Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ ngoại giao hàn quốc -triều tiên (1953-2014).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Triều Tiên
(1953 - 2014)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử
Lớp: 11SLS
Người hướng dẫn: PGS.TS Lưu Trang
2
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Phạm vi của đề tài.................................................................................. Error! Bookmark not defined.
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
5. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ Error! Bookmark not defined.
6. Bố cục của khóa luận ................................................................................. Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG.................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUAN HỆ NGOẠI GIAO HÀN QUỐC - TRIỀU TIÊN TỪ
NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1953......................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Vài nét về bán đảo Triều Tiên và vị trí địa - chiến lược của đảo này ...........Error! Bookmark not
defined.
1.2. Bối cảnh lịch sử.............................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Quan hệ Hàn Quốc - Triều Tiên từ năm 1945 đến năm 1953................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ NGOẠI GIAO HÀN QUỐC - TRIỀU TIÊN THỜI KÌ 1953 ĐẾN 2014.... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Các nhân tố chi phối quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Triều Tiên........... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Tác động tình hình thế giới và khu vực............................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Sự hội nhập của hai nước vào khu vực và quốc tế.............................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Các giai đoạn quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Triều Tiên...................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Giai đoạn 1953 - 1991 ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Giai đoạn 1991 – 2014 ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Đặc điểm, vai trò và triển vọng quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Triều Tiên thời kỳ 1953 – 2014
...................................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Đặc điểm............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Vai trò ................................................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Triển vọng ........................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3
KẾT LUẬN.................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC ...................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM: Hội nghị liên khu vực Á - Âu
CA - TBD: Châu Á Thái Bình Dương
CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân
LHQ: Liên hợp quốc
TBCN: Tư bản chủ nghĩa
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Triều Tiên đứng trước cơ hội trở thành quốc
gia độc lập, thống nhất. Tuy nhiên, những bất đồng trong nội bộ người Triều Tiên và sự
can thiệp từ bên ngoài (Hoa Kì và Liên Xô) đã làm cho tình hình Triều Tiên chuyển sang
một con đường mới. Cuối cùng, những người theo chủ nghĩa dân tộc (muốn thống nhất
Triều Tiên) bị các thế lực mạnh hơn (những người thân Liên Xô và Hoa Kì) đẩy ra khỏi
chiến trường. Do đó, trong hai tháng (tháng 8 và tháng 9 năm 1948), Triều Tiên xuất hiện
hai nhà nước trên cùng một đất nước là: Đại Hàn Dân Quốc (tháng 8 năm 1948) ở miền
Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (tháng 9 năm 1948) ở miền Bắc. Sau
cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953, sự thất bại của Hiệp định đình chiến Panmonjyo
và Hiệp định Giơnevơ đã đánh dấu sự thất bại trong nổ lực thống nhất hai miền Triều
Tiên. Cuối cùng, Triều Tiên bị chia cắt thành hai nhà nước với hai chế độ khác nhau cho
đến ngày nay.
Triều Tiên là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời ở Châu Á. R.tagore (Ấn Độ)
từng cho rằng “trong thời đại hoàng kim của Châu Á, Triều Tiên là một trong những
nước mang đèn của Châu Á” [28]. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, đây là cơ hội thuận
lợi cho nhân dân Triều Tiên nổi dậy giành độc lập. Tuy nhiên, đất nước vẫn không thống
nhất và chia làm hai miền. Sau khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, Bắc
Triều Tiên và Hàn Quốc chưa có hòa bình thực sự, do chỉ mới ký kết hiệp định ngừng
bắn. Từ những năm 70, hai bên đã công nhận chính phủ của nhau và hiện nay hai bên là
hai quốc gia riêng biệt, có chủ quyền được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Thực tế này,
dẫn đến hai quan điểm, trong đó có ý kiến cho rằng, bán đảo Triều Tiên không cần thống
5
nhất nhưng vẫn mở cửa với nhau giống như Ấn Độ và Pakistan...Nhưng quan điểm cơ
bản cho rằng, việc thống nhất Triều Tiên là tất yếu vì đó là một dân tộc trên một bán đảo.
Do thời gian bị chia cắt lâu, cho nên giữa hai miền đã có khoảng cách trên nhiều khía
cạnh. Trong đó, ngôn ngữ đã hơi khác và có sự “phân rẽ’’ về văn hoá, tuy hai miền có
chung văn hoá truyền thống và lịch sử. Đặc biệt, sự chênh lệch lớn về kinh tế giữa Hàn
Quốc và Triều Tiên là vấn đề quan ngại lớn trong tiến trình hoà giải, thống nhất giữa 2
miền, đấy là chưa nói đến sự khác biệt về thể chế chính trị.
