Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong giải toán hình học không gian
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN HỒNG MINH
QUAN HỆ SONG SONG
VÀ QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG
GIẢI TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN
Chuyên ngành : Phương pháp toán sơ cấp
Mã số: 60.46.40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2013
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU
Phản biện 1: TS. LƯƠNG QUỐC TUYỂN
Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN GIA ĐỊNH
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 12
năm 2013.
* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hình học là một trong những môn học xuất hiện khá sớm. Khi
mới ra đời, hình học là môn khoa học thực nghiệm nảy sinh từ việc
đo đạc, tính toán các đại lượng về khoảng cách giữa các điểm, diện
tích các thửa ruộng, thể tích các thùng chứa,... Thời cổ đại, con
người đã tích lũy được nhiều kiến thức hình học khá phong phú,
chẳng hạn công thức Py-ta-go, định lý Ta-lét, công thức tính thể
tích hình chóp,... Dần dần, hình học trở thành một khoa học suy
diễn chặt chẽ, tức là thay vì dùng thực nghiệm để kiểm tra sự đúng
đắn của các sự kiện hình học, người ta chứng minh bằng lập luận
dựa vào các tính chất hình học. Ngày nay, hình học là một bộ phận
không thể tách rời và là công cụ quan trọng trong việc xây dựng
nên những bộ môn toán học hiện đại, đồng thời có nhiều ứng dụng
trong nhiều ngành khoa học, kĩ thuật khác.
Trong chương trình toán trung học phổ thông, hình học không
gian là một trong những môn học khó, trong đó quan hệ song song
và quan hệ vuông góc là những nội dung cơ bản. Các phương pháp
giải toán hình học không gian thường được dùng là: phương pháp
vectơ, phương pháp tọa độ, phương pháp dùng quan hệ song song,
quan hệ vuông góc, phương pháp tổng hợp,... Nhằm tìm hiểu quan
hệ song song và quan hệ vuông góc trong hình học không gian, tôi
chọn đề tài "Quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong
giải toán hình học không gian" cho luận văn thạc sĩ khoa học
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong hình
học không gian.
- Nghiên cứu việc vận dụng quan hệ song song và quan hệ vuông
góc vào giải toán hình học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong hình học không
gian.
2
- Các bài toán hình học không gian trong chương trình toán
trung học phổ thông.
- Phương pháp giải toán hình học không gian bằng quan hệ song
song và quan hệ vuông góc.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu về hình học không gian có liên
quan đến đề tài, đặc biệt các tài liệu về quan hệ song song và quan
hệ vuông góc.
- Nghiên cứu các tài liệu thu thập được để thực hiện đề tài.
- Trao đổi, thảo luận với người hướng dẫn.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn được
chia thành 03 chương:
Chương 1. Quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong hình học
không gian
Chương này trình bày sơ lược quan hệ song song, quan hệ vuông
góc trong hình học không gian, nhằm làm cơ sở cho các chương sau.
Chương 2. Quan hệ song song trong giải toán hình học không gian
Chương này trình bày việc vận dụng quan hệ song song để giải
một số lớp bài toán hình học không gian.
Chương 3. Quan hệ vuông góc trong giải toán hình học không gian
Phần đầu chương này trình bày việc vận dụng quan hệ vuông
góc để giải toán hình học không gian. Phần cuối chương giới thiệu
một số bài toán được giải bằng cả hai quan hệ song song và quan
hệ vuông góc.
3
CHƯƠNG 1
QUAN HỆ SONG SONG VÀ QUAN HỆ
VUÔNG GÓC TRONG HÌNH HỌC
KHÔNG GIAN
Chương này trình bày sơ lược quan hệ song song, quan hệ vuông
góc trong không gian, đủ để làm cơ sở cho các chương sau. Các kiến
thức liên quan và các chứng minh chi tiết có thể xem trong các tài
liệu về hình học không gian.
1.1. QUAN HỆ SONG SONG
Định nghĩa 1.1.1. Trong không gian, hai đường thẳng bất kỳ được
gọi là song song với nhau nếu chúng đồng phẳng và không có điểm
chung.
Định lí 1.1.1. Trong không gian, cho đường thẳng d và điểm A
nằm ngoài đường thẳng d. Lúc đó tồn tại duy nhất một đường thẳng
a đi qua A và song song với đường thẳng d.
Định lí 1.1.2. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một
đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
Định lí 1.1.3. (Định lí về giao tuyến của ba mặt phẳng). Nếu ba
mặt phẳng đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao
tuyến ấy hoặc đồng quy hoặc đôi một song song.
Định nghĩa 1.1.2. Trong không gian, đường thẳng d và mặt phẳng
(P) được gọi là song song với nhau nếu chúng không có điểm chung.
