Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Mối quan hệ pháp lý giữa đại biểu dân cử với cử tri
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
***
LÝ HỒNG HUẤN
MỐI QUAN HỆ PHÁP LÝ
GIỮA ĐẠI BIỂU DÂN CỬ VỚI CỬ TRI
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Văn Nhiêm
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn cao học luật “Mối quan hệ pháp lý giữa đại biểu dân cử với
cử tri” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tác giả thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Vũ Văn Nhiêm. Những thông tin, số liệu trong luận văn là
trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc rõ ràng.
Lý Hồng Huấn
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài..................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài...................................................................5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..............................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................6
7. Bố cục của luận văn......................................................................................7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ PHÁP
LÝ GIỮA ĐẠI BIỂU DÂN CỬ VỚI CỬ TRI...................................................8
1.1. Khái niệm cử tri và đại biểu dân cử.........................................................8
1.1.1. Khái niệm cử tri ....................................................................................8
1.1.2. Khái niệm đại biểu dân cử ....................................................................9
1.2. Địa vị pháp lý của cử tri và đại biểu dân cử .........................................11
1.2.1. Địa vị pháp lý của cử tri .....................................................................11
1.2.2. Địa vị pháp lý của đại biểu dân cử .....................................................16
1.3. Nội dung mối quan hệ pháp lý giữa đại biểu dân cử với cử tri...........22
1.3.1. Bầu cử đại biểu dân cử .......................................................................22
1.3.2. Bãi nhiệm (bãi miễn) đại biểu dân cử.................................................27
1.3.3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu tại cơ quan dân cử ......29
1.3.4. Tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử ....................................................31
1.3.5. Tiếp công dân; tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh của công dân của đại biểu dân cử ................................................34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...............................................................................37
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA ĐẠI BIỂU
DÂN CỬ VỚI CỬ TRI VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.....................38
2.1. Thực trạng bầu cử đại biểu dân cử và các giải pháp hoàn thiện........38
2.1.2. Thực trạng bầu cử đại biểu dân cử.....................................................38
2.1.2. Các giải pháp hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu dân cử ..................44
2.2. Thực trạng bãi nhiệm đại biểu dân cử và giải pháp hoàn thiện .........48
2.2.1. Thực trạng bãi nhiệm đại biểu dân cử................................................48
2.2.2. Các giải pháp hoàn thiện việc bãi nhiệm đại biểu dân cử .................49
2.3. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu tại các cơ
quan dân cử và các giải pháp hoàn thiện .....................................................50
2.3.1. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu tại các cơ
quan dân cử ...................................................................................................50
2.3.2. Các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại
biểu tại các cơ quan dân cử ..........................................................................54
2.4. Thực trạng tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử và các giải pháp hoàn
thiện..................................................................................................................55
2.4.1. Thực trạng tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử...................................55
2.4.2. Các giải pháp hoàn thiện việc tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử ....62
2.5. Thực trạng tiếp công dân; tiếp nhận và xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân của đại biểu dân cử và các giải
pháp hoàn thiện ..............................................................................................66
2.5.1. Thực trạng tiếp công dân; tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân ........................................................66
2.5.2. Các giải pháp hoàn thiện việc tiếp công dân; tiếp nhận và xử lý đơn
thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân ............................68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...............................................................................70
KẾT LUẬN.........................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ khi giành được độc lập, xóa bỏ ách thống trị của chế độ thực
dân phong kiến, lần đầu tiên quyền làm chủ của nhân dân ta đã được thừa nhận
và quy định trong Hiến pháp năm 1946:“Nước Việt Nam là một nước dân chủ
cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân Việt Nam, không phân
biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
1 Trên cơ sở kế thừa và
phát triển tư tưởng tiến bộ đó, các bản Hiến pháp tiếp theo từ Hiến pháp năm
1959 đến Hiến pháp năm 1980 và hiện nay là Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ
sung năm 2001) của nước ta đều khẳng định:“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân...”2 Tuy
nhiên, nhân dân không thể trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước của mình mọi
lúc mọi nơi mà bầu ra những người đại diện để thay mặt họ thực thi quyền lực
ấy, những người đó chính là các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp, thường được gọi chung bằng một thuật ngữ là“Đại biểu dân cử”.
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đại biểu dân cử là người
được cử tri trực tiếp bầu chọn để đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của nhân dân; thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước tại các cơ
quan dân cử; đồng thời phải liên hệ chặt chẽ và chịu sự giám sát của cử tri; kịp
thời thu thập và phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc
hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước hữu quan; góp phần
tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt Hiến pháp, pháp luật; tham gia
vào việc quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Như vậy, có thể nhận thấy mối
quan hệ giữa đại biểu dân cử với cử tri vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính
hữu cơ, biện chứng giữa “cử tri” là người chủ thật sự của quyền lực nhà nước
với “đại biểu dân cử” là người được cử tri chọn lựa thông qua bầu cử để thay
mặt cho cử tri và nhân dân thực thi quyền lực tại các cơ quan dân cử. Đây là mối
quan hệ mang tính “máu thịt” rất chặt chẽ, khi quan hệ đó tốt sẽ là cơ sở vững
chắc để các cơ quan dân cử quyết định các chủ trương, chính sách phù hợp với
1 Điều 1 Hiến pháp năm 1946.
