Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ nhật bản - hà lan thời kì tokugawa (1603 - 1868)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------
TRẦN THỊ HOA
Quan hệ Nhật Bản - Hà Lan thời kì
Tokugawa (1603 - 1868)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khu vực châu Á thế kỉ XVI, XVII có những chuyển biến quan trọng về
nhiều mặt. Các nước trong khu vực đang tiến tới các quốc gia phong kiến thống
nhất hùng mạnh. Đây cũng là khoảng thời gian mà các nước châu Á chịu sự nhòm
ngó, xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây, nguy cơ mất độc lập của các
nước châu Á là rất lớn. Vì vậy có thể coi là khó khăn, thách thức lớn nhất mà các
nước châu Á gặp phải. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó quan hệ giữa một số nước
châu Á với thực dân phương Tây vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.
Nằm trong khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản thế kỉ XVII đã là một quốc gia
thống nhất và đang trong thời kì nắm quyền của Tướng quân Tokugawa Ieyasu.
Đây là điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản tiến hành khôi phục và xây dựng nền kinh
tế trong nước, mở rộng ảnh hưởng đối với các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế nên đã tích cực
trong việc thiết lập mối quan hệ với các nước bên ngoài. Đặc biệt là tạo mọi điều
kiện cho những mối quan hệ với phương Tây.
Đối với các nước phương Tây, Nhật Bản luôn đề cao cảnh giác trước những
âm mưu xâm lược của họ. Hầu như mọi quan hệ chỉ diễn ra trong lĩnh vực thương
mại. Chính vì vậy, khi phát hiện thương nhân của Bồ Đào Nha có liên quan đến
việc truyền đạo Thiên chúa giáo và có âm mưu xâm lược Nhật Bản, chính quyền
Tokugawa đã ra lệnh trục xuất những thương nhân ngoại quốc và phát lệnh “Tỏa
quốc” (Sakoku, 1639). Thương nhân Hà Lan do không có liên quan đến Thiên
chúa giáo, lại có công giúp đỡ chính quyền Edo trong việc dập tắt khởi nghĩa ở
Shimabara nên đã được tiếp tục ở lại quan hệ buôn bán và trở thành thương nhân
có vai trò quan trọng đối với Nhật Bản trong thời kì tỏa quốc cho tới khi Mỹ buộc
Nhật Bản phải mở cửa (1853). Như vậy, nhờ có thương nhân Hà Lan mà trong
suốt hơn 250 năm đóng cửa Nhật Bản vẫn không bị cô lập, không bị lạc hậu mà
ngược lại đó lại là điều kiện tốt cho Nhật duy trì được sự hòa bình, ổn định của đất
nước. Thời kì Tokugawa (1603 - 1868) trở thành một giai đoạn phát triển cao nhất
3
của chế độ phong kiến ở Nhật Bản. Là nền tảng vững chắc cho công cuộc Minh
Trị duy tân thời kì cận, hiện đại.
Như vậy, việc nghiên cứu “Quan hệ Nhật Bản - Hà Lan thời kì Tokugawa
(1603 - 1868)” là một điều hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đó
cũng là lý do mà chúng tôi quyết định chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp
cuối khóa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi tìm hiểu về Nhật Bản có rất nhiều chủ đề để cho các nhà sử học nghiên
cứu. Trong đó có một vấn đề về quan hệ giữa Nhật Bản với các nước phương Tây
thời cận đại. Trong thời kì đó có quan hệ của đất nước Nhật Bản với các thương
nhân Hà Lan dưới thời Tokugawa (1603 - 1868) được coi là một vấn đề hay nhưng
“khó”. “Khó” bởi nguồn tài liệu, “khó” bởi các nhà nghiên cứu chưa khai thác
được những nguồn tài liệu gốc liên quan trực tiếp tới mối quan hệ này. Tuy nhiên
qua tìm hiểu chúng tôi cũng đã tìm thấy được một số bài viết của các nhà nghiên
cứu liên quan tới vấn đề như sau:
Tác giả Nguyễn Văn Kim có bài nghiên cứu Người Hà Lan - những năm
đầu ở Nhật Bản. Bài viết cho chúng ta thấy được một số hoạt động của người Hà
Lan trong những năm đầu ở Nhật Bản từ việc xin đặt quan hệ, lập thương điếm
đến giành được quyền buôn bán chính ở Nhật Bản cùng với Trung Quốc. Tuy
nhiên bài viết mới chỉ đề cập quan hệ Nhật Bản - Hà Lan ở giai đoạn đầu từ 1600
đến khi Tokugawa ra lệnh “tỏa quốc” mà chưa nghiên cứu mối quan hệ này ở
những giai đoạn sau cho tới hết thời Tokugawa
Hay công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hoàn: Nhật Bản trong
dòng chảy lịch sử thời cận thế. Trong đó cũng có một số bài viết về quan hệ
thương mại và giao lưu văn hóa của Nhật Bản với Hà Lan. Tuy nhiên, có bài viết
chủ yếu trình bày về các mặt hàng buôn bán mà Nhật Bản có ưu thế như vàng,
bạc, sứ... chứ chưa trình bày được một cách toàn diện về quan hệ Nhật Bản - Hà
Lan thời Tokugawa Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về Nhật Bản từ
khởi thủy đến hiện đại của các nhà sử học khác như: Lịch sử Nhật Bản của Phan
4
Ngọc Liên; Lịch sử Nhật Bản của Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên); hay Nhật Bản
cận đại của Vĩnh Sính. Trong đó các tác giả cũng đã có đề cập tới quan hệ của
Nhật Bản - Hà Lan một cách khái quát nhất.
