Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam-Lý luận và thực tiễn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HOÏC VIEÂN CHÍNH TRÒ HAØNH CHÍNH QUOÁC GIA HOÀ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ÑEÀ TAØI CAÁP BOÄ NAÊM 2008 - 2009
TEÂN ÑEÀ TAØI
QUAN HEÄ PHAÙP LYÙ GIÖÕA NHAØ NÖÔÙC VAØ DOANH NGHIEÄP
DAÂN DOANH VUØNG KINH TEÁ TROÏNG ÑIEÅM PHÍA NAM -
LYÙ LUAÄN VAØ THÖÏC TIEÃN
Cô quan chuû trì: Hoïc vieän Chính trò Haønh chính Khu vöïc II
Chuû nhieäm ñeà taøi: TS PHAÏM MINH TUAÁN
Thö kyù ñeà taøi: ThS NGUYEÃN THÒ TRAÂM
7488
21/8/2009
HAØ NOÄI NAÊM 2009
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................4
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ QUAN HỆ
PHÁP LÝ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP DÂN DOANH VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
1.1 Lý luận về phân vùng kinh tế và áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực
tiễn Việt Nam ....................................................................................................................9
1.1.1 Lý luận về vùng kinh tế và phân vùng kinh tế........................................................9
1.1.2 Áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực tiễn Việt Nam............................11
1.1.2.1 Quá trình áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực tiễn Việt Nam ....11
1.1.2.2 Sự hình thành và vị trí vai trò của Vùng KTTĐ phía Nam ..........................13
1.2 Cơ chế quản lý nhà nước đối với vùng kinh tế và cơ chế quản lý nhà nước đối
với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ........................................................................18
1.2.1 Cơ chế quản lý nhà nước đối với vùng kinh tế ....................................................18
1.2.2 Cơ chế quản lý nhà nước đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ................20
1.2.2.1 Xem xét cơ chế quản lý vùng KTTĐ phía Nam từ góc độ các văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước ..................................................................................20
1.2.2.2 Cơ chế phối hợp của các địa phương vùng KTTĐ phía Nam .....................26
1.3 Những vấn đề lý luận về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD ..................28
1.3.1 Khái niệm Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh ..........28
1.3.2 Cấu trúc quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh.............31
1.3.2.1 Địa vị pháp lý của chủ thể ............................................................................32
1.3.2.2 Khách thể của quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD...........................38
1.3.2.3 Nội dung QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam ...........39
1.3.3 Những đặc điểm và yêu cầu đặt ra khi xây dựng quan hệ pháp lý giữa Nhà nước
và doanh nghiệp dân doanh Vùng KTTĐ phía Nam ....................................................42
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH MỐI QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA NHÀ
NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP DÂN DOANH
2.1 Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định mối QHPL giữa
Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam ................................................................48
2.1.1 Pháp luật hiện hành tạo hành lang pháp lý cần thiết cho sự phát triển của
DNDD...........................................................................................................................48
2.1.2. Những thành tựu đạt được từ khi pháp luật từng bước được hoàn thiện...........54
2.2 Luật Doanh nghiệp 2005 - “luật chơi mới cho sân chơi mới” đã làm đổi mới mối
QHPL giữa Nhà nước và DNDD ...................................................................................56
2.2.1 Những điểm mới cơ bản của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã làm đổi mới mối
QHPL giữa Nhà nước và DNDD..................................................................................56
2.2.2 Những bất cập trong Luật doanh nghiệp năm 2005 và những văn bản hướng dẫn
thi hành.........................................................................................................................61
2.3 Những hạn chế của pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước và DNDD ....67
2
2.3.1 Pháp luật còn cồng kềnh, nhiều nội dung chưa đồng bộ, chưa thống nhất, chưa
rõ ràng ..........................................................................................................................67
2.3.2 Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật chưa kịp thời, chưa đồng bộ,
chưa cụ thể và còn nhiều thiếu hụt...............................................................................69
2.3.3 Pháp luật về xử lý vi phạm còn thiếu...................................................................70
2.3.4 Tư duy ban hành pháp luật đã đổi mới nhưng vẫn còn ít nhiều tư tưởng giữ cơ
chế xin - cho từ cơ quan sọan thảo; thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thật sự cải
cách...............................................................................................................................71
2.3.5 Pháp luật hiện hành chưa tạo lập được môi trường pháp lý bình đẳng giữa Nhà
nước và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong sản xuất kinh doanh và
