Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ (1874-1931)
PREMIUM
Số trang
274
Kích thước
7.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
966

Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ (1874-1931)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG THỊ HẢI YẾN

QUAN HÖ AN NINH - CHÝNH TRÞ NHËT B¶N - Mü

(1874 - 1931)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG THỊ HẢI YẾN

QUAN HÖ AN NINH - CHÝNH TRÞ NHËT B¶N - Mü

(1874 - 1931)

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Mã số: 62.22.03.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. GS.TS Đỗ Thanh Bình

2. PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh

HÀ NỘI - 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên

cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được công bố

trong luận án chưa từng được công bố trong một công

trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Thị Hải Yến

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1

2. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2

3. Các nguồn tài liệu .......................................................................................................... 5

4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 5

5. Đóng góp của luận án ................................................................................................ 5 ....

6. Bố cục của luận án................................................................................................6.........

Chương 1: TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ........................... 7

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..........................................7

1.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết ...................................................... 19

Chương 2: QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN - MỸ GIAI ĐOẠN

1874 - 1905................................................................................................... 20

2.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ

(1874 -1905)..................................................................................................... 20

2.2. Quan hệ Nhật - Mỹ trên lĩnh vực an ninh - chính trị giai đoạn 1874 - 1905........... 39

Chương 3: QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN - MỸ GIAI ĐOẠN

1905 - 1931................................................................................................... 63

3.1. Những nhân tố tác động tới sự thay đổi trong quan hệ an ninh - chính trị

Nhật - Mỹ (1905 - 1931).............................................................................................. 63

3.2. Quan hệ Nhật - Mỹ trên lĩnh vực an ninh - chính trị giai đoạn 1905 - 1931............ 78

Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ

NHẬT BẢN - MỸ (1874 – 1931)......................................................................... 113

4.1. Đặc điểm của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874 - 1931........... 113

4.2. Vị trí của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874 - 1931 trong

lịch sử quan hệ Nhật - Mỹ ........................................................................................... 131

4.3. Tác động của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 - 1931)......................... 136

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 145

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............................. 150

.................................................................................... 151

PHỤ LỤC............................................................................................................. 162

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam, quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ nói chung luôn thu hút sự

quan tâm nghiên cứu của khá nhiều học giả, nhưng riêng giai đoạn 1874 - 1931 dường

như vẫn là một khoảng trống. Có thể nói đây vừa là giai đoạn bản lề của mối quan hệ,

vừa là ngưỡng cửa của thế kỉ mới, nên có rất nhiều vấn đề diễn ra đã định hình cho quan hệ

Nhật - Mỹ đến tận ngày nay. Do đó, triển khai nghiên cứu quan hệ an ninh - chính trị

Nhật - Mỹ (1874-1931) mang cả ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn.

1.1. Việc đi sâu tìm hiểu về bối cảnh, những nhân tố tác động đến sự hình thành,

phát triển quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 - 1931), đặc điểm và tác động

của mối quan hệ này đối với bản thân hai chủ thể cũng như tình hình chính trị và xu thế

quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ có ý nghĩa tích cực

trong việc khảo cứu mà còn góp phần hiểu hơn lịch sử quan hệ hai nước cũng như lịch

sử quan hệ quốc tế.

1.2. Nghiên cứu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 - 1931) giúp hiểu

thêm về lịch sử Nhật Bản, đặc biệt là cách lựa chọn đối tác, đường hướng phát triển, cách

tiếp cận và hoà nhập với thế giới của người Nhật Bản để hiểu hơn về con đường mà dân

tộc Nhật Bản đã và đang đi. Đồng thời làm sáng tỏ hơn lịch sử nước Mỹ, tầm nhìn chiến

lược, cách tiếp cận thế giới, hiểu thêm con đường đi rất riêng của nước Mỹ trong việc tìm

kiếm và khẳng định quyền lực trên thế giới.

