Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ văn hóa việt nam - nhật bản từ năm 1991 đến năm 2014.
PREMIUM
Số trang
88
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1453

Quan hệ văn hóa việt nam - nhật bản từ năm 1991 đến năm 2014.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

Quan hệ văn hóa Việt Nam- Nhật Bản từ năm

1991 đến năm 2014”

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hồng

Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử

Lớp: 11SLS

Người hướng dẫn: PGS.TS Lưu Trang

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...........................................................5

6. Bố cục của khóa luận...........................................................................................6

NỘI DUNG ............................................................................................................7

Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM￾NHẬT BẢN TRƯỚC NĂM 1991..........................................................................7

1.1. Bối cảnh lịch sử...............................................................................................7

1.1.1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................................7

1.1.2. Bối cảnh khu vực.........................................................................................13

1.2. Sơ lược văn hóa Việt Nam- Nhật Bản..........................................................15

1.2.1. Văn hóa Việt Nam .......................................................................................15

1.2.2. Văn hóa Nhật Bản........................................................................................16

1.3. Khái quát về quan hệ văn hóa Việt- Nhật trước năm 1991 ........................18

1.3.1. Giai đoạn trước năm 1945............................................................................18

1.3.2. Giai đoạn 1945- 1975 ..................................................................................20

1.3.3. Giai đoạn 1975- 1991 ..................................................................................24

Chương 2. QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM- NHẬT BẢN (1991-2014).......26

2.1. Các nhân tố thúc đẩy quan hệ văn hóa Việt Nam- Nhật Bản.....................26

2.1.1. Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa sau chiến tranh lạnh.............................26

2.1.2. Sự tương đồng về lịch sử - văn hóa Việt Nam- Nhật Bản.............................33

2.1.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam và Nhật Bản.........................................37

2.2. Các loại hình và phương thức hợp tác văn hóa Việt Nam- Nhật Bản........40

2.2.1. Các loại hình văn hóa...................................................................................40

2.2.1.1 Bảo tồn di sản văn hóa hữu hình – vô hình.................................................40

2.2.1.2 Thực hiện viện trợ văn hóa không hoàn lại.................................................42

2.2.2. Phương thức hợp tác ....................................................................................43

2.2.2.1. Viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa....................44

2.2.2.2. Giao lưu văn hóa, nghệ thuật.....................................................................45

2.2.2.3. Đào tạo tiếng Nhật Bản tại Việt Nam và đào tạo tiếng Việt Nam tại Nhật

Bản........................................................................................................................50

2.2.2.4. Trao đổi học thuật, nghiên cứu Nhật Bản học và Việt Nam học ................58

2.2.2.5. Xúc tiến hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước ..................................59

2.3. Thành tựu, đặc điểm, vai trò và hạn chế của quan hệ văn hóa Việt Nam￾Nhật Bản (1991- 2014).........................................................................................61

2.3.1. Thành tựu hợp tác văn hóa Việt Nam- Nhật Bản (1991- 2014) ....................61

2.3.2. Đặc điểm hợp tác văn hóa Việt Nam- Nhật Bản (1991- 2014)......................66

2.3.3. Vai trò hợp tác văn hóa Việt Nam- Nhật Bản (1991- 2014)..........................68

2.3.4. Hạn chế hợp tác văn hóa Việt Nam- Nhật Bản (1991- 2014)........................70

KẾT LUẬN..........................................................................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................75

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ văn hóa do con người sáng tạo ra,

chi phối toàn bộ mọi hoạt động của con người, làm cho con người ngày càng hoàn

thiện. Nó phản ánh chân thật hoạt động đời sống thực tiễn của con người trong mọi

thời đại, góp phần phát triển vững mạnh của một quốc gia song song với chính trị

và kinh tế.

Lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử của dân tộc Việt Nam nói riêng đã

chứng minh rằng, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội – thể hiện chiều sâu,

trình độ phát triển và sự trường tồn của một dân tộc. Nền văn hóa truyền thống của

dân tộc ta được kết tinh và khẳng định trong cuộc đấu tranh và lao động sản xuất để

tồn tại, phát triển của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Có thể nói văn

hóa là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nên truyền thống

lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam.

Từ thời xa xưa người ta đã khao khát được nghe về những miền đất và những

dân tộc khác lạ, như những câu chuyện của chàng thủy thủ Xim bát trong truyện “

nghìn lẽ một đêm”. Ngày nay, hầu như mọi ngóc ngách trên thế giới này đều đã

được khám phá, nhưng niềm khao khát được hiểu biết những dân tộc khác, những

miền đất khác vẫn không hề giảm đi, vì theo một nghĩa nào đó con người luôn tò

mò, họ luôn có một mơ ước trong tiềm thức được trở thành những nhà thám hiểm.