còn những sơ hở trong một số lĩnh vực. .......................................................................73
2.3.6 Pháp luật hiện hành còn có sự phân biệt về sự điều chỉnh giữa kinh tế tư nhân và
kinh tế Nhà nước chưa tạo lập được môi trường pháp lý bình đẳng, sân chơi chung
giữa các thành phần kinh tế. ........................................................................................75
Chương 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ
DOANH NGHIỆP DÂN DOANH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
3.1 Thực trạng về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam trong quá trình thành lập doanh nghiệp....................77
3.1.1 Hệ thống đăng ký kinh doanh.............................................................................77
3.1.2 Giấy phép “con” ................................................................................................79
3.1.3 Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đăng ký kinh doanh .....82
3.2 Thực trạng về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp...............................................................................................................................85
3.2.1 Về hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý DNDD...........86
3.2.2 Về thực trạng quản lý nhà nước đối với DNDD vùng KTTĐ phía Nam .............91
3.2.3 Thực trạng ưu đãi đầu tư đối với các DNDD vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
......................................................................................................................................94
3.2.4 Thực trạng kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với DNDD vùng KTTĐ phía
Nam.............................................................................................................................101
3.3 Thực trạng về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam trong hoạt động tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh
nghiệp.............................................................................................................................106
3.3.1 Thực trạng QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
trong hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp .................................................................106
3.3.2 Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
trong giải thể doanh nghiệp .......................................................................................109
3.3.3 Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam trong phá sản
doanh nghiệp ..............................................................................................................113
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA NHÀ
NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP DÂN DOANH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA
NAM
3
5.1. Quan điểm đổi mới, hoàn thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và Doanh
nghiệp dân doanh vùng KTTĐ phía Nam..................................................................122
5.1.1. Địa vị pháp lý của của chủ thể Nhà nước và chủ thể DNDD, quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể phải được xác lập phù hợp yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam .....................................................................................................................122
5.1.2 Hoàn thiện mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD luôn được đặt trong quá trình
hoàn thiện chính sách và pháp luật đối với các lọai hình doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế; trong quá trình hoàn thiện bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh cải cách
hành chính trong lĩnh vực kinh tế...............................................................................126
5.1.3 Hoàn thiện mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD trên cơ sở giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa sự đồng nhất và khác biệt giữa thành viên của Vùng, giữa nhu cầu
cạnh tranh để phát triển của từng địa phương với việc liên kết, phối hợp của các địa
phương trong Vùng KTTĐ phía Nam .........................................................................131
5.2 Các phương hướng, giải pháp hoàn thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và
Doanh nghiệp dân doanh Vùng KTTĐ phía Nam.....................................................133
5.2.1 Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý Vùng KTTĐ phía Nam......133
5.2.1.1. Quy hoạch để xác định rõ mô hình phát triển Vùng..................................134
5.2.1.2. Xây dựng Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-
2015 định hướng tới năm 2020 Vùng KTTĐ phía Nam ........................................135
5.2.1.3 Xác định cơ cấu tổ chức điều phối cho vùng KTTĐ phía Nam .................136
5.2.1.4 Thực hiện đồng bộ chính sách mở cửa, cạnh tranh ở VKTTĐPN và thực
hiện chính sách khuyến khích phát triển đối với khu vực kinh tế tư nhân và cụ thể
hơn là với kinh tế tư bản tư nhân trong quan hệ với các thành phần kinh tế khác. 139
5.2.1.5. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý nhà nước về kinh tế, trước mắt là liên
thông QLNN về cơ sở hạ tầng, môi trường là hạt nhân thúc đẩy phối hợp QLNN
