Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
792

Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THU THỦY

QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG

TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ

HÀ NỘI, 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo

viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các

dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu này là có nguồn gốc và trích dẫn

rõ ràng.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Tác giả

Hoàng Thu Thủy

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC

BỆNH VIỆN ..........................................................................................................7

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý tài sản công ...................................................................7

1.2 Quản lý tài sản công tại bệnh viện ......................................................................17

1.3 Nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm để quản lý tốt tài sản công tại một số

bệnh viện, cơ sở y tế và bài học rút ra.......................................................................27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN

HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC .....................................................................................30

2.1. Tổng quan về Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức....................................................30

2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức .......36

2.3. Đánh giá công tác quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức .......58

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG

QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC......63

3.1 Định hướng phát triển và định hướng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Việt

Đức thời gian tới .......................................................................................................63

3.2. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản công một số giải pháp chủ yếu

nhằm tăng cường quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ...............65

3.3 Một số kiến nghị..................................................................................................72

KẾT LUẬN..........................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................76

DANH MỤC VIẾT TẮT

Viết tắt Nghĩa đầy đủ

BHYT Bảo hiểm y tế

BV Bệnh viện

ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập

KCB Khám chữa bệnh

KTV Kỹ thuật viên

NH Ngân hàng

NSNN Ngân sách nhà nước

NVYT Nhân viên y tế

SCL Sửa chữa lớn

TSCĐ Tài sản cố định

TSNN Tài sản nhà nước

TTB Trang thiết bị

TTBYT Trang thiết bị y tế

VT- TBYT Vật tư – Thiết bị y tế

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn của Bệnh viện Việt Đức

giai đoạn 2013 - 2017 ...........................................................................................34

Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai

đoạn 2013 – 2017..................................................................................................39

Bảng 2.3. Danh mục trang thiết bị liên kết............................................................48

Bảng 2.4: Công suất sử dụng trang thiết bị Y tế tại Bệnh viện Việt Đức ..............51

Bảng 2.5: Mức độ đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị y tế tại các khoa, đơn vị......52

Bảng 2.6: Số lượng trang thiết bị hư hỏng cần sửa chữa.......................................55

Bảng 2.7: Số lượng trang thiết bị thanh lý ............................................................58

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức .............................33

Sơ đồ 2.2: Quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện Việt Đức .....................42

Biểu đồ 2.1: Tổng thu của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn ....................36

2013 – 2017 ..........................................................................................................36

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài sản công của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức thời điểm

31/12/2017 ............................................................................................................37

Biểu đồ 2.3: Số đơn vị tham gia dự thầu bình quân/gói thầu mua sắm tài sản công

..............................................................................................................................43

Biểu đồ 2.4: Tình hình vốn NSNN đầu tư cho tài sản công của Bệnh viện Việt Đức

giai đoạn 2013 – 2017...........................................................................................45

Biểu đồ 2.5: Tình hình vốn phát triển sự nghiệp của Bệnh viện đầu tư cho tài sản

công của Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2013 – 2017 ...........................................46

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho tài sản công của Bệnh viện Việt Đức

giai đoạn 2013 – 2017...........................................................................................47

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ hao mòn TSCĐ của Bệnh viện Việt Đức.................................57

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Về lý luận: Tài sản trong các bệnh viện công lập thường có giá trị lớn, quy

mô nhiều nên quản lý rất phức tạp. Trong quá trình hoạt động, bệnh viện dựa vào

thiết bị, dụng cụ và các tài sản khác để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất

lượng cho bệnh nhân. Điều đó bao gồm không chỉ là thiết bị y tế được sử dụng

trong chăm sóc trực tiếp, mà còn là máy tính và các tài sản khác mà các bệnh viện

dựa vào để quản lý hồ sơ bệnh nhân, thanh toán y tế và các quá trình khác diễn ra

trong hoạt động. Tài sản, trang thiết bị y tế của các bệnh viện là một trong những

yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực

cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Do đó, các tài sản

luôn được bệnh viện chú trọng đầu tư.