Tiến trình hoà bình và hợp tác giữa 2 miền đã diễn ra với những thăng trầm. Sự thống
nhất theo hướng hòa bình phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Triều Tiên và sự ổn
định của khu vực. Tuy nhiên, đường đi tới còn nhiều khó khăn do chưa có thống nhất về
quan điểm giữa 2 miền và bị chi phối mạnh mẽ yếu tố nước ngoài có liên quan trực tiếp.
Quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Triều Tiên hiện nay vẫn đang là vấn đề nóng bỏng được
quốc tế đặc biệt quan tâm. Trong hoàn cảnh phức tạp của tình hình thế giới hiện nay, hòa
bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc
gia, dân tộc.
Nghiên cứu về mối quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Triều Tiên có ý nghĩa và thực tiễn rất
lớn, nó cho thấy được đường lối ngoại giao của 2 nước trên tất cả các mặt như: kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội. Những tác động của mối quan hệ này đến các nước trong khu
vực cũng như trên thế giới, trong đó có cả tác động tích cực và tiêu cực. Để làm rõ những
vấn đề trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Triều Tiên
(1953 - 2014)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Hàn - Triều giai đoạn từ 1953 cho đến nay là vấn đề rất được nhiều người
quan tâm. Mối quan hệ này bao gồm nhiều mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và
những tác động ảnh hưởng từ bên ngoài tới mối quan hệ hai nước. Quan hệ ngoại giao
Hàn Quốc - Triều Tiên hiện nay đang là một vấn đề nóng bỏng được cả thế giới quan
6
tâm, tuy nhiên vì Triều Tiên là đất nước khép kín nên có rất ít tài liệu viết về mối quan hệ
này. Dưới đây là một số tác phẩm có đề cập đến vấn đề trên:
- Cuốn “Quan hệ quốc tế trong kỉ nguyên Á Châu - Thái Bình Dương” của Nguyễn
Trường (2013), NXB Tri thức. Trong tác phẩm này tác giả đã tập trung nỗ lực tìm hiểu
những đổi thay trong trật tự thế giới vào đầu thế kỷ XXI. Một cách vắn tắt, tác giả muốn
ám chỉ những đổi thay do tác động của chiến lược địa - kinh tế - chính trị hậu Xô Viết
của Hoa Kỳ, và cũng là nguyên nhân khiến cho thế kỷ của Hoa Kỳ bị rút ngắn. Bên cạnh
đó tác phẩm còn đề cập đến mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, mối quan hệ rất
phức tạp được tác giả đề cập đến. Mặc dù không chi tiết, đi sâu vào mối quan hệ giữa
Triều Tiên và Hàn Quốc nhưng nó cũng cho chúng ta thấy được một phần trong mối quan
hệ này và ảnh hưởng của Mỹ đến nó cũng như sự ảnh hưởng chung của mối quan hệ này
đối với thế giới và các vấn đề liên quan.
- Cuốn “Đánh giá chiến lược các điểm nóng và cơ cấu lực lượng thế giới” của Viện
khoa học công an (1988), NXB công an nhân dân. Cuốn sách này được viết về các điểm
nóng trên thế giới, là những điểm đang diễn ra nội chiến hoặc chiến tranh khu vực hay
những khu vực có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Với tác phẩm này thì vấn đề Hàn Quốc -
Triều Tiên cũng được đề cập đến, bởi vốn dĩ Hàn quốc và Triều Tiên từ xưa đến nay luôn
ở trong mối quan hệ căng thẳng khi mà Triều Tiên ra sức phát triển quân sự và luôn giữ
thái độ cẩn thận đối với Hàn Quốc. Tác phẩm đã nêu sơ lược được tình hình hai nước,
những yếu tố quân sự, ngoại giao, chính trị của hai nước. Đây là tài liệu tham khảo rất
quý giá khi thực hiện đề tài này.
- Cuốn “Tìm hiểu về văn hóa Hàn quốc” của Nguyễn Trường Tân (2011), nhà NXB Văn
hóa thông tin. Đây là cuốn sách viết về đất nước Hàn quốc bao gồm đất nước, con người,
lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Qua đây ta tìm hiểu thêm được nhiều điều từ
văn hóa Hàn Quốc và Triều Tiên, hai nước vốn dĩ xưa kia là một, vì vậy tìm hiểu văn hóa
hàn quốc cũng góp phần tìm hiểu văn hóa Triều Tiên. Đây cũng là nguồn tài kiệu quý giá,
bổ sung cho đề tài của tôi được hoàn thiện.