trong các lĩnh vực khác...........................................................................................140
5.2.2 Phương hướng giải pháp trong xây dựng pháp luật nhằm hoàn thiện mối QHPL
giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam.......................................................140
5.2.2.1. Thay đổi tư duy xây dựng pháp luật..........................................................140
5.2.2.2. Đổi mới công tác soạn thảo luật ................................................................142
5.2.2.3 Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.....................................144
5.2.3 Phương hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa Nhà
nước và DNDD...........................................................................................................145
5.2.3.1 Đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật ..........................................................145
5.2.3.2 Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hạn chế những bất cập của luật Doanh nghiệp
2005 ........................................................................................................................145
5.2.3.3 Hoàn thiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra DNDD ...................................150
5.2.3.4 Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm.......................................................151
5.2.4 Các giải pháp mang tính hỗ trợ nhằm hoàn thiện mối QHPL giữa Nhà nước và
DNDD vùng KTTĐ phía Nam ....................................................................................152
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 160
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Được thành lập từ năm 1998 theo Quyết định số 44/1998/QĐ - TTg của
Thủ tướng Chính phủ, cho đến nay Vùng KTTĐ phía Nam đã bao gồm 8 tỉnh
thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Nhà nước đã lập dự án quy
hoạch tổng thể Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hướng vào phát triển địa bàn
này thành một vùng động lực, liên kết và thúc đẩy sự phát triển của các vùng
khác ở phía Nam và trong cả nước, cho đến hiện nay có thể khẳng định Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam đang phát triển đứng đầu trong ba vùng kinh tế
trọng điểm của cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam vẫn còn trăn trở tìm ra một cơ chế pháp lý phù hợp cho Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, cơ chế đó dung hòa được với cơ chế của các tỉnh thành
thành viên nhằm tạo nên được sự phối hợp đồng bộ để cùng phát tiển đồng thời
phát huy được lợi thế so sánh của các thành viên trong Vùng bởi thực tế một cơ
chế quản lý điều hành để kết nối toàn vùng vẫn đang thiếu và sự “cắt khúc”
không gian phát triển, để cho ranh giới hành chính của mỗi tỉnh thành “phân
đoạn” quá trình đầu tư vẫn cứ diễn ra, những chủ trương, chính sách, những quy
định thu hút đầu tư và phát huy nội lực của các địa phương có ít nhiều khác biệt,
không tính đến hoặc không thể hiện được quy hoạch chung của Vùng. Những lý
do đó làm cho mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp - đối tượng
trực tiếp thực thi những chủ trương, chính sách kinh tế của Nhà nước - ở mỗi
tỉnh thành cũng có những điểm chung và những điểm khác biệt hạn chế chủ
trương thu hút, ưu đãi đầu tư của các tỉnh thành viên và của Vùng.
Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp là quan hệ được điều
chỉnh bởi pháp luật và luôn được đổi mới, hoàn thiện trên cơ sở hoàn thiện các
quan hệ kinh tế. Thực tiễn cho thấy, muốn tăng cường hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, phải không ngừng hoàn thiện quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là
cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp với tư cách là chủ thể thực hiện trực
tiếp các chủ trương, chính sách của Nhà nước vào họat động thực tế cho phù hợp
với đặc điểm và điều kiện của nước ta trong từng giai đoạn phát triển. Vì vậy,
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và
5
doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ với việc quy hoạch tổng thể Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam hiện rất có ý nghĩa trong việc góp phần đề xuất ý kiến,
đóng góp xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý và điều hành Vùng.
Doanh nghiệp - chủ thể thực hiện trực tiếp các chủ trương, chính sách của
Nhà nước, nếu phân lọai dựa trên tiêu chí nguồn vốn do ai sở hữu, thường được
chia làm ba nhóm: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân (hay còn gọi
là doanh nghiệp dân doanh) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai (còn
được gọi là doanh nghiệp FDI). Ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong
những năm gần đây doanh nghiệp dân doanh là lực lượng phát triển rất mạnh
mẽ, cả về số lượng và nguồn vốn đầu tư là do hai nguyên nhân chính:
- Nguyên nhân khách quan: Nhà nước đã ban hành Luật Doanh nghiệp
năm 1999 và sau đó là Luật doanh nghiệp năm 2005. Đặc biệt Luật Doanh
nghiệp năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1.7.2006 điều chỉnh các doanh nghiệp họat
động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp
danh và doanh nghiệp tư nhân, với những quy định phù hợp hơn, sửa đổi theo
hướng hoàn chỉnh hơn so với Luật Doanh nghiệp 1999 đã tạo hành lang pháp lý
ổn định, có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn thành
lập doanh nghiệp.