1.3. Trong lịch sử quan hệ quốc tế thời cận - hiện đại, quan hệ Nhật - Mỹ là

một trong số những cặp quan hệ chủ chốt và đóng vai trò quan trọng. Lịch sử quan hệ

hai nước được hình thành từ khá sớm, nhưng giai đoạn 1874 -1931 giữ vai trò đặc

biệt. Đây là thời kỳ diễn ra những biến cố lịch sử to lớn trên các phương diện kinh tế,

chính trị, xã hội của hai nước Nhật Bản và Mỹ. Chỉ trong vòng gần một thế kỷ (1854 -

1951), quan hệ Nhật Bản - Mỹ đã liên tục chuyển biến qua nhiều mức độ khác nhau,

từ phụ thuộc chuyển sang đồng minh, từ đối thủ cạnh tranh chuyển sang kẻ thù và

cuối cùng lại trở thành đồng minh của nhau. Việc chỉ ra chất kết dính mối quan hệ

này, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tính chất của mối quan hệ, lý do khiến hai quốc

gia sau nhiều biến cố lớn vẫn thấy cần có nhau và là đồng minh chiến lược của nhau

cũng là điều cần thiết trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp.

2

1.4. Tìm hiểu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874-1931 là cơ

sở để hiểu và lý giải về quan hệ Nhật - Mỹ hiện tại. Cho đến thời điểm này, quan hệ

Nhật - Mỹ vẫn là cặp quan hệ đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân hai

nước và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình

Dương. Trong bối cảnh Mỹ quyết định chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang khu

vực châu Á - Thái Bình Dương ở những thập niên đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản và Mỹ

phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008, sự trỗi dậy của

Trung Quốc cũng như những diễn biến phức tạp của môi trường an ninh ở châu Á -

Thái Bình Dương đã khiến cho mối quan hệ đồng minh chiến lược Nhật Bản - Mỹ

càng quan trọng hơn trong việc theo đuổi những lợi ích cốt lõi của hai cường quốc.

1.5. Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, đang

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên rất cần có môi trường hoà bình,

an ninh và duy trì mối quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả với các cường quốc trên thế

giới. Nhật và Mỹ là hai đối tác quan trọng của Việt Nam, do đó tìm hiểu lịch sử của

hai nước, của mối quan hệ Nhật - Mỹ trong quá khứ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về hai

cường quốc đang đóng vai trò lớn trong các vấn đề quốc tế; hiểu được vị trí của khu

vực châu Á - Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) trong chiến lược đối ngoại của

Nhật và Mỹ. Qua đó, chúng ta cũng có thể rút ra được những kinh nghiệm tham khảo

trong việc đánh giá tình hình quốc tế, khu vực để xác định, lựa chọn và thiết lập quan hệ

với các đối tượng cụ thể, đặc biệt là học hỏi được những kinh nghiệm hội nhập quốc tế

của các nước lớn. Do vậy, việc nghiên cứu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ không

chỉ cần thiết cho việc nhận thức lịch sử mà còn có ý nghĩa thời sự sâu sắc.

Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn “Quan hệ an

ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ (1874-1931)” làm đề tài Luận án Tiến sĩ.

2. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ

(1874-1931)”.

2.2. Phạm vi nghiên cứu:

Hợp tác an ninh - chính trị trong quan hệ quốc tế là những hoạt động của các

chủ thể quan hệ quốc tế nhằm tạo ra môi trường chung mà các bên tham gia hướng

3

đến. Dựa trên lý thuyết và đối chiếu với thực tế lịch sử quan hệ Nhật - Mỹ cho thấy

những vấn đề nổi bật trong quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874-1931

là: vấn đề Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), Chiến tranh Nga -

Nhật (1904-1905), cạnh tranh Nhật - Mỹ trong Hội nghị Washington, vấn đề Mãn

Châu (chúng tôi có mở rộng phạm vi nghiên cứu của mình bằng việc đề cập tới yếu tố

kinh tế như: tranh chấp đường sắt Mãn Châu, việc thành lập Tập đoàn Tài chính ngân

hàng mới và phân tích các yếu tố này phục vụ cho mục tiêu làm rõ hơn quan hệ an

ninh - chính trị, vì thực chất của vấn đề này vẫn là cuộc tranh giành lợi ích, phạm vi

