Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ văn hóa - giáo dục việt nam - hàn quốc (1992 -2014).
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
898.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1392

Quan hệ văn hóa - giáo dục việt nam - hàn quốc (1992 -2014).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

Quan hệ văn hóa – giáo dục Việt Nam –

Hàn Quốc (1992 – 2014

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hiệp

Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử

Lớp: 11SLS

Người hướng dẫn: PGS.TS Lưu Trang

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................7

3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................7

3.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................8

4. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................8

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...........................................................8

5.1. Nguồn tư liệu....................................................................................................8

5.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................8

6. Đóng góp của đề tài.............................................................................................8

7. Bố cục đề tài........................................................................................................9

NỘI DUNG ..........................................................................................................10

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM – HÀN QUỐC

TRƯỚC NĂM 1992.............................................................................................10

1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực...........................................................................10

1.2. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trước năm 1992.............................................12

1.2.1. Giai đoạn trước 1948 ...................................................................................12

1.2.2. Giai đoạn từ 1948 – 1992.............................................................................14

1.3. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trên các lĩnh vực (1992 – 2014).....................17

1.3.1. Quan hệ chính trị .........................................................................................17

1.3.2. Quan hệ kinh tế............................................................................................19

1.3.3. Quan hệ trên một số lĩnh vực khác ...............................................................21

CHƯƠNG 2: HỢP TÁC VĂN HÓA – GIÁO DỤC VIỆT NAM – HÀN QUỐC

1992 – 2014...........................................................................................................24

2.1. Các nhân tố thúc đẩy quan hệ văn hóa – giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc .......24

2.1.1. Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa sau chiến tranh lạnh.............................24

3

2.1.2. Những điểm tương đồng về lịch sử - văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc ...........29

2.1.2.1. Về lịch sử hình thành đất nước..................................................................29

2.1.2.2. Về văn hóa................................................................................................31

2.1.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam – Hàn Quốc .........................................32

2.1.3.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam ..........................................................32

2.1.3.2. Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc..........................................................33

2.1.4. Nhu cầu về hợp tác văn hóa – giáo dục giữa hai nước..................................34

2.2. Nội dung hợp tác văn hóa – giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc ..........................36

2.2.1. Về văn hóa...................................................................................................36

2.2.2. Về giáo dục..................................................................................................42

2.2.2.1. Liên kết đào tạo và trao đổi:......................................................................42

2.2.2.2. Sự hỗ trợ của Hàn Quốc đối với giáo dục và đào tạo Việt Nam.................47

2.3. Thành tựu, hạn chế, vai trò và đặc điểm hợp tác văn hóa – giáo dục Việt Nam –

Hàn Quốc 1992 – 2014..........................................................................................51

2.3.1. Thành tựu và hạn chế...................................................................................51

2.3.1.1. Thành tựu .................................................................................................51

2.3.1.2. Hạn chế.....................................................................................................58

2.3.2. Vai trò của hợp tác văn hóa – giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc 1992 – 2014 60

2.3.3. Đặc điểm của hợp tác văn hóa – giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc.................62

2.3.4 . Một vài kiến nghị nhằm nâng cao mối quan hệ hợp tác văn hóa giáo dục Việt

Nam – Hàn Quốc...................................................................................................64

KẾT LUẬN..........................................................................................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................69

PHỤ LỤC

4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu ngành tiếng Hàn, Ngôn ngữ và văn hóa

Hàn Quốc, Hàn Quốc học ở Việt Nam ...............................................................44

Bảng 2: Các trường Đại học đào tạo ngành Tiếng Việt và Việt Nam học............46

Bảng 2: Một số trường đại học Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập sự hỗ trợ lẫn

nhau trong quá trình đào tạo...............................................................................47

5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới phát triển thịnh vượng mà

lại đóng kín cửa. Các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế có nhu cầu hợp tác với

nhau để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ và chia sẻ lẫn nhau.

Hiện nay nước ta mở rộng thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong

khu vực và trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh quốc

phòng. Phát triển mối quan hệ về văn hóa – giáo dục đã trở thành nhu cầu hàng đầu

của nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể nói, thế kỷ XXI là thế kỷ của sự giao thoa

văn hóa, trong sự giao thoa đó có cạnh tranh, có chọn lọc, có pha trộn và đan xen

lẫn nhau. Chính vì thế, quan hệ trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục đặc biệt là đối với

những quốc gia tương đồng về văn hóa luôn được Đảng và Nhà nước ta đề cao.

Việt Nam có một nền văn hóa được hình thành từ lâu đời, trải qua quá trình

lịch sử với nhiều biến động nhưng nền văn hóa ấy vẫn được tiếp tục gìn giữ và phát

triển cho đến ngày nay. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay với xu thế hội nhập, chúng

ta phải mở rộng giao lưu, tiếp xúc văn hóa với bên ngoài thì Nhà nước đã có những

chính sách, những kế hoạch để đưa nền văn hóa nước nhà có thể hội nhập, hòa

chung với nền văn hóa tiên tiến của thế giới, đồng thời chúng ta phải bước vào một

cuộc đấu tranh mới đó là đấu tranh để gìn giữ những nét văn hóa truyền thống và

tiếp nhận những yếu tố văn hóa tiên tiến từ bên ngoài.

Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa đưa đến thành công

của mỗi dân tộc. Vấn đề giáo dục được chú trọng để nhằm tạo ra những lớp người

làm chủ vận mệnh đất nước sau này, nó có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm nâng

cao trình độ dân trí, sự hiểu biết của con người và tác động trực tiếp đến lao động

sản xuất, khi chúng ta phát triển được nền kinh tế tri thức, có đội ngũ công nhân

lành nghề và được đào tạo bài bản thì sẽ nâng cao năng suất lao động và chất lượng

sản phẩm. Hàn Quốc là một quốc gia ở châu Á có kinh tế phát triển mạnh và nền

giáo dục tốt. Từ năm 1992, sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

thì Việt Nam và Hàn Quốc đã hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính

6

trị, văn hóa, giáo dục. Về văn hóa giáo dục, hai nước đã ký Hiệp định Văn hóa

tháng 8/ 1994 cùng nhiều thỏa thuận hợp tác giao lưu thanh niên và giáo dục khác,

thường xuyên có các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, điện ảnh và

công diễn. Ngoài ra còn có những ký kết, những hiệp định như Hiệp định Hợp tác

Giáo dục tháng 03/2000 đồng thời chúng ta đã quyết định chọn Hàn Quốc là đối tác

chiến lược trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo dục – đào tạo. Để

tìm hiểu mối quan hệ Việt – Hàn về văn hóa giáo dục như thế nào? Bao gồm những

nội dung gì? Nhà nước ta đã đề ra những chính sách gì cho quan hệ ngoại giao hai

nước. Tôi đã chọn đề tài “Quan hệ văn hóa – giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc

(1992 – 2014)” nhằm làm rõ những nội dung trên. Đồng thời, thông qua đề tài tôi

cũng mong muốn cung cấp một phần tư liệu để phục vụ cho việc tìm hiểu, học tập

cho những ai quan tâm đến quan hệ hai nước Việt Nam – Hàn Quốc.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ năm 1992 sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao trên

mọi mặt thì mối quan hệ giữa hai nước cũng được phát triển theo chiều hướng tích

cực. Trong quá trình hợp tác, hai nước thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội

nghị, tọa đàm khoa học nhằm cùng nhau nhìn nhận về mối quan hệ hai nước, trao

đổi kinh nghiệm của nhau. Đã có nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu về vấn đề

giao lưu văn hóa giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc, cụ thể:

- Quan hệ kinh tế và hợp tác giáo dục – đào tạo của Việt Nam – Hàn Quốc

(1992 – 2002), Hoàng Văn Hiển (2005), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu KHGD

cấp bộ, mã số B2004 - 07 - 15. Đây là một công trình sâu sắc, công phu, có nhiều

tìm tòi, khám phá trong nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế và hợp tác giáo dục của

hai nước Việt – Hàn giai đoạn từ 1992 - 2002.

- Quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên lĩnh vực văn hóa , giáo dục từ

1992 đến nay, Nguyễn Văn Dương (2009) được đăng trên Tạp chí nghiên cứu Đông

Bắc Á, số 12. Tài liệu này mới chỉ tập trung phân tích mối quan hệ văn hóa, giáo

dục hai nước trong thời kì từ 1992 đến 2009, chưa đi sâu vào việc nghiên cứu, làm

7

rõ những nội dung hợp tác về văn hóa, giáo dục giữa hai nước một cách toàn diện

trong giai đoạn này.

- Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay và triển vọng phát

triển đến năm 2020, Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Văn Dương

(đồng chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia (2011), công trình này tập trung phân tích

tình hình thế giới và khu vực, chính sách đối ngoại của hai nước sau chiến tranh

lạnh, mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trên các lĩnh vực chính trị - đối ngoại, văn

hóa, giáo dục, khoa học công nghệ khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao kể từ năm

1992. Từ những nhân tố trên đã làm rõ được mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa

hai nước đông thời thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quan hệ hai nước để

đưa ra những giải pháp thiết thực để tăng cường mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa

Việt Nam và Hàn Quốc.

- Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới, Ngô Xuân

Bình (chủ biên), NXB Từ điển bách khoa (2012), công trình này tập trung làm rõ

quan hệ hai nước kể từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 12/1992 cho

đến năm 2009 – thời điểm Việt Nam và Hàn Quốc nâng cấp quan hệ hợp tác chiến

lược.

Đa phần những tài liệu này được đăng trên những tạp chí, kỷ yếu tọa đàm,

hội thảo, hội nghị khoa học quốc tế; hoặc là những bài viết được trích trong những

đầu sách của tập thể nhiều tác giả đề cập đến nhiều nội dung khác nhau chứ chưa đi

sâu vào nghiên cứu lĩnh vực hợp tác văn hóa, giáo dục giữa hai nước. Trên cơ sở kế

thừa những kết quả lao động khoa học rất đáng trân trọng của các tác giả, đó là

những tài liệu không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu của tôi.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Quan hệ văn hóa – giáo dục Việt Nam –

Hàn Quốc (1992 – 2014)” là mối quan hệ, giao lưu trên lĩnh vực văn hóa và giáo

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!