- Nguyên nhân chủ quan: Đó là nếu trước đây trong quan hệ giữa Nhà
nước và doanh nghiệp dân doanh thường chỉ nhấn mạnh quan hệ quản lý của
Nhà nước, thì trong thời gian gần đây, cùng với việc thay đổi quan điểm, chủ
trương, cùng với những cải tiến mạnh mẽ về thể chế hành chính của các tỉnh
thành, đặc biệt đi đầu là thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là Bình Dương… mối
quan hệ này đã được nhìn nhận đánh giá lại, trở thành mối quan hệ hợp tác giữa
các thành viên trong một cộng đồng có trách nhiệm chung với yêu cầu của sự
phát triển đất nước. Quan điểm và những chính sách đổi mới như “một cửa một
dấu”, “trải thảm đỏ”… là nguyên nhân thu hút các nhà đầu tư đến với vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam.
Cùng với sự thay đổi của pháp luật (Nhà nước ban hành luật Doanh nghiệp
2005 có hiệu lực từ 1.7.2006) và chủ trương đổi mới của Vùng mà nội dung quan
hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng KTTĐ phía Nam đã có
những bước tiến lớn cần nghiên cứu thấu đáo, nhằm mục đích xem xét, đánh giá
những quy định của pháp luật trong thực tiễn, xem xét đánh giá những chủ trương,
6
chính sách của chính quyền các tỉnh Vùng KTTĐ phía Nam, từ đó đưa ra những đề
xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp
dân doanh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phù hợp với quan điểm xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN của toàn Đảng toàn dân ta.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kể từ khi được thành lập từ năm 1998, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
và sự phát triển của các doanh nghiệp dân doanh đã là những đề tài lớn cho
nhiều họat động nghiên cứu khoa học, và các nhà nghiên cứu đã tiếp cận dưới
rất nhiều góc độ khác nhau.
Ở góc độ khái quát: Dước góc độ kinh tế học, địa lý kinh tế - xã hội, kinh
tế chính trị học, khoa học pháp lý, các nhà nghiên cứu đã đề cập ở góc độ chung
những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng và quản lý nền kinh tế Việt Nam,
vùng kinh tế, vùng KTTĐ phía Nam, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp,
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp dân doanh.
Ở góc độ cụ thể: Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan
đến vùng KTTĐ phía Nam và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp dân doanh
theo từng khía cạnh nhất định, từ góc nhìn của khía cạnh đó nêu lên những
phương hướng, giải pháp, đề xuất thay đổi, điều chỉnh quan hệ quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp.
Mặc dù, có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, trong đó không ít công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dân doanh nói riêng nhưng
những công trình nghiên cứu mang tính khái quát thì lại đề cập rất nhiều nội
dung chung mà chưa đi vào cụ thể quan hệ pháp lý giữa nhà nước và doanh
nghiệp dân doanh; những công trình nghiên cứu dưới góc độ cụ thể, từ góc độ
nghiên cứu của mình có đề cập tới mối quan hệ này, nhưng chỉ là một góc nhìn,
chưa đi sâu vào quan hệ pháp lý và cũng chưa nhìn toàn diện dưới góc độ luật
học. Một số tác phẩm, công trình nghiên cứu thì hoặc là đã cũ vì nghiên cứu
theo góc nhìn của Luật Doanh nghiệp 1999 và các văn bản có liên quan, hoặc là
chỉ khoanh vùng nghiên cứu ở một tỉnh, thành, một ngành, lĩnh vực nhất định.
Có thể nói, hiện chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện về quan hệ
pháp lý giữa Nhà nước với doanh nghiệp dân doanh vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.
7
3. Mục tiêu của đề tài và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được triển khai nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp
dân doanh; phân tích đánh giá thực trạng mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và
doanh nghiệp dân doanh; những mặt tích cực, những tồn tại và nguyên nhân của
tồn tại.
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển và hoàn
thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam phù hợp quy định chung của pháp luật và vừa phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế vùng trong những năm tới góp phần đưa Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam trở thành đầu tàu trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa
mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Nghiên cứu toàn diện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân
doanh về cả lý luận lẫn thực tiễn sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật.