Định lí 1.1.4. Điều kiện cần và đủ để một đường thẳng song song
với một mặt phẳng là đường thẳng đó không nằm trong mặt phẳng
và song song với một đường thẳng nào đó chứa trong mặt phẳng.
Định lí 1.1.5. Nếu hai mặt phẳng cùng song song hoặc chứa một
đường thẳng, và chúng cắt nhau thì giao tuyến song song hoặc trùng
với đường thẳng trên.
4
Định lí 1.1.6. Cho điểm A và hai đường thẳng a, b chéo nhau. Lúc
đó tồn tại duy nhất một mặt phẳng (P) đi qua A sao cho (P) song
song hoặc chứa a và song song hoặc chứa b.
Định lí 1.1.7. Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P).
Nếu đường thẳng b song song với đường thẳng a thì b song song hoặc
thuộc mặt phẳng (P).
Định nghĩa 1.1.3. Trong không gian, hai mặt phẳng (P) và (Q)
được gọi là song song với nhau nếu chúng không có điểm chung.
Định lý sau cho phép đưa việc chứng minh hai mặt phẳng song
song về chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng.
Định lí 1.1.8. Cho hai mặt phẳng (P), (Q). Lúc đó (P) và (Q)
song song với nhau khi và chỉ khi trong mặt phẳng (Q) tồn tại hai
đường thẳng a, b cắt nhau sao cho a và b đều song song với mặt
phẳng (P).
Định lí 1.1.9. Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng, có một
và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đó.
Định lí 1.1.10. Cho hai mặt phẳng song song. Nếu một mặt phẳng
cắt mặt phẳng này thì cũng cắt mặt phẳng kia và hai giao tuyến
song song với nhau.
1.2. QUAN HỆ VUÔNG GÓC
Định nghĩa 1.2.1. Góc giữa hai đường thẳng a và b trong không
gian là góc giữa hai đường thẳng a
0
và b
0
cùng đi qua một điểm và
lần lượt song song song với a và b.
Định nghĩa 1.2.2. Hai đường thẳng được gọi là vuông góc với nhau
nếu góc giữa chúng bằng 90◦
.
Định nghĩa 1.2.3. Một đường thẳng được gọi là vuông góc với một
mặt phẳng nếu đường thẳng đó vuông góc với mọi đường thẳng nằm
trong mặt phẳng.
5
Khi đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng (P) ta còn nói mặt
phẳng (P) vuông góc với a hoặc a và (P) vuông góc với nhau và kí
hiệu a ⊥ (P) hoặc (P) ⊥ a.
Định lí 1.2.1. Nếu một đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng
cắt nhau cùng thuộc một mặt phẳng thì đường thẳng đó vuông góc
với mặt phẳng ấy.
Định nghĩa 1.2.4. Phép chiếu song song lên mặt phẳng (P) theo
phương l vuông góc với mặt phẳng (P) gọi là phép chiếu vuông góc
lên mặt phẳng (P).
Định lí 1.2.2. (Định lí ba đường vuông góc). Cho đường thẳng a
không vuông góc với mặt phẳng (P) và đường thẳng b nằm trong
mặt phẳng (P). Khi đó, điều kiện cần và đủ để b vuông góc với a là
b vuông góc với hình chiếu a
0
của a trên mặt phẳng (P).
Định nghĩa 1.2.5. Nếu đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng
(P) thì ta nói rằng góc giữa đường thẳng a và mặt phẳng (Q) bằng
90◦
.
Nếu đường thẳng a không vuông góc với mặt phẳng (P) thì góc
giữa a và hình chiếu a
0
của nó lên (P) gọi là góc giữa đường thẳng
a và mặt phẳng (P).
Định nghĩa 1.2.6. Góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa hai đường
thẳng lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng đó.
Định nghĩa 1.2.7. Khoảng cách từ một điểm M đến mặt phẳng
(P) (hoặc đến đường thẳng d) là khoảng cách giữa hai điểm M và
H, trong đó H là hình chiếu của điểm M trên mặt phẳng (P) (hoặc
trên đường thẳng d).
Định nghĩa 1.2.8. Khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng
(P) song song với a là khoảng cách từ một điểm bất kì của a đến
mặt phẳng (P).
Định nghĩa 1.2.9. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là
khoảng cách từ một điểm bất kì của mặt phẳng này đến mặt phẳng
kia.
6
Định nghĩa 1.2.10. Đường thẳng ∆ cắt hai đường thẳng chéo nhau
a, b và cùng vuông góc với mỗi đường ấy được gọi là đường vuông
góc chung.