2 Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
2
lợi ích của cử tri và nhân dân; ngược lại, nếu quan hệ đó thiếu vững chắc sẽ tạo
ra những rào cản trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước của nhân dân; làm
giảm lòng tin của nhân dân vào các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật
của Đảng, Nhà nước.
Qua theo dõi hoạt động của các đại biểu dân cử thời gian gần đây có thể
nhận thấy mối quan hệ pháp lý giữa đại biểu dân cử với cử tri từng bước được
tăng cường, đại biểu sau khi được cử tri bầu chọn đã tích cực cùng với các cơ
quan dân cử thực hiện tốt vai trò và chức năng, nhiệm vụ của mình, đáp ứng
được lòng tin, sự kỳ vọng của cử tri và nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả
đạt được thì còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, cụ thể như: Vẫn còn tình trạng áp
đặt trong việc bầu chọn ra các đại biểu dân cử; hoạt động của không ít các đại
biểu dân cử hiện nay còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao; các hoạt động
giữ mối liên hệ với cử tri phổ biến nhất là tiếp xúc cử tri và tiếp công dân còn
“khá nhàm chán và kém hiệu quả”3
, tình trạng tiếp xúc với “đại cử tri” hay “cử
tri chuyên nghiệp” diễn ra ở nhiều địa phương, thậm chí có trường hợp “thờ ơ”
của đại biểu dân cử trước những vấn đề bức xúc mà cử tri và dư luận xã hội đặt
ra.
4 Ngoài ra, việc thực hiện quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử khi đại biểu đó
không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri và nhân dân mặc dù được Hiến
pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân quy định trong nhiều năm qua nhưng chưa được thực thi trên thực tế.
Trong quá trình đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay, việc
nghiên cứu mối quan hệ pháp lý giữa đại biểu dân cử với cử tri không những giải
quyết kịp thời những hạn chế, bất cập nêu trên mà còn góp phần hoàn thiện thể
chế dân chủ đại diện, phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao
hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử trong hệ thống chính trị.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài “Mối quan hệ pháp lý giữa
đại biểu dân cử với cử tri” làm luận văn Thạc sĩ luật học của mình.
3 Lương Anh Tế-Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương (2012), “Để hoạt động tiếp
xúc cử tri của đại biểu dân cử không rơi vào hình thức”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, số 133 ngày 12
tháng 5 năm 2012, tr1-3.
4 Điển hình như vụ cưỡng chế đất ở huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng mà tác giả Nguyên Lâm có bài
viết “Vụ Tiên Lãng: Đại biểu dân cử sao ít lên tiếng” đăng trên Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh điện
tử, số ra ngày 21/02/2012 là một minh chứng điển hình cho tình trạng này.
3
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu và tác giả đề cập đến hình
thức dân chủ đại diện nói chung, hoạt động của các cơ quan dân cử và đại biểu
dân cử nói riêng khá nhiều, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu mang
tính tiêu biểu sau:
- Phạm Văn Cành (2007), Hoạt động giám sát của Quốc hội đối với việc
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Luận văn thạc sỹ luật
học, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tất Thành Cang (2009), Tổ chức Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh: Thực trạng và đổi mới, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học
luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trần Thị Hạnh Dung (2009), Chức năng đại diện của Quốc hội Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học
luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Sĩ Dũng (2004), Quyền giám sát của Quốc hội - Nội dung và
thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, NXB Tư pháp, Hà Nội.
- Trần Ngọc Đường (2001), Quyền giám sát tối cao và một số suy nghĩ
về việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc
hội, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban
của Quốc hội, Kỷ yếu khoa học đề tài cấp bộ năm 2000-2001, Tăng cường hoạt
động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
- Trần Ngọc Đường (2005) Báo cáo tổng quan Đề tài KX 04.04 Xây
dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động động của Quốc hội và Chính phủ
trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước
ta, Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005.
- Trương Thị Hồng Hà (2007), Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức
năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án
tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
- Đinh Thanh Hương (2013), “Những đảm bảo cho đại biểu Quốc hội và
4
các kiến nghị bổ sung”, Nghiên cứu lập pháp, số 12 (244) năm 2013.
- Nguyễn Quang Hương (2006), Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng
lực đại diện của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật
học, Viện Nhà nước và pháp luật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
- Nguyễn Đức Lam (2005), Để tiến tới chuyên nghiệp, Quốc hội Việt
Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp.
- Nguyễn Thanh Minh (2006), Chức năng giám sát của Hội đồng nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh: Lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học,
Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vũ Văn Nhiêm (2011), iáo trình bầu cử trong nhà nước pháp quyền,
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tào Thị Quyên (2008), “Quyền bãi miễn đại biểu dân cử theo pháp luật
Việt Nam”, Nghiên cứu lập pháp, số 3 (129) năm 2008.
- Nguyễn Thị Minh Tâm (2010), Tổ chức và hoạt động của Thường trực
Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương (từ thực tiễn thành phố Hồ
Chí Minh), Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Nguyễn An Thính (2009), Tổ chức và hoạt động của các Ban Hội đồng
nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường
Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Thủy (2009), Địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội ở nước
ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Nguyễn Anh Vũ (2011), Quy trình lập pháp của Quốc hội Việt Nam:
Lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học luật Thành phố
Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, ở cấp độ quốc gia còn có cả Dự án “Tăng cường năng lực
cho các cơ quan dân cử ở Việt Nam” do Chương trình phát triển Liên hợp quốc
(UNDP) và một số nước như Thụy Sĩ, Canada, Phần Lan tài trợ nhằm nghiên