Đề tài nghiên cứu mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam
theo Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
4. Nội dung nghiên cứu:
Trên cơ sở của mục tiêu đề ra và các yêu cầu thực tiễn, đề tài tập trung
nghiên cứu các nội dung sau:
- Những vấn đề lý luận về vùng kinh tế trọng điểm và cơ chế quản lý nhà
nước đối với vùng KTTĐ phía Nam; về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và
DNDD vùng KTTĐ phía Nam
- Thực trạng pháp luật về quan hệ giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ
phía Nam
- Thực trạng thực hiện mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ
phía Nam
- Phương hướng, giải pháp hòan thiện mối QHPL giữa Nhà nước và
DNDD vùng KTTĐ phía Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật; quan điểm, chủ trương, chính
8
sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh tế, hoàn thiện nhà nước,
pháp luật.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như
phân tích, tổng hợp, hệ thống, thống kê, so sánh, phương pháp lịch sử. Bên cạnh
đó đề tài còn sử dụng phương pháp xã hội học thông qua việc điều tra khảo sát,
phỏng vấn, thăm dò xã hội học các doanh nghiệp nhằm xem xét đánh giá những
biểu hiện trên thực tế của mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Về mặt lý luận: Hoàn thiện hệ thống lý luận về mối quan hệ pháp lý giữa
Nhà nước với DNDD. Đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng
mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam; từ đó đưa
ra một cách có hệ thống quan điểm, phương hướng và giải pháp về việc hoàn
thiện mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Những nội dung nghiên cứu của đề tài có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng một cơ chế pháp lý cho Vùng
KTTĐ phía Nam, xây dựng mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với DNDD
vùng KTTĐ phía Nam. Đồng thời, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp, phục vụ cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy về pháp luật trong các trường đào tạo luật và kinh tế.
9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
VÀ QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP
DÂN DOANH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
1.1 Lý luận về phân vùng kinh tế và áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào
thực tiễn Việt Nam
Vùng là khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở các quốc gia. Xét về mặt địa lý, Vùng là một phần của bề mặt
trái đất, có những đặc trưng riêng về thỗ nhưỡng, khí hậu, kinh tế, xã hội, lợi thế
phát triển,… Xét về mặt quản lý, Vùng được xem là cấp trung gian giữa quốc
gia và tỉnh, vùng bao gồm một số tỉnh và mỗi một quốc gia có một số vùng
(trong một số trường hợp nhất định người ta thường dùng miền như miền Bắc,
miền trung, miền Nam). Tùy vào mục đích nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa
học quan niệm khác nhau về Vùng. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, Vùng có những
đặc trưng cơ bản sau:
- Vùng được xác định bởi không gian nhất định, đó là không gian về tự
nhiên, không gian về kinh tế, không gian về xã hội, không gian về văn hóa…
- Các yếu tố cấu thành nên vùng có sự đồng nhất tương đối với nhau
(không hoàn toàn giống nhau), có sự khác biệt tương đối, chính sự khác biệt này
hình thành nên lợi thế, bổ trợ lẫn nhau của các địa phương trong vùng trong quá
trình phát triển.
- Có hình thức kết cấu hệ thống nhất định, tính phân cấp, phân tầng, từ đó
hình thành các mối liên kết theo chiều dọc, chiều ngang. Trong vùng có các tiểu
vùng là các bộ phận hợp thành vùng lớn hơn.
1.1.1 Lý luận về vùng kinh tế và phân vùng kinh tế
Vùng kinh tế là một bộ phận hợp thành hệ thống nền kinh tế quốc dân, với
những đặc trưng như: chuyên môn hóa những chức năng kinh tế quốc dân cơ
bản; tính tổng hợp trong phát huy lợi thế phát triển của các địa phương thông
qua các mối quan hệ liên kết; tính thống nhất, vùng kinh tế được coi như một hệ
thống toàn vẹn, có hệ thống quản lý riêng nằm trong hệ thống quản lý nền kinh
tế quốc dân.