Định nghĩa 1.2.11. Nếu đường vuông góc chung cắt hai đường
thẳng chéo nhau tại I và J thì đoạn thẳng IJ gọi là đoạn vuông góc
chung của hai đường thẳng đó.
Định nghĩa 1.2.12. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau
là độ dài đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng đó.
Định nghĩa 1.2.13. Hai mặt phẳng gọi là vuông góc với nhau nếu
góc giữa hai mặt phẳng đó là góc vuông.
Định lí 1.2.3. Điều kiện cần và đủ để hai mặt phẳng vuông góc với
nhau là mặt phẳng này chứa một đường thẳng vuông góc với mặt
kia.
1.3. LIÊN HỆ GIỮA QUAN HỆ SONG SONG VÀ QUAN
HỆ VUÔNG GÓC CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
Tính chất 1.3.1. Mặt phẳng nào vuông góc với một trong hai đường
thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng còn lại.
Tính chất 1.3.2. Hai đường thẳng cùng vuông góc với một mặt
phẳng thì song song hoặc trùng nhau.
Tính chất 1.3.3. Cho đường thẳng a và mặt phẳng (P) song song
với nhau. Đường thẳng nào vuông góc với mặt phẳng (P) thì cũng
vuông góc với a.
Tính chất 1.3.4. Nếu một đường thẳng và một mặt phẳng cùng
vuông góc với một đường thẳng khác thì đường thẳng và mặt phẳng
ấy song song với nhau hoặc đường thẳng ấy nằm trong mặt phẳng.
Tính chất 1.3.5. Đường thẳng nào vuông góc với một trong hai
mặt phẳng song song thì cũng vuông góc với mặt phẳng còn lại.
Tính chất 1.3.6. Hai mặt phẳng cùng vuông góc với một đường
thẳng thì song song hay trùng nhau.
7
CHƯƠNG 2
QUAN HỆ SONG SONG TRONG GIẢI
TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN
Chương này trình bày việc vận dụng quan hệ song song để giải
một lớp bài toán hình học không gian.
2.1. CHỨNG MINH TÍNH SONG SONG CỦA ĐƯỜNG
THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
2.1.1. Chứng minh hai đường thẳng song song
Để chứng minh hai đường thẳng trong không gian song song với
nhau chúng ta thường dùng một trong các cách sau:
• Cách 1: Chứng minh hai đường thẳng đó đồng phẳng và sử
dụng các kiến thức về hình học phẳng để chứng minh.
• Cách 2: Sử dụng các định lí, hệ quả về quan hệ song song
trong không gian để chứng minh, cụ thể như sau:
a 6= b
a k c
b k c
⇒ a k b;
d k (P)
d ⊂ (Q)
(P) ∩ (Q) = a
⇒ d k a;
(P) k (Q)
(P) ∩ (R) = a
(Q) ∩ (R) = b
⇒ a k b;
d k (P)
d k (Q)
(P) ∩ (Q) = a
⇒ d k a.
Bài toán 2.2. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành.
Trên các cạnh AB, SB, SC lấy lần lượt các điểm M, N, P sao cho
AM = k.AB, SN = k.SB, SP = k.SC (0 < k < 1). Xác định giao
điểm Q của CD và mặt phẳng (MNP). Chứng minh MQ k AD và
P Q k SD.
8
Lời giải. Theo giả thiết ta có
AM
AB =
SN
SB =
SP
SC ⇒
(
MN k SA
NP k BC
Khi đó ta có
(
M ∈ (MNP) ∩ (ABCD)
NP k BC
⇒ (MNP) ∩ (ABCD) = Mx,
Mx k BC và Mx cắt CD tại Q. Vậy Q = Mx ∩ (MNP).
Ta có MQ k BC, AD k BC. Suy ra MQ k AD.
Áp dụng Định lí Ta-lét, ta có
MQ k AD ⇒
DQ
DC =
AM
AB = k;
NP k BC ⇒
SP
SC =
SN
SB = k.
Do đó DQ
DC =
SP
SC ⇒ P Q k SD.
2.1.2. Chứng minh hai mặt phẳng song song
Để chứng minh hai mặt phẳng song song ta chứng minh:
- Mặt phẳng này chứa hai đường thẳng cắt nhau song song với mặt
phẳng kia, hoặc
- Chứng minh hai mặt phẳng phân biệt và cùng song song với một
mặt phẳng khác.
Bài toán 2.4 Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không
cùng nằm trên một mặt phẳng. Trên các đoạn thẳng AC và BF,
lần lượt lấy các điểm M, N sao cho AM
AC =
BN
BF
=
1
3
. Các đường
thẳng song song với AB kẻ từ M và N lần lượt cắt AD và AF tại
P và Q.
a) Chứng minh (F AD) k (BCE).
b) Chứng minh (MNQP) k (CDE).