Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ xã hội và kết quả IPO các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUỐC ĐẠT
QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ KẾT QUẢ IPO
CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số chuyên ngành : 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS. VÕ HỒNG ĐỨC
TP.Hồ Chí Minh, Năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn “Quan hệ xã hội và kết quả IPO các doanh
nghiệp Nhà nước cổ phần hóa tại Việt Nam” này là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP.Hồ Chí Minh, Năm 2016
NGUYỄN QUỐC ĐẠT
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn ngọt ngào nhất đến người vợ yêu quý của tôi.
Người đã luôn sát cánh bên tôi, luôn động viên, an ủi tôi trong những lúc bài nghiên cứu
rơi vào bế tắc. Người đã âm thầm san sẻ hầu như toàn bộ các công việc nhà để tôi có thể
toàn tâm toàn lực hoàn thành khóa học cũng như hoàn thành bài nghiên cứu này một cách
tốt nhất.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Võ Hồng Đức. Từ lúc gặp thầy
và vinh dự khi được thầy nhận hướng dẫn, tôi đã học hỏi rất nhiều từ thầy không chỉ là
những tri thức mà còn là những kỹ năng cần thiết trong công tác nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu, thầy lúc nào cũng theo dõi rất sát, luôn khuyến
khích, động viên và thúc đẩy tôi để hoàn thành bài nghiên cứu đúng tiến độ. Song song
đó, thầy luôn tạo ra những tình huống để tôi có thể mở rộng thêm các hướng tiếp cận mới
cho bài nghiên cứu. Thêm vào đó, thầy còn là một người rất cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng
câu chữ nên tôi đã học hỏi thêm được từ thầy kỹ năng viết mạch lạc và có hệ thống. Chính
những yếu tố đó đã giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu này với chất lượng tốt nhất và cũng
như đáp ứng đúng kỳ hạn mà nhà trường quy định.
Tôi gửi lời cảm ơn đến các anh, các em là những cựu học viên cao học đã tận tình
giúp đỡ tôi giải quyết các vấn đề khúc mắc; chia sẻ cho tôi thêm nhiều kiến thức về kinh
tế lượng cũng như kinh nghiệm thực tế bổ ích trong việc nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê Thị Thanh Thu (Trưởng khoa
Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Mở Tp.HCM) và cô Trần Thị Việt Hà (Chủ nhiệm
lớp MFB7) đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi cảm ơn tất cả các giảng viên của Khoa Sau Đại học đã tận tình truyền
đạt những kiến thức thiết thực, chia sẻ những kỹ năng cần thiết giúp tôi ngày càng tự tin
hơn trong công việc sau này. Cảm ơn các bạn MFB7 đã cùng tôi đồng hành trong suốt
chặng đường đi tìm tri thức.
iii
TÓM TẮT
Trong những năm vừa qua, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hiện là một chủ
trương lớn, là biện pháp cơ bản và rất quan trọng trong quá trình cải cách doanh nghiệp
Nhà nước của Chính phủ Việt Nam. Điều này dẫn đến việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra
công chúng (IPO) tại Việt Nam đã diễn ra nhiều; tuy nhiên kết quả chưa đạt được như
mong đợi. Các công ty có uy tín hoặc có mối quan hệ xã hội tốt được các nhà đầu tư chào
đón khi IPO. Vì vậy, một câu hỏi được đặt ra là liệu thực sự kết quả IPO của các doanh
nghiệp cổ phần hóa trong giai đoạn vừa qua có chịu sự tác động bởi mối quan hệ xã hội
của các doanh nghiệp này hay không. Kết quả IPO vừa qua thể hiện rằng, một số doanh
nghiệp đạt kết quả tốt và một số doanh nghiệp khác chưa đạt được kết quả tốt như kỳ
vọng. Việc xem xét tác động của các nhân tố đến kết quả IPO tại các công ty cổ phần tiền
thân thuộc 100% sở hữu Nhà nước thu hút nhiều người quan tâm về mặt xã hội. Tuy nhiên,
chưa có nhiều các nghiên cứu định lượng có liên quan đề cập trực tiếp đến vấn đề này.
Hơn nữa, đây cũng là một vấn đề thú vị mà không phải các quốc gia trên thế giới đều có. Cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước mang hình ảnh rất Việt Nam.
Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích lượng hóa quan hệ xã hội và sự tác
động của quan hệ xã hội đến kết quả IPO của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần tại Việt
Nam trong năm 2015. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm hiểu và đánh giá mức độ tác
động của các yếu tố khác trong quá trình IPO các doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu
này lựa chọn hướng tiếp cận lượng hóa quan hệ xã hội giữa công ty và các bên liên
quan với công ty thông qua: các thông tin, số liệu, chỉ tiêu làm nhân tố đại diện được trình
bày trong các báo cáo tài chính, cũng như trong các bản công bố thông tin.
Tồn tại nhận định cho rằng bên trong quá trình công ty kết hợp các yếu tố đầu vào
để tạo ra yếu tố đầu ra để thu lợi nhuận là các quan hệ kinh tế giữa công ty với các bên
liên quan. Mạng lưới quan hệ xã hội của một công ty trong nghiên cứu này được xây dựng
thông qua sáu nhân tố chính (i) Chính quyền, (ii) Đối thủ cạnh tranh, (iii) Đặc tính của
Hội đồng quản trị, (iv) Nhà cung cấp, (v) Đối tác, và (vi) Khách hàng.