ảnh hưởng giữa Nhật và Mỹ). Theo lý thuyết của Barry Buzan, sau đó được phát triển

thành trường phái Copenhagen thì quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn

1874 - 1931 còn nổi lên vấn đề người Nhật nhập cư vào Mỹ. Những nội dung được

lựa chọn tìm hiểu trong luận án là trụ cột trong quan hệ hai nước và chi phối chiều

hướng phát triển của quan hệ hai nước cuối thời cận đại và buổi đầu thời hiện đại

Về thời gian: chúng tôi lấy mốc năm 1874 làm mốc mở đầu của việc nghiên cứu

quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ vì đây là năm Nhật Bản tiến hành xâm lược Đài

Loan dưới sự ủng hộ “ngầm” của Mỹ. Sự kiện này tiêu biểu cho sự hợp tác và lợi dụng lẫn

nhau đầu tiên giữa Nhật và Mỹ trong việc thực hiện mục tiêu bành trướng ở Đông Bắc Á.

Năm 1931 được chúng tôi chọn làm mốc kết thúc bởi ngày 18/9/1931, sự kiện Mãn Châu

bắt đầu. Nhật Bản xâm lược Mãn Châu là hành động nhằm xoá bỏ Hiệp ước Washington.

Bằng hành động này, quân đội Nhật Bản vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công

việc nội bộ của Trung Quốc và cam kết giữa các cường quốc lớn. Sau sự kiện này, Chính

phủ Mỹ tuyên bố Nhật Bản không còn là một đối tác cho sự ổn định ở châu Á -Thái Bình

Dương. Quan hệ Nhật - Mỹ bước sang giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hơn.

Tuy nhiên, hai mốc thời gian này không phải là sự phân định máy móc. Để làm rõ đề

tài, luận án đã mở rộng nghiên cứu giai đoạn trước và sau để có cái nhìn liên tục và logic.

Trong quan hệ quốc tế không có hợp tác hay cạnh tranh đơn thuần, tùy điều kiện

lịch sử mà hai mặt này “nặng”, “nhẹ” khác nhau. Trên cơ sở khảo cứu quan hệ an ninh -

chính trị Nhật Mỹ, chúng tôi chọn năm 1905 làm mốc phân chia giữa hai giai đoạn bởi vì:

Trong giai đoạn 1874 - 1905, cả hai nước đều có nhu cầu hợp tác để vươn lên trở

thành cường quốc của thế giới. Với Mỹ, Nhật là cầu nối, là bàn đạp quan trọng để vươn

sang lục địa châu Á và phát triển hải thương. Còn với Nhật, Mỹ là chỗ dựa an ninh để

chống lại mối đe dọa từ bên ngoài, xa hơn nữa là tìm kiếm sự ủng hộ về mọi mặt để cải

4

thiện địa vị trên trường quốc tế. Do vậy trong giai đoạn 1874 - 1905, Nhật - Mỹ đã hợp

tác, lợi dụng lẫn nhau để thực hiện tham vọng ở Viễn Đông và Thái Bình Dương.

Thế nhưng, sự thay đổi trong quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ bắt đầu từ

trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). Ban đầu, Mỹ đã ủng hộ Nhật phát

động cuộc chiến tranh với Nga nhằm xoá bỏ chính sách đóng cửa Mãn Châu của Nga,

tạo cơ hội cho Mỹ len chân vào nơi đây. Tuy nhiên, kể từ trận chiến Phụng Thiên (20/2 –

10/3/1905), hay nói cách khác là từ khi chiến thắng của Nhật đã trở nên rõ ràng thì thái