10
“Vùng kinh tế - xã hội là một bộ phận lớn của lãnh thổ quốc gia có các
hoạt động kinh tế-xã hội tiêu biểu, thực hiện sự phân công lao động xã hội trên
phạm vi cả nước. Đây là loại vùng có quy mô diện tích, dân số ở cấp lớn, phục
vụ việc hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng
như để quản lý các qua trình phát triển kinh tế-xã hội trên mỗi vùng của đất
nước”[184; 24]. Như vậy, vùng kinh tế là một bộ phận lãnh thổ trong nền kinh
tế, có cơ cấu kinh tế riêng, có mối quan hệ kinh tế qua lại, có đặc trưng, đặc
điểm riêng, có điều kiện phát triển khác biệt so với địa bàn khác của đất nước.
Phân vùng là việc chia lãnh thổ đất nước ra những đơn vị đồng cấp, phục
vụ cho mục đích nhất định trong một khoảng thời gian nhất định, nên khó có thể
có một sự phân vùng khách quan “tuyệt đối và vĩnh viễn”. Nếu chúng ta hiểu
vùng là một thực thể khách quan thì phân vùng là sản phẩm của tư duy khoa học
dựa trên một số chỉ tiêu và phương pháp mà người nghiên cứu, người quản lý
lựa chọn để phân định vùng.
Khi tiến hành phân vùng kinh tế, người ta thường nghiên cứu sự xuất hiện
và quy luật vận động của các yếu tố tạo vùng khách quan. Từ đó, xác định
những nguyên tắc, quan điểm nhất định để đưa ra hệ thống các vùng với cơ cấu
sản xuất và cơ cấu lãnh thổ nhất định. Trong thực tế có nhiều cách phân vùng
khác nhau, các vùng được phân chia theo tiêu chí kinh tế như nguồn lực kinh tế,
tổng hợp thể kinh tế, tổ chức các ngành/các hoạt động, chức năng và năng lực
kinh tế,… thành vùng kinh tế ngành và cùng kinh tế tổng hợp:
Vùng kinh tế ngành: là một vùng mà trong giới hạn của nó phân bổ tập
trung một ngành sản xuất nhất định, chẳng hạn như vùng nông nghiệp, vùng
công nghiệp,…Vùng kinh tế ngành cũng có tính chất tổng hợp của nó. Trong
vùng kinh tế ngành không chỉ có các ngành sản xuất chuyên môn hóa của nó,
mà còn có cả một cơ cấu phát triển tổng hợp tồn tại song song với các ngành sản
xuất chuyên sâu - đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển của vùng.
Chẳng hạn ở Việt Nam, kinh tế du lịch được chia thành 4 vùng: Bắc bộ, Bắc
Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam bộ.
Vùng kinh tế tổng hợp: là những vùng kinh tế đa ngành, có cơ cấu ngành
phức tạp, cơ cấu và quy mô hàng hóa lớn và phong phú. Các vùng kinh tế tổng
hợp là những lãnh thổ được lựa chọn theo quan điểm tổng thể của tất cả các
ngành, các lĩnh vực hoạt động có trên lãnh thổ trong mối quan hệ ảnh hưởng và
11
phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và quan hệ với các điều kiện phát triển của các
vùng, quan hệ với các lãnh thổ khác cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Vùng kinh tế tổng hợp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên cơ cấu kinh tế
nền kinh tế quốc dân. Sự chuyên môn hóa của các vùng được quy định bởi các
vùng kinh tế ngành tồn tại trong vùng kinh tế tổng hợp mà sự chuyên môn hóa
của nó có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển vùng kinh tế tổng hợp
khác (tính liên vùng).
Vùng kinh tế tổng hợp gồm 2 loại cơ bản:
Vùng kinh tế cơ bản: là vùng kinh tế có diện tích rộng, bao gồm nhiều
vùng kinh tế - hành chính cấp tỉnh. Vùng kinh tế cơ bản có thể có nhiều ngành
sản xuất chuyên môn hóa và sự phát triển tổng hợp của vùng cũng phức tạp hơn
so với vùng kinh tế hành chính. Vùng kinh tế cơ bản chỉ có ý nghĩa và chức
năng kinh tế. Tác dụng chủ yếu của vùng kinh tế cơ bản là giúp cho việc nghiên
cứu lập các chương trình kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội, từ đó
phân bổ hợp lý lực lượng sản xuất trên phạm vi cả nước và giữa các vùng, hình
thành nên mối liên kết vùng, tạo nên sự cộng hưởng về lợi thế, cùng phát triển
nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của từng vùng và cả nước, góp phần phát
triển cân đối lãnh thổ và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Việc phân vùng kinh tế cơ bản là nhằm hoạch định chiến lược, xây dựng
các kế hoạch phát triển, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô thực hiện
chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân. Các vùng kinh tế cơ
bản thường bao gồm nhiều đơn vị hành chính (các tỉnh, thành phố), nhưng bản
thân vùng kinh tế cơ bản lại không thành lập bộ máy quản lý hành chính mà đây
là những vùng trực thuộc Chính phủ Trung ương.
