xem xét các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống thể chế ở Việt Nam

và sự tác động của hệ thống chính sách, luật lệ hiện hành.

- Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các chính sách, quy tắc, luật lệ hiện hành về

QLTHTNN.

Từ sự tổng hợp này, báo cáo sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống

chính sách, luật pháp và thể chế về quản lý ĐNN và QLTHTNN. Các kết quả này sẽ hỗ trợ

cho việc sử dụng và tạo nguồn thông tin cho các ngành, liên ngành, các địa phương một

cách hiệu quả.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu: bao gồm các nhà nghiên cứu chuyên

ngành nước, các nhà quản lý đang làm việc trong các Bộ/ngành.

- Nghiên cứu, sàng lọc, tổng hợp, đánh giá các dữ liệu: các bộ luật, nghị định, quyết

định, thông tư của Chính phủ, Bộ, ngành liên quan đến quản lý tài nguyên nước.

- Hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn

5. Tiêu chí đánh giá

Để có thể đánh giá được thực trạng của hệ thống quản lý tài nguyên nước, cần phải

đề ra các tiêu chí đánh giá để thấy được những mặt đã hoặc chưa làm được, khả thi hay

kém khả thi, hiệu lực của hệ thống luật pháp, quy định, thể chế chính sách đã được ban

hành trong những năm qua ở nước ta. Một tiêu chí chung nhất cho sự đánh giá liên ngành là

sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững, tức là khai thác hiệu quả tài nguyên nước

mà không hoặc ít làm tổn hại đến chất lượng, tiềm năng tài nguyên nước cũng như các

nguồn tài nguyên khác có liên quan. Các tiêu chí cụ thể được đề nghị như sau:

- Tính hệ thống của các chính sách: đây là điểm quan trọng trong hệ thống quản lý

của một quốc gia

- Tính thực tiễn của hệ thống chính sách: biểu thị cho khả năng áp dụng vào thực tế

cuộc sống của từng thành viên trong xã hội, của từng địa phương.

- Tính hiệu quả của các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước: kết quả của

hệ thống chính sách, luật lệ đã ban hành. Trong tiêu chí này, sự thành công hay

những nội dung còn bất cập trong các luật lệ đã ban hành sẽ được bàn luận.

4

Chương II

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC

1. QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC (QLTHTNN)

4 nguyên tắc của Dublin là:

- Nước ngọt là nguồn tài nguyên có hạn và dễ bị tổn thương và cần thiết cho sự

sống, phát triển và môi trường.

- Phát triển và quản lý nước phải dựa trên cơ sở tiếp cận với sự tham gia của các

bên có liên quan, từ người sử dụng đến người lập kế hoạch, người lập chính sách,

ở mọi cấp độ.

- Phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản lý và đảm bảo an toàn về

nước.

- Nước có giá tri kinh tế ở nhu cầu cạnh tranh sử dụng và phải được xem như hàng

hóa có giá trị kinh tế.

Định nghĩa về QLTHTNN

Thực tiễn QLTHTNN tùy thuộc vào từng tình huống. Ở mức độ vận hành thì thách

thức là chuyển nguyên tắc đã được thỏa thuận thành hành động cụ thể. Để đáp ứng yêu cầu

này thường phải dựa vào QLTHTNN với “Quản lý” bao hàm cả phát triển và quản lý. Tuy

nhiên khái niệm của định nghĩa QLTHTNN có nghĩa rộng hơn, rõ ràng hơn. Khi đó các tổ

chức vùng hay quốc gia phải triển khai thực tiễn QLTHTNN và sử dụng khuôn khổ hợp tác

toàn cầu và vùng.

Quản lý sử dụng hiệu quả nguồn nước là hoạt động nằm trong chiến lược QLTHTNN.

Khái niệm này được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng để thống nhất chung, khái niệm

này dựa theo định nghĩa của tổ chức “Cộng tác vì nước toàn cầu“ (GWP) như sau:

“QLTHTNN là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất

đai và các tài nguyên khác có liên quan, sao cho tối đa hóa các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã

hội một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết

yếu”.

Tổng hợp là cần thiết nhưng chưa đủ. Theo từ điển của Webster, sự cần thiết phải

tổng hợp nổi lên khi có liên quan tới tình hình “quan hệ tương hỗ thường xuyên của các

nhóm phụ thuộc lẫn nhau của các hạng mục hình thành nên một tổng thể thống nhất.

Tổng hợp khi đó là “ nghệ thuật và khoa học” của sự hài hòa tỷ lệ các thành phần

trong một thể thống nhất. Tuy nhiên những vấn đề này trong quản lý tài nguyên nước được

biết là tổng hợp, tự nó không thể đảm bảo phát triển chiến lược tối ưu, kế hoạch và sơ đồ

quản lý tối ưu.

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!