độ của Mỹ cũng thay đổi. Âm mưu của Mỹ là “nhìn thấy cuộc chiến tranh kết thúc với

kết quả Nga và Nhật Bản bị khóa chặt trong thế bất lợi, nỗ lực chống lại nhau và tiếp

tục suy yếu” [156]. Vì vậy, trong quá trình đàm phán, Tổng thống Mỹ - với vai trò hoà

giải đã dẫn dắt nó theo hướng không có lợi nhất cho Nhật Bản. Mặc dù vậy, chiến thắng

của Nhật Bản trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) đã đưa Nhật trở thành

cường quốc chiếm ưu thế ở Viễn Đông với ảnh hưởng mở rộng đến Mãn Châu và bán

đảo Triều Tiên, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong cán cân quyền lực ở Đông Á. Tham

vọng của Nhật Bản cũng gia tăng cùng với sự phát triển của tiềm lực kinh tế và quốc

phòng. Cũng trong giai đoạn 1905 - 1931, Mỹ dần vươn lên trở thành một trung tâm

công nghiệp và tài chính của thế giới, tham vọng mở rộng quyền lợi ở Thái Bình Dương

ngày càng lớn. Với ưu thế về nhiều mặt, Mỹ đã gây sức ép lên Nhật Bản và bắt Nhật

phải chấp nhận nhiều nhượng bộ thua thiệt. Những xung đột lợi ích trong việc giành ưu

thế tại khu vực này giữa Nhật và Mỹ đã quy định tính chất chủ yếu trong quan hệ hai

nước giai đoạn này là cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau.

Về không gian: Quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 -1931) chịu sự chi

phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có những vấn đề xảy ra ở khu vực Đông Bắc Á (Đài

Loan, Triều Tiên, Trung Quốc). Vì vậy chúng tôi sẽ đề cập đến quan hệ Nhật - Mỹ ở

cả khu vực Đông Bắc Á vào những thời điểm có liên quan.

2.3. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

- Làm rõ vai trò, vị trí, mức độ của các nhân tố tác động đến sự vận động, phát

triển của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931).

- Làm rõ những vấn đề cơ bản trong quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ

(1874-1931) thông qua việc đi sâu phân tích các sự kiện tiêu biểu.

- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ

(1874-1931).

5

3. Các nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu được sử dụng trong luận án này bao gồm:

- Tài liệu gốc: các hiệp ước kí kết giữa Nhật Bản và Mỹ; các nghị định, công

hàm trao đổi giữa hai bên; các báo cáo của các bộ, ngành gửi Ngoại trưởng hai nước;

các bức thư của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước... được khai thác từ nguồn lưu trữ

của Bộ ngoại giao Mỹ, trên trang web của Thư viện Quốc hội Nhật Bản, hoặc qua các

tư liệu gốc được in trong các công trình tuyển chọn.

- Các công trình chuyên khảo có nội dung phản ánh trực tiếp quan hệ Nhật - Mỹ.

- Các bài báo khoa học có liên quan đến đề tài được công bố trên các tạp chí khoa

học trong nước và ngoài nước.

- Các trang web

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp

lịch sử và phương pháp logic. Với các phương pháp này, mối quan hệ an ninh- chính

trị Nhật - Mỹ sẽ được tái hiện thông qua việc phân tích các sự kiện lịch sử cụ thể, các

giai đoạn theo logic và mang tính liên kết. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương

pháp tổng hợp, phân tích và so sánh để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra.

5. Đóng góp của luận án

Giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra, Luận án có những đóng góp sau:

- Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có hệ thống về quan hệ

Nhật - Mỹ trên lĩnh vực an ninh - chính trị giai đoạn 1874-1931, góp phần lấp khoảng

trống trong nghiên cứu quan hệ Nhật - Mỹ cuối thời cận đại và đầu thời hiện đại; Bổ

sung, cập nhật những tư liệu mới cho giảng dạy, nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế

nói chung và quan hệ Nhật - Mỹ nói riêng.

- Dựng lại bức tranh về quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931) với

những nét đặc thù, dưới tác động của các nhân tố cụ thể.

