Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan điểm, giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
MIỄN PHÍ
Số trang
39
Kích thước
254.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1642

Quan điểm, giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI NÓI ĐẦU

Trong các môn học xã hội nói chung và môn khoa học kinh tế

chính trị nói riêng ta thấy được sự đa dạng về phương pháp nghiên cứu

của môn học này. Chúng nghiên về nguồn gốc của các nền kinh tế,

vạch ra những quy luật phát triển, dấu hiệu cơ bản, những chức năng

riêng lẻ của từng thành phần kinh tế, từng bộ phận cấu thành, những

đơn vị riêng lẻ chúng gắn bó hữu cơ với nhau để xác lập nên nền kinh

tế. Từ nền kinh tế cổ điển, kinh tế tư bản và sang kinh tế thị trường xã

hội chủ nghĩa chúng ta thấy được những bước chuyển biến mạnh mẽ từ

nền kinh tế này (kém, lạc hậu) sang nền kinh tế kia (có nhiều ưu điểm,

hiện đại hơn). Trải qua từng giai đoạn lịch sử những bước thăng trầm

hay thịnh vượng của xã hội (hay còn gọi là chế độ xã hội đương thời)

đều do chức năng của bộ máy Nhà nước đó quyết định. Nhà nước vạch

ra đường lối, đưa ra chỉ tiêu đúng đắn cho sự phát triển xã hội đó hay

không còn tuỳ thuộc vào nhiều vấn đề. Nhưng đối với những nhà hoạch

định chính sách tầm quốc gia thì phải có một cách nhìn sâu rộng và

phải đi từ thực tế khách quan, phải gắn liền với nền văn hoá, địa lý của

nước đó và phải liên đới với quốc tế để đưa ra chính sách đúng đắn.

Cho nên trong đợt làm nghiên cứu khoa học này tôi chọn đề tài về cổ

phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là vì: trong thời kỳ này Đảng và Nhà

nước ta đang thực hiện chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước tiến lên XHCN, sau 10 năm đổi mới ta đã gặt hái được nhiều

thành công nhưng bên cạnh những thành công đó chúng ta đã mắc phải

một số sai lầm trong cơ cấu nền kinh tế và định hướng nền kinh tế đó.

Để thay thế nền kinh tế cũ chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường

hàng hoá nhiều thành phần thì việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

thành công ty cổ phần là vấn đề rất quan trọng và cấp bách (nóng bỏng

nhất trong giai đoạn hiện nay). Vì thế, tôi thấy đây là một đề tài mang ý

nghĩa thực tế hiện hành mà không chỉ mình tôi mà đối với cả sinh viên

thuộc ngành kinh tế và đối với bất kỳ ai quan tâm đến nền kinh tế Việt

Nam.

Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người mà đã hướng

dẫn cho tôi hết lòng từ khi chưa hiểu biết về đề tài này và cho đến khi

hoàn thành. Dù nội dung chỉ đạt đến một chừng mực nào đó thì là do

trình độ nhận thức của mình. Nhưng qua lần nghiên cứu này nó giúp

cho tôi dần làm quen với nghiên cứu bậc đại học và tôi tin rằng nó sẽ

giúp tôi ngày càng hoàn thiện hơn về lý luận của mình.

I ) CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KINH NGHIỆM CỔ PHẦN HOÁ

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

1.1 Cơ sở khoa học:

I.1.1. Cơ sở lý luận:

Dựa trên quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin.

Một hình thái kinh- tế xã hội nó cấu thành nên bởi hai bộ phận chính là:

Phương thức sản xuất (bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất)

và kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên đó. Theo quy luật phát

triển của xã hội, một xã hội muốn phát triển đòi hỏi quan hệ sản xuất

phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, để hỗ trợ

cho lực lượng sản xuất đó phát triển. Sự phát triển của lực lượng sản

xuất này đi kèm với nó là một quan hệ sản xuất phù hợp nó tạo động

lực cho sự phát triển của một xã hội. Ta đã thấy sự ra đời của kinh tế

hàng hoá dựa trên hai điều kiện: Sở hữu tư nhân và phân công lao động

xã hội. Nền kinh tế hàng hoá phát triển đòi hỏi có sự phát triển của sở

hữu tư nhân và phân công lao động xã hội. Kinh tế thị trường là sự phát

triển ở trình độ cao của kinh tế hàng hoá với sự ra đời của hệ thống

ngân hàng, thị trường tài chính và công ty cổ phần. Các hình thức kinh

tế này trước hết là sản phẩm của sự phát triển kinh tế hàng hoá nhưng

điều đó có chung một cội nguồn ở sự phát triển xã hội hoá sở hữu tư

nhân. Từ đó ta có thể nói lên rằng sự phát triển của các hình thái kinh tế

-xã hội từ bậc thấp lên bậc cao chúng đều trải qua thời gian lịch sử.