Trong các tạp chí nghiên cứu Lịch sử, tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và
Đông Bắc Á của các tác giả: Nguyễn Văn Kim: “Nhật Bản 3 lần mở cửa - 3 sự
lựa chọn”...; Hoàng Anh Tuấn : “Mậu dịch tơ lụa của công ty Đông Ấn Hà Lan
với Đàng Ngoài 1637 - 1670”... Các bài viết đã cung cấp một số thông tin liên
quan đến quan hệ Nhật Bản - Hà Lan thời Tokugawa. Thế nhưng các tư liệu cũng
còn khá ít ỏi.
Bên cạnh đó còn có một luận văn Thạc sĩ Sử học và khóa luận tốt nghiệp
Cử nhân Lịch sử viết về quan hệ Nhật Bản với phương Tây như: Quan hệ Nhật
Bản với các nước phương Tây thời Tokugawa (1603 - 1868) của Trần Văn Đạt;
Vai trò của thương nhân Hà Lan, Trung Quốc trong mối quan hệ kinh tế Nhật Bản
với Việt Nam (1635 - 1786)... của Nguyễn Tuấn Anh. Đây là những công trình
nghiên cứu một cách khái quát về quan hệ Nhật Bản với các nước phương Tây và
vai trò của thương nhân Hà Lan trong quan hệ của Nhật Bản với Việt Nam. Tuy
vậy các công trình này cũng chưa đi vào cụ thể quan hệ Nhật Bản - Hà Lan thời
Tokugawa.
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết nghiên cứu về Nhật
Bản và quan hệ Nhật Bản với phương Tây - Hà Lan nhưng vẫn chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống về quan hệ Nhật
Bản - Hà Lan thời Tokugawa ( 1603 - 1868 )
3. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên các tư liệu sưu tầm được, mục đích của đề tài là nhằm tái hiện lại
một cách trung thực, khách quan bối cảnh lịch sử của Hà Lan và Nhật Bản trước
khi quan hệ với nhau. Từ đó nghiên cứu mối quan hệ của hai nước trong thời kì
Tokugawa (1603 - 1868). Đây là giai đoạn mà quan hệ của hai nước được coi là
tốt đẹp nhất cho đến trước khi Nhật Bản mở cửa với các nước phương Tây.
5
Thông qua đó tác giả muốn tái giúp cho người đọc nhận diện một cách chân
thực, chính xác những thăng trầm, những kết quả tốt đẹp qua các lĩnh vực trong
mối quan hệ của Nhật Bản và Hà Lan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ của hai nước Nhật Bản và Hà Lan
trong thời kì Tokugawa (1603 - 1868) trên các phương diện: tiền đề, nội dung, kết
quả, đặc điểm, vai trò .... Tuy nhiên, quan hệ của Nhật Bản - Hà Lan chịu sự ảnh
hưởng và chi phối của tình hình chính trị Nhật Bản từ đầu thế kỉ XVII đến giữa thế
kỉ XIX. Do đó, chúng tôi còn tìm hiểu thêm về bối cảnh lịch sử xã hội của Nhật
Bản để từ đó thấy được sự tác động qua lại của bối cảnh đối với quan hệ Nhật Bản
- Hà Lan dưới thời Tokugawa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đề cập đến mối quan hệ giữa Nhật Bản với Hà Lan trong thời
Tokugawa được thể hiện thông qua các lĩnh vực quan hệ trao đổi buôn bán và giao
lưu về văn hóa, khoa học kĩ thuật.... Mặc dù phạm vi thời gian là dưới thời
Tokugawa của Nhật Bản, nhưng chúng tôi vẫn có những nghiên cứu về mối quan
hệ qua lại giữa Hà Lan với Nhật Bản nhằm làm rõ hơn đề tài cần nghiên cứu.
