Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ xã hội và vốn xã hội: Nghiên cứu so sánh Việt Nam và Hàn Quốc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Quý Thanh, Cao Thị Hải Bắc 35
QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ VỐN XÃ HỘI:
NGHIÊN CỨU SO SÁNH VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
NGUYỄN QUÝ THANH*
CAO THỊ HẢI BẮC
**
1. ðặt vấn ñề
Hàn Quốc là một quốc gia ñã trải qua một quá trình công nghiệp hóa dồn nén
(compressed industrialization) cao ñộ. Trước những năm 60, kinh tế Hàn Quốc rơi vào
tình trạng trì trệ do phụ thuộc chủ yếu vào sự viện trợ của Mỹ. Từ năm 1961, một chính
sách kinh tế mới ñã ñược ñưa ra theo hướng “chính phủ chủ ñạo” nhằm thực hiện ba mục
tiêu: phát triển công nghiệp nặng tập trung cho xuất khẩu (hướng ngoại, mở cửa), ổn ñịnh
kinh tế vĩ mô lấy các tập ñoàn kinh tế lớn trong nước làm nòng cốt, ñầu tư vốn con người
và vốn xã hội. ðặc biệt, phong trào làng mới ñược phát ñộng ở nông thôn theo phương
thức chính phủ chỉ ñạo ñường lối, phát huy tinh thần nội lực, hợp tác và thi ñua giữa các
làng, ñào tạo và cử cán bộ chủ chốt ñi học ở trung ương và nước ngoài, phát triển mô hình
nông hội (hợp tác xã) ở nông thôn ñã tạo nên những thành tựu kinh tế ñáng kinh ngạc ở
khu vực nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu ñiểm nền kinh tế Hàn Quốc cũng tồn
tại nhiều vấn ñề. Những mối quan hệ thiếu minh bạch giữa chính phủ, ngân hàng và công
ty ñã tạo ñiều kiện cho các công ty ñầu tư thoải mái mà không hề nghĩ ñến những gánh
nặng nợ khổng lồ. ðây chính là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm
1997. Sau cuộc khủng hoảng, Hàn Quốc ñã bắt ñầu xem xét lại phương thức kinh doanh
và toàn bộ nền kinh tế ñể ñưa ra một chính sách kinh tế mới theo ñịnh hướng thị trường từ
thời tổng thống Kim Dae Jung ñến nay. Cũng từ sau khủng hoảng năm 1997, nhiều nhà
doanh nghiệp và giới nghiên cứu quan tâm hơn ñến vấn ñề vốn xã hội ñối với sự phát
triển bền vững. Trong ñó chú trọng ñến tính minh bạch trong quản lý, giảm bớt sự cố kết,
thiếu minh bạch giữa chính phủ và doanh nghiệp.
Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay có nhiều ñiểm tương ñồng
với Hàn Quốc trước kia. Sau năm 1986, chính phủ Việt Nam cũng thực hiện chính sách
ñổi mới nền kinh tế thị trường theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần và tăng cường mở cửa với bên ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu bước ñầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa, Việt Nam phải ñối mặt với
nhiều hệ quả tiêu cực, ñe dọa tính bền vững của sự phát triển. Do ñó, Việt Nam cần học
hỏi kinh nghiệm của những quốc gia có nhiều nét tương ñồng về văn hóa như Hàn Quốc
trong việc xây dựng và huy ñộng hiệu quả vốn xã hội vào phát triển bền vững.
*
PGS.TS, Viện ðảm bảo chất lượng giáo dục, ðại học Quốc gia Hà Nội.
**
ThS, ðại học Ngoại ngữ, ðại học Quốc gia Hà Nội.
X· héi häc thùc nghiÖm Xã h Xã hộội hi họọc s c sốố 3 (119), 2012 3 (119), 2012