- Luận án chỉ ra đặc điểm, vị trí, ảnh hưởng và tác động của quan hệ an ninh -

chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931) tới hai chủ thể Nhật, Mỹ và tình hình khu vực Đông Bắc

Á và thế giới; rút ra những kinh nghiệm lịch sử hữu ích cho Việt Nam trong thực tiễn

hoạt động đối ngoại.

6

6. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung luận

án được trình bày trong 4 chương:

Chương 1: Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Chương 2: Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 1874-1905.

Chương 3: Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 1905-1931.

Chương 4: Một số nhận xét về quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ

(1874-1931).

7

Chương 1

TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1. Các học giả Việt Nam

Nhật và Mỹ là hai cường quốc trên thế giới, do vậy, chính sách đối ngoại của

hai quốc gia này nói chung và quan hệ Nhật - Mỹ nói riêng là một nội dung quan

trọng của lịch sử thế giới. Sự phát triển nhanh chóng và có tính chất đặc biệt của mối

quan hệ giữa hai cường quốc Thái Bình Dương này trong thời gian qua đã thu hút sự

quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Cho đến nay, đã có nhiều bài viết, nhiều công

trình liên quan đến chủ đề này, song tựu trung có 2 nhóm sau:

* Nhóm thứ nhất: nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Mỹ:

Về chính sách đối ngoại và quan hệ đối ngoại của Nhật Bản, đã có khá nhiều

bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí và sách chuyên khảo. Đó là các tác phẩm của

Nguyễn Văn Kim như: Mấy suy nghĩ về thời kỳ Tokugawa trong lịch sử Nhật Bản,

TCNCLS, số 6.1994; Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa, Nguyên

nhân và hệ quả, NXB Thế giới, HN.2000; Nhật Bản mở cửa - Phân tích nội dung các

bản hiệp ước bất bình đẳng do Mạc Phủ Edo ký với phương Tây”, TCNCLS, số3 & số

4.2001. Những tác phẩm này đề cập đến thái độ, quan điểm, hành động của Nhật Bản

khi đối diện với các nước phương Tây; đề cập đến quan hệ Nhật - Mỹ trong những

ngày đầu Nhật thực thi chính sách mở cửa với thế giới. Đây là nguồn tham khảo có

giá trị để chúng tôi làm rõ nhân tố lịch sử, một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến

quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ.

Bên cạnh đó, một số bài viết đề cập đến quan hệ đối ngoại của Nhật Bản cuối

thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trong đó tập trung làm rõ mối quan hệ của Nhật Bản ở

Đông Á cũng như chính sách Đông Á-Thái Bình Dương của Nhật Bản. Những bài

viết này phác họa bức tranh tổng thể và các mối quan hệ của Nhật Bản ở khu vực,

trong đó có quan hệ Nhật - Mỹ, là cơ sở để hiểu hơn về sự tác động của nhân tố quốc

tế và khu vực đến quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ. Chẳng hạn như: Khảo sát

lịch sử quốc tế hóa của Nhật Bản, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Số

4.1996 của Hoàng Đại Tuệ; Đường lối chính trị đối ngoại và quân sự của Chính

quyền Minh Trị thời kỳ 1868- 1912, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5.2002

của Hoàng Minh Lợi. Nhìn lại chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm

8

cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và hệ quả cuả nó, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông

Bắc Á, số 4. 2000; Đông Á - Đông Nam Á, những vấn đề lịch sử và hiện tại, Đại học Quốc

gia Hà Nội 2004; Cơ sở tạo lập chính sách Đông Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản -

khía cạnh lịch sử và lợi ích quốc gia, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7. 2008 của Ngô

Xuân Bình; Đáng chú ý là cuốn Quan hệ quốc tế ở Đông Á trong lịch sử (Trung Quốc,

Triêu Tiên, Nhật Bản), Trường ĐHTH TPHCM, 1993 của Lê Văn Quang. Trong cuốn này,

tác giả Lê Văn Quang đã dành chương II, III, IV để làm rõ quan hệ quốc tế ở Đông Á từ

giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh Thế giới thứ hai. Các chương này đã dựng lên bức

tranh khá rõ về quan hệ giữa các nước Đông Bắc Á cũng như sự can thiệp của các cường

quốc phương Tây vào khu vực này.

