Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ giữa pháp – trung về vấn đề bắc kì (nửa sau thế kỉ xix).
PREMIUM
Số trang
62
Kích thước
739.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1731

Quan hệ giữa pháp – trung về vấn đề bắc kì (nửa sau thế kỉ xix).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

*****

Đề tài:

QUAN HỆ GIỮA PHÁP – TRUNG VỀ VẤN ĐỀ BẮC KÌ

(NỬA SAU THẾ KỈ XIX)

SVTH: Nguyễn Thị Thu Kim

Lớp 10SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Giang

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng, 5/2014 -

MỤC LỤC

MỞ BÀI......................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2

3. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu..................................................4

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................4

5. Đóng góp của khóa luận..........................................................................................4

6. Bố cục của khóa luận ..............................................................................................5

NỘI DUNG ................................................................................................................6

CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ PHÁP, TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

NỬA SAU THẾ KỈ XIX ...........................................................................................6

1.1. Nước Pháp nửa sau thế kỉ XIX ............................................................................6

1.1.1. Nước Pháp từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền....................6

1.1.2. Nhu cầu cấp bách đối với sự phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền của nước

Pháp.............................................................................................................................8

1.2. Trung Quốc nửa sau thế kỉ XIX...........................................................................9

1.2.1. Sự khủng hoảng chế độ phong kiến ..................................................................9

1.2.2. Các nước phương Tây chạy đua tìm kiếm thị trường ở Trung Quốc..............12

1.3. Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.............................................................................14

1.3.1. Xã hội Việt Nam đến trước năm 1873 ............................................................14

1.3.2.Thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm Bắc Kì ...................................................18

1.3.2.1. Thực dân Pháp đánh chiếm bắc Kì lần thứ nhất ..........................................18

1.3.2.2. Pháp tiến đánh Bắc Kì lần 2.........................................................................24

1.3.3. Quan hệ Thanh - Nguyễn đến trước năm 1873...............................................28

CHƯƠNG 2. BẮC KÌ TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI NHÀ NƯỚC

PHÁP - TRUNG NỬA SAU THẾ KỈ XIX............................................................32

2.1 Vấn đề Bắc Kì trong mối quan hệ Trung - Pháp.................................................32

2.1.1. Nhà Nguyễn cầu viện nhà Thanh và chủ trương của nhà Thanh về vấn đề Bắc

Kỳ..............................................................................................................................32

2.1.2. Sự phân chia quyền lợi Bắc Kì của hai nhà nước Pháp - Trung ở Pari (20-12-

1882)..........................................................................................................................35

2.1.3. Cuộc xung đột giữa quân Thanh và quân Pháp trên đất Bắc Kì (1882 – 1884).....37

2.1.4. Chiến tranh Trung – Pháp (1884-1885)..........................................................43

2.1.5. Hòa ước Thiên Tân (1885) chấm dứt mối liên quan của nhà Thanh đối với

Bắc Kì........................................................................................................................45

2.2. Tác động của việc giải quyết vấn đề Bắc Kì đến mối quan hệ Trung – Việt – Pháp .....47

2.2.1. Sự xen lẫn giữa cuộc chiến tranh Việt Nam với cuộc chiến tranh Trung-Pháp ..47

2.2.2. Bắc Kì đi từ Bảo Hộ đến “Bán thuộc địa” của Pháp......................................48

2.3. Trách nhiệm của nhà Nguyễn về vấn đề Bắc Kỳ...............................................50

KẾT LUẬN..............................................................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57

1

MỞ BÀI

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

Dân tộc là một vấn đề thời đại, được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm của

các nhà sử học Mác xít cũng như của các nhà sử học khác. Sinh thời Mác và Ăng

ghen đã có nhiều quan điểm về dân tộc và thuộc địa qua các phong trào đấu tranh

giải phóng dân tộc. Mác và Ăng ghen đã đưa ra câu châm ngôn nổi tiếng: “Bất cứ

một dân tộc nào cũng không thể có tự do nếu áp bức một dân tột khác”. Kế thừa và

phát huy điều đó V.I. Lênin đã bổ sung và đưa những quan điểm lên mức độ cao

hơn trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.

Ở Việt Nam, độc lập dân tộc được thể hiện từ rất sớm. Vua Lê Thánh Tông

từng nói: “… Một thước núi, một tất sông của ta có thể nào tự tiện bỏ đi được. Phải

cương quyết tranh đấu không để cho họ lấn dần. Nếu họ không theo thì còn có thể

sai sứ thần sang tận triều đình của họ để biện bạch rõ phải trái. Nếu người nào dám

đêm một tấc đất của vua Lê Thái Tổ cho giặc thì sẽ bị trừng phạt nặng”. Vì mỗi thời

đại có một hoàn cảnh khác nhau, đến thời đại của Hồ Chí Minh vấn đề dân tộc và

thuộc địa cũng trơ nên cấp bách. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác – lênin

nhưng đồng thời cũng có những sáng tạo phù hợp với thực tiễn khách quan.

1.2. Cơ sở thực tiễn

Thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam rất nhiều những thứ giá trị. Nhưng đó cũng

là điều góp phần làm ngăn cản sự phát triển đất nước của Việt Nam bởi vì nhiều

cuộc xâm lược của các nước khác mong có được mảnh đất trù phú này. Trung Quốc

nhiều lần đặt ách đô hộ lên đất nước ta mong muốn biến nước ta trở thành quận

huyện sát nhập vào Trung Quốc. “Thời thế tạo anh hùng”, mỗi lần như vậy điều có

những nhà lãnh đạo xuất sắc để mang lại hòa bình cho dân tộc, những nhà ngoại

giao tài ba để làm nước bạn khâm phục.