Tuy nhiên, quản lý tài sản hiệu quả là yêu cầu đặt ra cho các bệnh viện để

đảm bảo cung cấp dịch vụ hiệu quả và giảm thiết bị bị mất và bị đánh cắp. Bởi lẽ,

quản lý tài sản tốt sẽ nâng cao chất lượng KCB, giảm được kinh phí đầu tư, nâng

cao tuổi thọ của thiết bị, hỗ trợ công tác chuyên môn, cho cán bộ y tế.

Đặc biệt, tài sản công tại các bệnh viện có nhiều đặc thù khác biệt so với tài

sản công tại các đơn vị khác. Không chỉ khác bởi đây là những tài sản gắn liền với

hoạt động khám chữa bệnh mà các khác bởi cơ chế quản lý các tài sản này. Điển

hình là nguồn hình thành tài sản công tại các bệnh viện không chỉ gồm nguồn

NSNN cấp trực tiếp mà còn hình thành từ các nguồn khác có nguồn gốc từ NSNN.

Trong quá trình quản lý, sử dụng, các bệnh viện được thu một phần viện phí để bù

đắp chi phí hình thành nên các tài sản này. Chính vì vậy, công tác quản lý tài sản

công tại các bệnh viện cũng có nhiều đặc trưng nhất định.

Về thực tiễn: Có thể thấy, công tác quản lý tài sản của các bệnh viện công

lập hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Trước đó, Kiểm toán chuyên đề công tác đầu tư,

mua sắm, quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế năm 2015, Kiểm toán Nhà nước đã

phát hiện ra những sự lãng phí rất lớn trong việc mua sắm thiết bị khám chữa bệnh

như một số đơn vị có thiết bị chưa hết thời gian tính hao mòn nhưng đã bị hỏng,

2

không sử dụng được. Thậm chí nhiều Bệnh viện có nhiều thiết bị được đầu tư mới

nhưng chưa đưa vào sử dụng hoặc mới đưa vào sử dụng đã hỏng gây lãng phí lớn.

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là bệnh viện tuyến đầu của Trung ương nên

có quy mô lớn, trang thiết bị y tế tiên tiến và hiện đại do được Nhà nước chú trọng

đầu tư. Tuy nhiên, do quy mô lớn nên công tác quản lý tài sản công của Bệnh viện

tương đối phức tạp và khó khăn. Các năm qua, công tác quản lý tài sản của Viện đã

gặp phải không ít tồn tại, hạn chế. Trong năm 2017, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

là 1 trong 12 bệnh viện công lập bị Bộ Y tế yêu cầu phải rà soát, kiểm tra, đánh giá

thực trạng việc tổ chức quản lý, đấu thầu mua sắm và khai thác sử dụng trang thiết

bị y tế (thiết bị và hóa chất, vật tư tiêu hao y tế) tại đơn vị mình. Đồng thời, giải

trình và làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan, kịp thời chấn

chỉnh, xử lý sai phạm nếu có. Đặc biệt, hiện nay tài sản công gắn liền với quyền sử

dụng đất của Bệnh viện ở cơ sở 1 đang khai thác hết công suất, không đáp ứng dủ

nhu cấu sử dụng, trong khi dự án cơ sở 2 đã chậm tiến độ lên tới 3 năm.

Trước thực trạng hiện nay, Bệnh viện cần phải nhanh chóng tìm hiểu những

thuận lợi, khó khăn đồng thời đề xuất giải pháp tăng cường quản lý, nâng cao chất

lượng, hiệu quả đầu tư, sử dụng trang thiết bị y tế trong thời gian tới; và khẩn

trương chấn chỉnh, có phương án khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý tài

sản công của mình.

Xuất phát từ các lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Quản lý tài sản công tại

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Quản lý tài sản công trong các bệnh viện công lập là vấn đề có ý nghĩa quan

trọng đối với các bệnh viện nên đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, điển

hình như:

Nguyễn Văn Điều (2015), Tăng cường quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa

khoa tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sỹ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Luận văn

đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công. Trên cơ sở đánh

giá thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, đề xuất

một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Bắc Giang trong thời gian tới. Ngoài việc sử dụng dư liệu thứ cấp, luận văn còn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!