Vùng kinh tế - hành chính: là đơn vị nằm trong vùng kinh tế - xã hội lớn,
không những có chức năng kinh tế, mà còn có chức năng hành chính. Vùng kinh
tế - hành chính là kết quả của sự thống nhất giữa quản lý kinh tế với quản lý
hành chính được xây dựng trên nguyên tắc kinh tế, ranh giới hành chính và kinh
tế thống nhất với nhau. Vùng kinh tế - hành chính thực hiện đồng thời chức năng
quản lý kinh tế và quản lý hành chính, có bộ máy quản lý riêng, có ngân sách và
thị trường địa phương
1.1.2 Áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực tiễn Việt Nam
1.1.2.1 Quá trình áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực tiễn Việt Nam
12
Quá trình phân vùng kinh tế được thực hiện trên cơ sở khoa học và thực
tiễn của từng thời kỳ với những mục tiêu kinh tế, xã hội, chính trị khác nhau
nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển của đất nước. Trên thực tế phân vùng
kinh tế của Việt Nam ít nhiều mang tính chủ quan.
Thời kỳ trước năm 1954, dưới sự thống trị của Pháp thuộc, nước ta được
chia ra làm kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Sau Cách mạng Tháng Tám năm
1945, Hiếp pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trên phương diện hành
chính chia nước ta thành 3 bộ: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Để phục vụ cho
mục tiêu kháng chiến chống Pháp, nước ta được chia thành 8 vùng kháng chiến
gắn với các khu quân sự, sự phân vùng này mang ý nghĩa quốc phòng nhiều hơn
là thực hiện chức năng quản lý và phát triển kinh tế.
Thời kỳ 1954 - 1975, sau năm 1954 Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền
theo tinh thần Hiệp định Giơnevơ, miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa, miền Nam
dưới ách thống trị Mỹ - Ngụy.
Thời kỳ 1975 - 1986, đất nước hoàn toàn giải phóng, vấn đề phát triển
vùng được quan tâm đặc biệt. Cả nước được phân chia thành 7 vùng kinh tế
ngành để phát triển nông nghiệp và hình thành các vùng chuyên môn hóa tập
trung, gồm: Trung du và miền núi Bắc bộ; Đồng bằng sông Hông; Bắc trung bộ;
Duyên hải Nam Trung bộ; Tây Nguyên; Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long. Trong thời này, công tác phân vùng kinh tế tổng hợp được quan tâm, trên
cơ sở phát triển tổng hợp, đồng bộ, cân đối trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Thời kỳ 1986 - 2000, nền kinh tế thực hiện quá trình chuyển đổi cơ chế
quản lý từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước bằng đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xưởng và lãnh
đạo. Trên cơ sở xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 1991 - 2000, nước ta được chia thành 8 vùng kinh tế tổng hợp, gồm: Vùng
Đông Bắc bộ; Vùng Tây Bắc; Vùng Đồng bằng sông Hồng; Vùng Bắc Trung
bộ; Vùng duyên hải Nam Trung bộ; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam bộ và
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cách phân chia này vẫn được duy trì trong
việc xây dựng quy hoạch phát triển các vùng, hiện nay Tổng Cục thống kê vẫn
công bố các số liệu về kinh tế - xã hội theo 8 vùng nêu trên.