5. Các nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp chính của
chuyên ngành Lịch sử như: phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử kết hợp với
sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp; thống kê, mô tả; so sánh, đối chiếu, ... Sử
dụng các phương pháp và thao tác đó, chúng tôi thực hiện đề tài theo ba bước sau:
Bước một: Sưu tầm và tìm kiếm tài liệu. Sau khi xác định tên, đối tượng và
giới hạn của đề tài, chúng tôi tiến hành sưu tầm các tài liệu có liên quan như: sách,
tạp chí nghiên cứu về Nhật Bản và quan hệ của Nhật Bản. Thực hiện điều này
chúng tôi tìm kiếm và sử dụng các tài liệu được lưu trữ tại thư viện Đại học Sư
phạm Đà Nẵng, phòng tư liệu khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng,
6
Thư viện Đại học Sư phạm Huế, phòng tư liệu khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư
phạm Huế, Thư viện Đại học Khoa học Huế,....
Bước 2: Trên cơ sở những tài liệu thu thập, tìm kiếm được chúng tôi tiến
hành phân tích để tổng hợp nên những nội dung trong quan hệ của Nhật Bản với
Hà Lan thời Tokugawa (1603 - 1868) và đối sánh với quan hệ của Nhật Bản với
các nước khác trong cùng giai đoạn.
Bước 3: Sau khi trình bày các lĩnh vực trong quan hệ của Nhật Bản - Hà
Lan, tôi làm nổi bật lên vai trò và đặc điểm của mối quan hệ đối với chính trị, kinh
tế, xã hội lúc bấy giờ.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành sẽ cung cấp nguồn tư liệu có tính hệ thống giúp cho
chúng ta hiểu được một cách tương đối, rõ ràng, mạch lạc về quan hệ của Nhật
Bản với Hà Lan thời kì Tokugawa (1603 - 1868) bao gồm những nội dung gì và
diễn ra như thế nào trong giai đoạn thống trị của chính quyền phong kiến
Tokugawa. Bên cạnh đó, còn cho thấy mối quan hệ này có đặc điểm gì và vai trò
của nó như thế nào đối với sự ổn định và phát triển của cả hai nước, đặc biệt là
trong thời kì Nhật Bản thực hiện chính sách “đóng cửa” đất nước.
Trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm trong quan hệ của Nhật Bản với Hà
Lan trong hơn hai thế kỉ để cho chúng ta có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ
này và cũng từ đó rút ra được những bài học lịch sử về quan hệ giữa các nước.
Nhận thức được sự gắn liền và luôn tồn tại tương trợ lẫn nhau giữa quan hệ ngoại
giao, thương mại và các mối quan hệ khác. Qua đó có thể vận dụng vào mối quan
hệ song phương và đa phương trong giai đoạn đất nước đang mở cửa hiện nay.
Đồng thời vấn đề mà đề tài đề cập còn là một nội dung trong lịch sử quan
hệ quốc tế thời kì cận đại cho nên đề tài còn là nguồn tư liệu tham khảo cho sinh
viên các nhóm ngành: Lịch sử, Đông Nam Á, Đông phương học, Quốc tế học và
những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này.
7
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội
dung của đề tài gồm có hai chương:
Chương 1: Cơ sở để xác lập quan hệ Nhật Bản - Hà Lan thời Tokugawa
(1603 - 1868)
Chương 2: Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hà Lan thời Tokugawa (1603 -
1868)
8
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở để xác lập quan hệ Nhật Bản - Hà Lan thời Tokugawa
(1603 - 1868)
1.1. Tình hình của Nhật Bản và Hà Lan đầu thế kỉ XVII
1.1.1. Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XVII
1.1.1.1. Quá trình thống nhất Nhật Bản
Đầu thế kỉ XVII, ở phương Đông nói chung và Nhật Bản nói riêng vẫn tồn
tại chế độ phong kiến. Nền kinh tế kém phát triển hơn so với các nước phương
Tây và có thể coi là vẫn nằm trong tình trạng “lạc hậu” hơn. Bên cạnh đó, các
nước phương Đông lại là những miền đất hứa đối với các nước phương Tây. Vì
vậy, sau những cuộc phát kiến địa lý vào cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, phương
Tây dần tìm đến với lục địa xa xôi này. Các đoàn thuyền buôn và thuyền chiến
phương Tây xuất hiện ngày càng nhiều trên vùng biển châu Á đã tác động mạnh
đến quan hệ các nước trong khu vực. Năm 1511, Bồ Đào Nha xâm chiếm
Malacca, đây là nước thực dân đầu tiên có mặt tại Á châu và cũng là sự khởi đầu
cho hàng loạt hành động tranh giành ảnh hưởng, cướp đoạt của các nước phương
Tây đối với nhiều dân tộc châu Á nói chung. Tiếp sau Bồ Đào Nha là Tây Ban
Nha, Hà Lan, Anh cũng lần lượt tìm đến châu Á, trong đó có Nhật Bản.