Ngày nay không gian sống, vật chất và hoạt động của chúng ta ngày càng mở

rộng, nhu cầu hiểu biết và giao tiếp cũng không ngừng tăng lên. Chúng ta muốn biết

nhiều hơn về đất nước và con người Nhật Bản, Italia, Thụy Sĩ…, vì có thể ta sẽ gặp

gỡ họ trên đường phố, ở nơi làm việc , và biết đâu ta sẽ có dịp được đi đến những

miền đất đó và nhìn thấy tận mắt những con người thú vị và nền văn hóa độc đáo

của họ.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đều nhận thức rõ

tầm quan trọng của giao lưu văn hóa nhằm nâng cao tầm ảnh hưởng của quốc gia ra

thế giới, phục vụ lợi ích dân tộc.

2

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa của thế

giới, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được bắt đầu từ cuối thế kỷ XVI khi

các nhà buôn Nhật đến Việt Nam buôn bán, giao thương tại cửa biển Hội An của

Quảng Nam. Sau đó khoảng một thế kỷ, Hội An đã trở thành “ phố Nhật” lớn nhất

của Việt Nam, đóng vai trò trung tâm buôn bán của Nhật với Đông Nam Á. Phố cổ

Hội An ngày nay còn để lại nhiều dấu ấn đậm nét về giao lưu kinh tế, văn hóa Việt￾Nhật. Thế nhưng phải mãi tới ngày 21 tháng 9 năm 1973, mối quan hệ giữa Việt

Nam và Nhật Bản mới được thiết lập, khởi đầu cho một kỷ nguyên hợp tác phát

triển có lợi cho cả hai bên về nhiều mặt. Các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao

lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ

mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.

Từ thực tiễn đó, nhằm phản ánh một cách khách quan và toàn diện thực tiễn sự

hợp tác, giao lưu văn hóa Việt Nam- Nhật Bản giai đoạn 1991- 2014. Đồng thời để

thấy được những tác động to lớn của văn hóa đối với sự phát triển cùng với kinh tế,

chính trị của hai nước đối với thế giới nói chung và đối với Việt Nam - Nhật Bản

nói riêng, từ đó rút ra được những bài học về quan hệ quan hóa của Việt Nam,

chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Quan hệ văn hóa Việt Nam- Nhật Bản từ năm

1991 đến năm 2014” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quan hệ văn hóa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 1991 đến năm 2014 là một

vấn đề lịch sử văn hóa quan trọng và “ nóng hổi” thu hút khá nhiều sự quan tâm của

giới nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Qua các công trình nghiên cứu này đã có

phần nào hé mở cho chúng ta những vấn đề có liên quan đến đề tài. Có thể điểm qua

những tác phẩm cụ thể đó là:

Cuốn Lịch sử thế giới một cách tiếp cận của Nguyễn Văn Hoàn- Lê Tùng Lâm

( 2014) giới thiệu về quá trình “ văn minh hóa” ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX,

các giai đoạn phát triển văn hóa của Việt Nam qua các thời kỳ, Việt Nam học hỏi

tiếp thu văn hóa của các nước khác. Tác phẩm này là những quan điểm nghiên cứu

riêng của các tác giả có ý nghĩa giới thiệu và hình dung một cách nhìn về lịch sử thế

giới. Trong đó các giả đã đề cập và so sánh nền văn hóa Việt Nam và Nhật Bản, hai

nước này đã có những mối quan hệ, hợp tác văn hóa diễn ra như thế nào.

3

Tác phẩm Việt Nam và Nhật Bản, Giao lưu văn hóa của T.S Vĩnh Sính - GS

sử học Đại học Alberta - Canada (2001), tổng hợp những bài tiểu luận, khảo cứu về

văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản. Trước hết, nó là những phát hiện mới về lịch sử

Việt Nam trong phong trào Đông Du, phát hiện mới về hoạt động, tư tưởng của cụ

Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Trường Tộ... trong thời kỳ ở Nhật. Thứ

đến, là so sánh cái giống và khác nhau của hai nền văn hóa. Và hơn hết là trả lời câu

hỏi: Tại sao Việt Nam và Nhật đều chịu ảnh hưởng của nền Văn minh Trung Quốc

mà Nhật Bản đã vươn lên thành một cường quốc, trong khi Việt Nam vẫn tìm

đường phát triển?.

Trong Quan hệ Việt Nam- Nhật Bản sau chiến tranh lạnh của PGS.TS Nguyễn

Thị Quế- PGS.TS Nguyễn Tất Giáp (2013) viết về mối quan hệ trong chính sách đối

ngoại giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản ít nhiều có đề cập sự hợp tác giữa hai

nước về văn hóa. Tác phẩm cho ta thấy được vai trò quan trọng trong hợp tác về đối

ngoại và văn hóa của nước ta với Nhật Bản trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh.

Nhận thức rõ vai trò to lớn của hợp tác cùng phát triển trước tác động của tình

hình thế giới và khu vực, với mong muốn “là bạn với tất cả các nước” trong cộng

đồng quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội vì mục tiêu hòa bình phát

triển cũng như đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã và

đang tăng cường ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực. Kể từ khi

thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ với

tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Đông Á. Quan

hệ Việt Nam - Nhật Bản không nằm ngoài quỹ đạo đó.