Tương ứng với một giai đoạn phát triển của lịch sử sẽ tồn tại một nền

kinh tế khác nhau và nền kinh tế đó gắn bó chặt chẽ và nó quyết định sự

phát triển hay tàn luỹ của giai đoạn lịch sử đó. Cho nên ta có thể nói ở

giai đoạn này việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một nhiệm

vụ cấp bách, một hiện tượng khách quan phải có đối với Việt Nam.

I.1.2. Cơ sở thực tiễn:

Qua thực tế nền kinh tế Việt Nam sau 10 năm đổi mới chuyển từ

nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều

thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước

chúng ta đã gặt hái được nhiều thành công. Đó là một nền kinh tế hàng

hoá nhiều thành phần phát triển đa dạng. Từ đó nảy sinh một vấn đề là

Nhà nước không can thiệp quá sâu vào nền kinh tế, không nên bao biện

mà phải gắn trách nhiệm đến từng chủ thể hoạt động kinh tế.

Cho nên trong nền kinh tế thị trường thực thụ (tức là “rốn” bao cấp

của Nhà nước đã bị cắt bỏ hoàn toàn) thì xu hướng cổ phần hoá một bộ

phận các doanh nghiệp Nhà nước đã diễn ra như một quy luật.

 Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh quá trình cổ phần hoá

diễn ra như sau:

- Các doanh nghiệp nhỏ nếu không muốn bị phá sản thì phải góp

vốn (góp cổ phần) để tạo ra một doanh nghiệp lớn (công ty cổ phần) có

sức cạnh tranh lớn hơn. Bởi vì doanh nghiệp lớn thường có lợi thế hơn

so với doanh nghiệp nhỏ trong việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá

thành đổi mới quy trình công nghệ để cuối cùng là có giá bán rẻ hơn,

hoặc là tuy giá không hạ hơn nhưng chất lượng mẫu mã tốt hơn, tiêu

thụ nhanh hơn và nhiều hơn đối với một sản phẩm cùng loại.

- Các doanh nghiệp lớn nếu không muốn bị phá sản cũng phải hoặc

là đầu tư vốn của mình vào nhiều các doanh nghiệp khác bằng cách mua

cổ phiếu của các công ty cổ phần hoặc là phân tán rủi ro cho nhiều

người khác bằng cách bán cổ phiếu cho nhiều doanh nghiệp. Thực chất

của cách làm này là phân tán rủi ro cho nhiều doanh nghiệp để hưởng

lợi nhuận bình quân ổn đinh về toàn bộ vốn đầu tư. Mà thực tế là các

nước phát triển trên thế giới đã làm và đã gặt hái được kết quả hết sức

to lớn.

Như vậy, việc thành lập một công ty cổ phần trong trường hợp này

là rất thuận lợi. Vì mọi cổ đông đều có chung một mục đích nên họ đến

với nhau, thông qua điều lệ, bầu giám đốc … là hoàn toàn tự chủ và tự

nguyện. Hầu như không có sự cưỡng bức, mất dân chủ nào ngoại trừ số

vốn góp của mỗi người là khác nhau nên tiếng nói của họ và lợi tức

được hưởng là không giống nhau.

 Đối với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thì lý do để cổ phần

hoá có khác và do vậy cách cổ phần hoá cũng khác.

Thực tiễn nhiều thập kỷ chứng minh là kinh tế quốc doanh kém

hiệu quả hơn so với kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân. Cũng có những

trường hợp cá biệt trong những điều kiện đặc biệt, với một thời gian

ngắn, kinh tế quốc doanh cũng có thể làm ăn có lãi, phát triển. Nhưng

nhìn tổng quát, lâu dài thì kinh tế quốc doanh kém hiệu quả.

Vì doanh nghiệp Nhà nước thường làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ

nên buộc Nhà nước phải có chính sách tài trợ, bao cấp- tài trợ là một

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!