Để xem xét cách thức các cá nhân hay các tổ chức cư xử như thế nào thông qua các
mạng lưới quan hệ, nghiên cứu này cũng đã dựa theo ý tưởng cũng như cách lượng hóa xu
iv
hướng đứng trung tâm (centrality) từ các nghiên cứu trước (mức độ- degree; trạng thái
trung gian- betweenness; mức độ gần gũi- closeness; hướng di chuyển- eigenvector; và hệ
số cụm- clustering coefficient). Trước tiên, nghiên cứu sẽ sử dụng mức độ gần gũi
(closeness centrality) để lượng hóa mức độ gần gũi của từng yếu tố đại diện có trong từng
nhân tố chính của mạng lưới. Tiếp theo, mức độ gần gũi của từng nhân tố chính được
lượng hóa bằng trung bình cộng mức độ gần gũi của từng yếu tố đại diện có trong từng
nhân tố chính đó. Cuối cùng, nghiên cứu này sử dụng yếu tố mức độ trung tâm (degree
centrality) để lượng hóa mức độ trung tâm giữa các nhân tố chính với công ty trong mạng
lưới.
Nghiên cứu này đã xây dựng mô hình nhằm tìm hiểu tác động của các nhân tố đến
kết quả IPO của công ty. Trong đó, kết quả IPO là biến phụ thuộc được đo lường bằng tỷ
lệ số cổ phần chào bán thành công trên tổng số cổ phần chào bán. Biến độc lập chính đo
lường mức độ quan hệ của các thành phần liên quan đến kết quả IPO của doanh nghiệp bao
gồm: Socialtie (Quan hệ xã hội của công ty); ROE (Suất sinh lời vốn chủ sở hữu);
ΔVNIndex (Thay đổi của VNIndex trước ngày IPO); P.Offerprice (Giá khởi điểm);
P.Volissued (Khối lượng chào bán); Underwriter (Đơn vị tư vấn IPO); Priceannoun (Số
ngày công bố giá khởi điểm). Các biến độc lập khác đóng vai trò là biến kiểm soát bao
gồm: tốc độ tăng trưởng, kích cỡ công ty, tổ chức họp báo, địa điểm thực hiện IPO, IPO
được thực hiện vào ngày đầu tuần hay cuối tuần, cấp độ cơ quan chủ quản, tuổi đời cổ
phần hóa, đòn bẩy tài chính,và ngành nghề kinh doanh.
Kết quả hồi quy cho thấy Quan hệ xã hội có tác động tích cực đến kết quả IPO của
các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại Việt Nam với mức ý nghĩa 5%. Ngoài ra, Tỷ
suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE); và Đòn bẩy tài chính cũng có tác động tích cực đến
kết quả IPO. Trong khi đó, Kích cỡ công ty có tác động ngược chiều đến kết quả IPO.
Nghiên cứu chưa tìm thấy được mức độ tác động mang ý nghĩa thống kê của các nhân tố
còn lại được sử dụng trong mô hình nghiên cứu đến kết quả IPO.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ....................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 .........................................................................................................................
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 4
1.5. Kết cấu nghiên cứu...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2 .........................................................................................................................
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................................... 6
2.1. Các khái niệm.............................................................................................................. 6
2.1.1. Khái niệm về mối quan hệ.................................................................................. 6
2.1.2. Khái niệm về quan hệ xã hội .............................................................................. 6
2.1.3. Khái niệm về mạng lưới xã hội .......................................................................... 7
2.1.4. Khái niệm về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước............................................ 8
2.1.5. Khái niệm về chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).......................... 9
2.2. Giới thiệu các lý thuyết chủ đạo trong nghiên cứu về quan hệ xã hội...................... 10
2.2.1. Lý thuyết đại diện............................................................................................. 10
2.2.2. Lý thuyết cương vị quản lý............................................................................... 11
2.2.3. Lý thuyết nguồn lực phụ thuộc......................................................................... 12
2.2.4. Lý thuyết bên hữu quan.................................................................................... 13
2.2.5. Lý thuyết mối liên kết....................................................................................... 14
2.2.6. Lý thuyết vốn xã hội..........................................................................................15
2.2.7. Lý thuyết lời nguyền của người thắng cuộc .................................................... 16
2.3. Một số nghiên cứu thực nghiệm................................................................................ 17
vi
2.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ xã hội.............................................. 17
2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến kết quả IPO................. 19
2.4. Các nhân tố trong mạng lưới quan hệ...................................................................... 20
2.4.1. Chính quyền...................................................................................................... 22
2.4.2. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................................ 25
2.4.3. Đặc tính của Chủ tịch Hội đồng Quản trị......................................................... 27
2.4.4. Nhà cung cấp .................................................................................................... 28
2.4.5. Đối tác .............................................................................................................. 29
2.4.6. Khách hàng....................................................................................................... 31
2.5. Đo lường quan hệ xã hội.......................................................................................... 32
2.6. Tác động của quan hệ xã hội ................................................................................... 36
CHƯƠNG 3 .........................................................................................................................
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 37
3.1. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 37
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 39
3.3. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 40
3.4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 42
CHƯƠNG 4 .........................................................................................................................
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 43
4.1. Thống kê mô tả dữ liệu............................................................................................ 43
4.2. Ma trận tương quan ................................................................................................. 46
4.3. Kiểm định phương sai của sai số thay đổi............................................................... 48
4.4. Kết quả hồi quy........................................................................................................ 49
CHƯƠNG 5 .........................................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 52
5.1. Kết luận.................................................................................................................... 52
5.2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 55
5.3. Những đóng góp và hạn chế của đề tài ................................................................... 57
5.4. Hướng nghiên cứu cho các bài nghiên cứu tiếp theo ............................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 59
PHỤ LỤC: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP THỂ HIỆN QUA CHỈ SỐ MỨC ĐỘ TRUNG TÂM ......... 77
vii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Cấu trúc các nhân tố trong mạng lưới quan hệ của công ty ............................. 21
Hình 2.2. Bốn góc độ của xu hướng trung tâm................................................................. 32