So với Nhật Bản, những công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại và

quan hệ đối ngoại của Mỹ nhiều hơn và phong phú hơn. Có thể kể đến một số bài

nghiên cứu liên quan đến chủ đề Luận án dưới góc độ văn hóa, kinh tế, chính trị và

vai trò của cá nhân đối với quá trình hoạch định, thực thi đường lối đối ngoại của Mỹ.

Tiêu biểu là Thử bàn về văn hóa Mỹ và chính sách đối ngoại Mỹ (2003), của

Nguyễn Quốc Hùng và Nguyễn Thái Yên Hương; Ảnh hưởng của tổng thống với

tiến trình hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, Châu Mỹ ngày nay, số 2-2004 của

Nguyễn Thị Hạnh; Xu hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử, Châu

Mỹ ngày nay, số 5/1999 của Lê Thu Hằng… Các bài viết trên đã chỉ ra và lí giải sự

chi phối của cá nhân tổng thống, của hệ thống chính trị cũng như yếu tố con người

và xã hội Mỹ đến chính sách và hoạt động đối ngoại của Mỹ; đồng thời đề cập đến

những xu hướng nổi bật của chính sách đối ngoại Mỹ trong lịch sử. Tuy nhiên,

những bài viết trên không đi sâu vào giai đoạn 1874 - 1931 mà luận án quan tâm.

Bên cạnh đó, một số bài viết về các học thuyết, các trào lưu tư tưởng định hình

cho sự ra đời đường lối đối ngoại của Mỹ. Liên quan đến khía cạnh này là Khái niệm

“quyền lợi dân tộc” trong việc nghiên cứu chính trị đối ngoại của Mỹ, Viện TTKHXH,

HN, 1974 của Krivokhigia; Chủ nghĩa biệt lệ trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Tạp

chí châu Mỹ ngày nay, số 3(72)/2004 của Nguyễn Thị Nga; Học thuyết “Sứ mệnh bành

trướng” và ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Viện Nghiên cứu châu

Mỹ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2006 của Nguyễn Lan Hương; Nguồn gốc lịch sử

của học thuyết “sứ mệnh bành trướng” trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Các

luận điểm và biểu hiện của học thuyết sứ mệnh bành trướng trong chính sách đối ngoại

9

Hoa Kỳ, Châu Mỹ ngày nay, số 10(103)/2006 & số 11(129)/2008) của Nguyễn Lan

Hương. Đáng chú ý là Chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc

mở rộng lãnh thổ (1787-1861), Luận án tiến sĩ lịch sử (2011) của Lê Thành Nam. Luận

án này là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống về chính

sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 -

1861), góp phần hiểu sâu sắc hơn về chính sách đối ngoại Mỹ thời cận đại.

Nhìn chung, những tác phẩm trên mang lại những kiến thức hữu ích, là cơ sở

để hiểu và luận giải mối quan hệ Nhật - Mỹ cũng như đặc điểm của mối quan hệ này

trên lĩnh vực an ninh - chính trị.

* Nhóm thứ hai: nghiên cứu trực tiếp về quan hệ Nhật - Mỹ

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu quan hệ Nhật - Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

dưới dạng công trình chuyên khảo dường như không có. Chỉ có một số bài báo đề cập trực

tiếp đến quan hệ Nhật - Mỹ được đăng rải rác trên các tạp chí chuyên ngành, ví như: Quan

hệ Nhật Bản - Châu Âu - Hoa Kỳ - giai đoạn trước kỷ nguyên Minh Trị: đóng cửa nhưng

không cài then, Nghiên cứu Nhật Bản, Số 1.1998, của Ngô Xuân Bình; Sự hình thành tam

giác quyền lực Đức - Mỹ - Nhật trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và hệ quả

của nó, Nghiên cứu Nhật Bản, số 2 (32) 4- 2001 của Nguyễn Văn Tận; Mỹ và Đông Á:

