Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ Nhật - Ấn trong cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á hai thập niên đầu thế kỷ 21
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 4 (91) Các vấn đề Quốc tế
12/2012 155 1 156 12/2012
QUAN HỆ NHẬT - ẤN TRONG CẠNH TRANH
ẢNH HƯỞNG TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ 21
Ths. Ngô Phương Anh*
Tóm tắt
Trong những năm đầu thế kỷ 21, với những chuyển biến tích cực
trong đời sống an ninh chính trị cùng sự phát triển kinh tế nhảy vọt của
nhiều nước thành viên, Đông Á nói chung và Đông Nam Á (ĐNA) nói
riêng đã trở thành nơi đan xen lợi ích và quan hệ phức tạp giữa các nước
lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Liên minh Châu Âu
(EU) và quan hệ của các nước này với các nước ASEAN. Nhật Bản, mặc
dù gần đây liên tiếp hứng chịu nhiều rủi ro, như bị Trung Quốc chiếm vị
trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chịu thiệt hại và ảnh hưởng nặng nề
từ thảm họa kép động đất - sóng thần và sự cố hạt nhân, song với những
nỗ lực đã đạt được trong chiến lược “Hướng về châu Á” thời gian qua,
vai trò cùng vị trí nước này vẫn được đánh giá rất cao tại khu vực ĐNA.
Chính sách “Hướng Đông” đang đẩy nhanh ảnh hưởng của Ấn Độ tại
châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD), trước hết là ĐNA. Với sự bứt phá
về thực lực kinh tế và quân sự, cùng mạng lưới quan hệ quốc tế được mở
rộng và đi vào chiều sâu, Ấn Độ xứng đáng trở thành một chủ thể có vai
trò quan trọng trong khu vực. Riêng đối với Việt Nam, chiến lược cạnh
tranh ảnh hưởng của hai cường quốc lớn Nhật Bản và Ấn Độ tại khu vực,
* Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
dù là gia tăng can dự để hợp tác hay là để kìm chế tầm ảnh hưởng lẫn
nhau, cũng đều tạo ra những tác động nhất định đến quá trình phát triển
đất nước.
Bài viết này chủ yếu tập trung phân tích mối quan hệ và những
cạnh tranh ảnh hưởng giữa hai nước lớn Nhật Bản và Ấn Độ tại khu vực
ĐNA trong hai thập niên đầu thế kỷ 21 và đề cập đến tác động của nó đối
với Việt Nam.
Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia độc lập có chủ quyền là
Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Timo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mian-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam và Xinh-ga-po, trong đó 10 nước
(trừ Đông Timo) là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á -
ASEAN. Với hệ thống cảng biển, eo biển và đường hàng hải thuận tiện
nhất từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, Đông
Nam Á (ĐNA) trở thành cầu nối giữa hai châu lục Âu - Á, giữa Tây Nam
Á, Trung Cận Đông, Bắc Phi với Đông Bắc Á và Bắc Mỹ. Vị trí địa -
chiến lược quan trọng cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
khiến ĐNA sớm trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng của nhiều
cường quốc trên thế giới.
Trong thập niên đầu thế kỷ 21, thế giới chứng kiến những sự kiện
quan trọng và những đổi thay to lớn, các trục quan hệ ngày càng đa dạng
và phức tạp; cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm suy yếu nước Mỹ
nhưng lại là cơ hội cho nhiều quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ
phát triển; vị thế ngày càng cao của châu Á; sự hội nhập sâu rộng cũng
như cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia - khu vực. Với những chuyển
biến tích cực trong đời sống an ninh chính trị cùng sự phát triển kinh tế
nhảy vọt của nhiều nước thành viên, ĐNA đã nâng vai trò và vị trí quốc
tế của mình lên một tầm cao mới. Không chỉ xét từ góc độ địa - chính trị
, 12/2012:
155-184.
.