Trên quan điểm phát triển cân đối tổng thể trên phạm vi cả nước, hình
13
thành các cực tăng trưởng nhằm lôi kéo sự phát triển chung của cả nước, tạo
động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Chính phủ Việt Nam
quyết định hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm bao gồm những địa phương
năng động, có lợi thế trong phát triển là:
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm: TP. Hà Nội, Hưng Yên, Hải
Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh, với tam giác phát triển là Hà Nội - Hải
Phòng - Hạ Long.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam và Quảng Ngãi.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương,
Bà Rịa - Vũng Tàu, với tam giác phát triển là TP.HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu.
Thời kỳ 2001 đến nay, thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục chủ trương đổi mới toàn diện về kinh
tế - xã hội theo các vùng lãnh thổ, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát
triển các vùng kinh tế trọng điểm. Trên cơ sở 8 vùng kinh tế tổng hợp và 3 vùng
kinh tế trọng điểm, Văn kiện Đại hội IX xác định 6 vùng kinh tế - xã hội gắn với
3 vùng kinh tế trọng điểm cụ thể là:
1) Đồng bằng sông Hồng và vùng KTTĐ Bắc bộ;
2) Miền Đông Nam bộ và vùng KTTĐ phía Nam;
3) Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung bộ và vùng KTTĐ miền Trung;
4- Trung du và miền núi Bắc bộ (Tây bắc và Đông bắc);
5- Tây Nguyên;
6- Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong một diễn tiến mới nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định 492/2009/QĐ- TTg ngày 16.4.2009 phê duyệt phương án thành lập Vùng
KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
1.1.2.2 Sự hình thành và vị trí vai trò của Vùng KTTĐ phía Nam
Sự hình thành vùng KTTĐ phía Nam:
Sau khi Việt Nam cải cách mở cửa từ Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng
Cộng sản Việt Nam, với chủ trương tạo ra những tam giác kinh tế phát triển tạo
động lực cho khu vực và cả nước, 3 tam giác kinh tế được thành lập: miền Bắc
(Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) với thủ đô Hà Nội là hạt nhân, miền Trung
14
(Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng - Quảng Ngãi) với thành phố Đà Nẵng là hạt nhân
và miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu) với
thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân. Sau này, do yêu cầu về phát triển vùng và
đặc biệt là do sự phát triển năng động của các tỉnh nằm kề bên các tam giác kinh
tế (như tỉnh Hải Dương và Vĩnh Phúc ở miền Bắc, tỉnh Bình Định ở miền Trung
và tỉnh Bình Dương và Long An ở miền Nam), các tam giác phát triển đã được
mở rộng không gian địa lý.
Cho đến nay Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam là tên gọi khu vực phát
triển kinh tế động lực khu vực Đông Nam bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành
phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang (Tiền Giang thuộc miền Tây Nam
bộ). Theo Quyết định số 146/2004 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mục tiêu
phát triển KTTĐ phía Nam là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt
1,2 lần (giai đoạn 2006-2010) và 1,1 lần (giai đoạn 2011-2020) so với tốc độ
tăng trưởng bình quân đóng góp trong GDP cả nước tăng từ 36% hiện nay lên
40-41% vào năm 2010 và 2020, đồng thời giá trị xuất khẩu bình quân đầu
người/năm cũng tăng từ 1.493 lên 22.310 USD năm 2020.
Vai trò vùng KTTĐ phía Nam:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn
nhất cho kinh tế Việt Nam, chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70% kim ngạch
xuất khẩu và là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước,
tỷ lệ dân số đô thị gần 50% (so với mức bình quân 25% của cả nước).
Có thể so sánh qua những kết quả thống kê sau đây:
- Từ 1996 đến 2000, tốc độ tăng GDP (%) của cả nước là 7%, tốc độ tăng
GDP của Vùng KTTĐ phía Nam là 10,9%. Từ 2001 đến 2005, tốc độ tăng GDP
(%) của cả nước là 7%, tốc độ tăng GDP của Vùng KTTĐ phía Nam là 12%. Tuy
chưa có kết quả 2006 đến 2010, nhưng dự kiến tốc độ tăng GDP (%) của cả nước
là 8%, tốc độ tăng GDP của Vùng KTTĐ phía Nam là từ 13% - 14% [163; 36].
- Vào năm 2005, tỷ trọng GDP của Vùng KTTĐ phía Nam chiếm 40,3%
so với cả nước.