nhìn từ lịch sử và hiện tại, 2006 của Nguyễn Quốc Hùng... Những bài viết này đã dựng lại

mối quan hệ ngoại giao của Mỹ với các nước Đông Á nói chung, trong đó có quan hệ

Nhật - Mỹ. Tuy nhiên, do dung lượng có hạn của bài nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên

ngành nên nội dung được đề cập đến chưa sâu, bối cảnh và thời gian nghiên cứu khá dàn

trải. Đặc biệt, tài liệu có giá trị tham khảo với chủ đề Luận án là Chính sách đối ngoại của

Mỹ đối với Nhật Bản trong nửa đầu thế kỉ XX, Luận án tiến sĩ lịch sử (2008), của Trần

Thiện Thanh. Nội dung luận án này đã phân tích, lí giải nguyên nhân, mục đích, các yếu tố

tác động, nội dung, kết quả và đặc điểm cơ bản trong chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản

trong nửa đầu thế kỉ XX. Do vậy, dù không trùng khớp về thời gian nghiên cứu, nhưng

luận án này đã góp phần giúp tác giả hiểu thêm về chủ đề nghiên cứu.

1.1.2. Các học giả trên thế giới

* Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Nhật và Mỹ

- Chính sách đối ngoại của Nhật Bản

Những tác phẩm viết về chính sách đối ngoại của Nhật Bản, như: "A Brief

Diplomatic A History of modern Japan" (Giới thiệu tóm tắt về lịch sử ngoại giao Nhật

10

Bản hiện đại), C.E. Tuttle Co, 1965 của Morinosuke Kajima; "Japan‟s Foreign Policy

1868-1941, A Research Guide" (Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1868 - 1941,

một định hướng nghiên cứu), Columbia University Press, 1974 của Fames William

Morley; "The Foreign Policy Of Modern Japan" (Chính sách đối ngoại của Nhật Bản

thời hiện đại), University of California Press, 1977 của Robert A. Scalapino. Đây là

những công trình nghiên cứu về lịch sử đối ngoại của Nhật Bản từ thế kỉ XVI đến thế

kỉ XX. Trên cơ sở nhiều tư liệu có giá trị, các tác phẩm đã đưa lại cái nhìn khá chỉnh

thể về đường lối đối ngoại của Nhật Bản qua các thời kì. "Japan Foreign Relations

1542-1936- A Short History” (Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ 1542 - 1936 - lịch

sử tóm tắt), The Hokuseido Press, 1937 của Roy Hidemichi Akagi là tác phẩm viết

khá kĩ về mối quan hệ giữa Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc trong nhiều thế kỉ,

đặc biệt là trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tác giả đã dành nhiều trang

để phản ánh cuộc Chiến tranh Nga - Nhật, về vấn đề Mãn Châu trong quan hệ Nhật

Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu rộng về không gian và thời

gian, dung lượng dành cho quan hệ Nhật - Mỹ nói chung và quan hệ an ninh - chính

trị Nhật - Mỹ còn rất ít.

- Chính sách đối ngoại của Mỹ

Tại Mỹ, các trung tâm, các viện nghiên cứu và nhiều trường đại học đã thực

hiện nhiều công trình liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ, góp phần làm phong

phú và đa dạng nguồn tư liệu về chủ đề này. Có thể kể một số công trình tiêu biểu

như: U.S. Foreign Policy (Chính sách đối ngoại của Mỹ )(1943), Boston: Little,

Brown and Co, của Walter Lippmann; American Foreign Relations Reconsidered,

1890- 1993 (Xét lại quan hệ đối ngoại của Mỹ, 1890 - 1993), NewYork, 1994 của

Gordon Martel; "American Foreign Relations: A History to 1920" (Quan hệ đối

ngoại Mỹ- giai đoạn lịch sử đến năm 1920), Cengage Learning, 2009 của Thomas

G. Paterson, J. Garry Clifford, Shane J. Maddock; "The history of American

foreign policy from 1895" (Lịch sử chính sách đối ngoại Mỹ từ 1895), M. E.