Trong khi đó, ở Nhật Bản vào nửa sau thế kỉ XVI dưới thời Mạc phủ
Muromachi, đất nước chia thành hai miền Nam - Bắc triều và chiến tranh xảy ra
thường xuyên làm cho đời sống của nhân dân đói khổ. Trong khi đó, bọn phong
kiến thường huy động nông dân tham gia vào quân đội của chúng làm cho nông
dân bắt đầu có thói quen sử dụng vũ khí và ít nhiều có những hiểu biết về quân sự,
ở nhiều nơi nông dân còn tự động kết thành từng nhóm để bảo vệ xóm làng, khi có
việc thì đánh chuông triệu tập hội nghị dân làng để triệu tập. Bên cạnh đó do sự áp
bức bóc lột ngày càng nặng nề của giai cấp phong kiến và do những điều kiện
thuận lợi mới như vậy nên kể từ đầu thế kỉ XV đã có hàng loạt các cuộc đấu tranh
9
và khởi nghĩa của nông dân chống lại chính quyền Mạc phủ làm cho chính quyền
Mạc phủ suy yếu. Đến nửa sau thế kỉ XVI, sự nghiệp thống nhất đất nước của các
vị anh hùng trong lịch sử Nhật Bản bắt đầu. Mở đầu là nhà lãnh đạo quân sự Oda
Nobunaga (1534 - 1582), tiếp đến là vị anh hùng Toyotomi Hideyosi (1536 -
1598), và hoàn thành sự nghiệp thống nhất Nhật Bản là Tướng quân Tokugawa
Ieyasu (1542 - 1616).
Nobunaga là một Daimyo nhỏ ở vùng Oda, gần Nagoya thuộc trung bộ đảo
Hanshu. Ông đã tổ chức một đạo binh mạnh và áp dụng kĩ thuật mới nên đã nhanh
chóng đánh bại Mạc phủ Muromachi vào năm 1573 rồi nắm lấy chính quyền trung
ương, nhưng bề ngoài vẫn tỏ ra trung thành với Thiên hoàng nên không xưng
tướng quân. Tuy nhiên, đến năm 1582, Nobunaga bị bộ hạ của mình là Akechi
Mitsuhide làm phản, ám sát trước khi thực hiện giấc mộng bá quyền của mình.
Người kế thừa sự nghiệp của Nobunaga là Tướng quân Toyotomi
Hideyoshi. Sau khi giết chết Akechi Mitsuhide báo thù cho chủ tướng, ông lần
lượt đánh bại các bộ tướng khác của Nobunaga thống nhất chính trị trên toàn cõi
năm 1590. Tuy nhiên ông chỉ xưng là Kampaku (quan bạch) như Tể tướng của
triều đình, nhưng thực tế nắm hết mọi quyền bính trong tay. Ông đã đưa thành phố
Osaka trở thành trung tâm chính trị và kinh tế của cả nước. Về mặt đối ngoại, ông
đã hai lần đưa quân sang đánh Triều Tiên vào các năm 1592 và 1597. Đến năm
1598, Hideyoshi chết đột ngột đã làm cho mộng xâm lược bành trướng ra bên
ngoài của Hideyoshi không thực hiện được.
Sau khi chết, Hideyoshi để lại vương quyền cho con trai là Hideyori nhờ
Tokugawa Ieyasu và bốn daimyo phò tá. Trong đó Tokugawa Ieyasu là người có
thế lực nhất, vốn đã xây đắp thành Edo nay là Tokyo để chờ thời cơ. Năm 1600,
Ieyasu đánh tan liên minh của những Daimyo này ở Sekigahara, rồi xưng là
“Tướng quân” lập Mạc phủ ở Edo, gọi là “Mạc phủ Tokugawa”. Sau đó được
Thiên hoàng phong chức “Chinh Di Đại Tướng Quân” (1603), bắt đầu thời kì hòa
bình thịnh trị kéo dài trong suốt hơn 250 năm. Như vậy, Nhật Bản đến thời kì