Có thể nói, từ vua Hùng cho đến triều đại vua Quang Trung bang giao của

nước ta chủ yếu là “bang giao gần”. Đến triều đại của vua Gia Long thì bang giao

2

vượt ra khỏi những đại dương bao la, đến những đất nước cách chúng ta gần nửa

vòng trái đất – phương Tây.

Ngày 1 tháng 9 năm 1858, tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) thực dân Pháp nổ

tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta. Quân và dân nhà Nguyễn với tinh thần anh

dũng bước đầu đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch. Bốn năm tiếp

theo, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự của nhân dân Nam kì đã hao tổn rất

nhiều binh lực. Triều đình nhà Nguyễn tuy đã cố gắng bảo vệ đất nước nhưng đồng

thời cũng đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Để đến ngày 5-6-1862, triều đình

đã phải kí hiệp ước Nhâm Tuất nhượng bộ rất nhiều đặt quyền về kinh tế, chính trị

cho Pháp. Nhưng Pháp với bản chất là kẻ đi xâm lược không chỉ dừng lại ở các tỉnh

Nam Kì, năm 1873, sau khi nhận thấy những “điều tốt đẹp” ở Bắc Kì, thực dân

Pháp đã kéo quân ra Bắc.

Triều đình Huế một bên nhân nhượng cho Pháp một bên là cầu cứu nhà

Thanh. Một bên muốn đặt lên chế độ bảo hộ, một bên là thiên triều của Việt Nam

nhưng đều có chung một mục đích là xâm lược, vơ vét. Chính vì vậy, một cực diện

độc đáo trên chiến trường Bắc Kì đó là trong cùng một thời gian, cuộc kháng chiến

của nhân dân ta và quân đội triều đình lại đan xen với cuộc chiến tranh Trung –

Pháp.

Nghiên cứu vấn đề “Quan hệ giữa Pháp – Trung về vấn đề Bắc kì (nửa sau thế

kỉ XIX)” là một trong những nội dung lớn và quan trọng của học phần lịch sử Việt

Nam cận đại. Bởi đó là chính sách của hai nước lớn, Pháp – Trung, lại được đặt trên

lãnh thổ của Việt Nam. Điều đó không chỉ giúp tôi tìm hiểu về lịch sử dân tộc mà

còn cả lịch sử của thế giới, lịch sử của phương Đông, phương Tây thời kì cận đại.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam (1802-

1945). Trong những trang lịch sử của triều Nguyễn đến ngày nay đã được “lật đi lật

lại” rất nhiều lần với rất nhiều nhà khoa học lịch sử nghiên cứu, tranh cãi. Tuy

nhiên, đối với đề tài “quan hệ giữa nhà Thanh - Pháp về vấn đề Bắc Kì (nửa sau thế

kỉ XIX)” chưa có một công trình lịch sử nào nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ

về nó. Tôi xin điểm qua một số công trình sau:

3

Trong cuốn “nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1874-1885” của

Yoshiharutsusuboi, nhà xuất bản Tri Thức (2011), cuốn sách này là luận án tiến sĩ

bảo vệ tại Đại học Pari năm 1982, được dịch ra tiếng Việt lần đầu năm 1990. Trong

luận án này Yoshiharutsuboi đã làm rõ được một số vấn đề như tình hình kinh tế

nhất là tình hình chính trị và bang giao của triều Nguyễn đối với Trung Hoa và Pháp

dưới góc nhìn của một nhà sử học Nhật Bản, trong đó, đặc biệt phải nói đến

Chương IX của cuốn sách với nội dung là “từ cuộc tranh chấp Pháp - Việt tới cuộc

chiến tranh Pháp-Hoa” đã làm rõ một số vấn đề tranh chấp giữa Pháp - Việt nhưng

đồng thời có liên quan đến một số Quyền lợi của nhà Thanh. Tuy nhiên, cuốn sách

dài 417 trang này chưa làm rõ được mối quan hệ, sự tranh giành về quyền lợi giữa

Pháp và Trung Hoa ở Bắc kì trong khoảng thời gian này.

- Trong cuốn “Bang giao Đại Việt triều Nguyễn” của Nguyễn Thế Long, nhà

xuất bản văn hóa thông tin (2005) nói về đường lối, nội dung bang giao của các

triều đại phong kiến với các nước gắn liền với các hoạt động đa dạng phong phú

của các sứ thần trong đó có nói tới quan hệ bang giao giữa triều Nguyễn và nhà

Thanh, kể lại những mẩu chuyện bang giao giữa nhà Nguyễn với các nước phương

Tây nhưng cuốn sách chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu mối bang giao thông qua

những mẫu chuyện đi sứ và tiếp sứ, chưa làm rõ được vấn đề quan hệ bang giao

giữa các nước một cách cụ thể và rõ ràng.

- Trong cuốn “giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam

(1857-1914)” của Cao Huy Thuận, do nhà xuất bản Tôn Giáo phát hành năm 2003.

Qua các chính sách đối xử tôn Giáo của Triều Nguyễn, cuốn sách đã đề cập tới một

số vấn đề của Việt trong thế kỉ XIX, trong đó có nhắc đến một vài vấn đề như “vấn

đề Bắc Kì nổi dậy”, hay “vấn đề Bắc Kì và dư luận tại Pháp” hay là vấn đề bắc kì

được thông qua các hiệp ước. Tuy nhiên, chưa đề cập tới mối quan hệ giữa hai nhà

nước Pháp-Thanh về vấn đề Bắc Kì một cách rõ ràng.

Ngoài những cuốn sách là tư liệu chính thì một số cuốn sách như là:

- “Góp phần tìm hiểu một số vấn đề về lịch sử cận đại Viêt Nam”.

- “Tuyển tập những nghiên cứu về triều Nguyễn, tạp chí nghiên cứu và phát

triển”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!