Sharpe Inc, 2012, của Jerald A. Combs ; "US Foreign policy in world history" (The

New International History) (Chính sách đối ngoại của Mỹ trong lịch sử thế giới ),

Routledge, 2000, của David Ryan; "From Colony To Superpower - U.S. Foreign

Relations since 1776" (Từ thuộc địa đến siêu cường - quan hệ đối ngoại của Mỹ từ

1776), Oxford University Press, 2008, của George C. Herring. “A History of The

11

United Foreign Policy” (Lịch sử chính sách đối ngoại Mỹ), Prentice-Hall, Inc,

New York, 1955,của Julius W. Pratt ; “American Diplomacy A History” (Lịch sử

ngoại giao Mỹ), W.W. Norton & Company, Inc, New York, 1975, của Robert H.

Ferrell; “The History of American Foreign Policy” (Lịch sử chính sách đối ngoại

Mỹ), The McGraw - Hill Companies, Inc, 1986, của Jerald A. Combs & Arthur G.

Combs... Đây là bộ sưu tập khá lớn các công trình nghiên cứu về lịch sử đối ngoại

của Mỹ. Những công trình này đã phân tích cơ sở, chính sách đối ngoại của Mỹ

qua các thời kì, các đặc điểm cũng như nhận định về xu hướng đối ngoại của nước

Mỹ trên cơ sở xâu chuỗi, kết nối và luận giải khá logic các nhân tố tác động, các sự

kiện ngoại giao đã diễn ra. Vì thế, bức tranh ngoại giao của Mỹ đã được dựng lên

một cách khá rõ ràng theo chiều dài lịch sử.

Bên cạnh đó, một số tác phẩm chuyên sâu nghiên cứu về các học thuyết, trào

lưu tư tưởng định hình cho sự ra đời của các chính sách, là công cụ lí luận để giải

thích, cổ vũ cho cho chính sách đối ngoại của Mỹ. Công trình tiêu biểu đề cập đến nội

dung này là “The doctrines of American Foreign Policy: Their Meaning, Role, and

Future” (Những học thuyết trong chính sách đối ngoại Mỹ (Ý nghĩa, vai trò và tương

lai), Louisiana State University Press, 1982 của Cecil Van Meter Crabb.

* Nhóm thứ hai: Nghiên cứu trực tiếp về quan hệ Nhật - Mỹ

- Các học giả Nhật Bản

Một trong những cuốn sách viết tổng quan nhất về quan hệ Nhật - Mỹ là cuốn

Japan - American Diplomatic Relations in the Meiji-Taisho Era (Quan hệ Ngoại giao

Nhật - Mỹ trong thời kỳ Minh Trị - Đại Chính, Tokyo: Pan-Pacific Press, 1958 do

Kamikawa Hikomatsu biên tập. Tuy nhiên, các khía cạnh khác nhau trong mối quan

hệ Nhật - Mỹ cũng như sự trình bày từng chủ đề chưa sâu sắc, mới chỉ dừng lại ở xâu

chuỗi các sự kiện với rất ít diễn giải và đánh giá. Nghiên cứu giai đoạn đầu đến năm

1867 là sản phẩm của tác giả Maruyama Kunio, và từ năm 1868 đến 1895 là sản phẩm

của Hanabusa Nagamichi. Giáo sư Hanabusa đã đề cập đến nội dung tương tự trong

một bối cảnh quốc tế rộng hơn với cuốn Meiji gaiko shi (Lịch sử Ngoại giao thời kỳ

Minh Trị), Tokyo: Shibundo, 1960. Cũng cần phải đề cập đến công trình nghiên cứu

tiên phong của Nitobe Inazo, The Intercourse between the United States of America

and Japan (Mối giao hảo giữa Mỹ và Nhật), Baltimore: Johns Hopkins Press, 1891 và

Kitazaki Susumu với cuốn Nichibei kosho gojunen shi (History of Fifty Years of

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!