Cuốn sách Nhật Bản với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Lào và

Campuchia trong giai đoạn hiện nay của tác giả Hoàng Thị Thanh Hoa cùng các

cộng sự của trường Đại học sư phạm – Đại học Huế đã cho chúng ta thấy kể từ sau

chiến tranh lạnh thì quan hệ đối ngoại của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á trở

nên tốt đẹp hơn đặc biệt đối với Việt Nam. Cuốn sách cho chúng ta thấy vai trò to

lớn của Nhật Bản khi mà hợp tác với các nước Đông Nam Á, nội dung cuốn sách

trình bày có hệ thống mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Nhật Bản với Việt Nam,

Lào, Campuchia từ năm 1991 đến nay trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có quan hệ

hợp tác văn hóa giữa Nhật Bản – Việt Nam.

4

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Tôi chọn đề tài “ Quan hệ văn hóa Việt Nam và Nhật Bản từ năm 1991 đến

năm 2014” để nghiên cứu với mục tiêu:

Phản ánh thực tiễn sự giao lưu, phát triển quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và

Nhật Bản giai đoạn 1991-2014 một cách khách quan và trung thực. Từ đó tìm ra

những đặc điểm, những cái mới mẻ trong văn hóa của Nhật Bản để học hỏi, hợp tác

những thành tựu văn hóa đặc sắc của nước bạn.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Một là, khái quát mối quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản về lĩnh vực văn

hóa trước năm 1995, đồng thời tìm hiểu cơ sở và nhu cầu quan hệ giữa hai nước

trong giai đoạn 1991- 2014. Bên cạnh đó, tìm hiểu và phân tích tình hình quốc tế,

khu vực trước năm 1945 và nhu cầu hợp tác từ hai phía trong bối cảnh hiện nay

- Hai là, tìm hiểu về các nhân tố, loại hình, phương thức hợp tác trong quan hệ

Việt Nam- Nhật Bản trên lĩnh vực văn hóa từ năm 1991 đến 2014.

- Ba là, trên cơ sở nghiên cứu quan hệ văn hóa Việt Nam- Nhật Bản (1991-

2014), tác giả rút ra những thành tựu, đặc điểm, vai trò, hạn chế trong quan hệ văn

hóa của hai nước.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật

Bản từ 1991 đến 2014.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận tìm hiểu quá trình giao lưu, hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Nhật

Bản từ năm 1991 đến 2014 trong đó đi sâu vào quan hệ văn hóa giữa hai nước qua

các giai đoạn, nhất là giai đoạn hiên nay để thấy được tình hữu nghị của hai nước

thông qua các hoạt động văn hóa, thấy được sự quan tâm của nhà nước ta với chính

sách văn hóa.

5

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Để nghiên cứu và hoàn thành đề tài này chúng tôi khai thác các nguồn tư liệu

thành văn bao gồm các công trình nghiên cứu, các sách tham khảo và tra cứu, các

tạp chí nói về quan hệ văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản có liên quan

trong giai đoạn 1991 đến 2014.

Trong tạp chí của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á của Ngô Phương Anh￾Nguyễn Thị Quế (2010), số 7 đã đề cập đến “Quan hệ về văn hóa giữa Việt Nam￾Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI”, Nhật Bản đã hỗ trợ tài chính cho việc tham

xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi giữa hai nước diễn

ra rất sôi nổi.

Đề tài còn sử dụng nguồn tài liệu từ internet, đối với nguồn tư liệu này, chúng

tôi chủ yếu sử dụng các sản phẩm là bài báo, báo cáo khoa học, hình ảnh… của các

học giả, nhà nghiên cứu đã được công bố trên các website.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Khóa luận quán triệt lấy quan điểm của chủ nghĩa Mác –

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam trong

nghiên cứu, đặc biệt quan điểm, đường lối, chính sách văn hóa của Đảng và Nhà

nước trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.

- Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận kết hợp phương pháp lịch sử, phương

pháp lôgic và các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Sử dụng phương pháp

lịch sử và các phương pháp chuyên ngành như sưu tầm thống kê, phân tích – tổng

hợp, so sánh – đối chiếu…, cho phép tác giả sưu tầm, xử lý, đánh giá được hệ thống

tư liệu nội dung vấn đề. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp lôgic. Dựa

vào hệ thống tư liệu đã sưu tầm và xử lý, tác giả cố gắng sắp xếp theo từng vấn đề

đặt ra cho đề tài, từ đó phân tích, lý giải, nhận định một cách hợp lý khoa học và

khách quan.

-Đề tài thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra sẽ có những

đóng góp cơ bản sau đây:

+ Thứ nhất: Nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, hệ thống về hợp tác

văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản từ năm 1991đến năm 2014, góp phần làm sáng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!