Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan điểm đức trị của nho giáo sơ kỳ và ảnh hưởng của nó đối với ý thức chính trị ở việt nam hiện nay.
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
852.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
859

Quan điểm đức trị của nho giáo sơ kỳ và ảnh hưởng của nó đối với ý thức chính trị ở việt nam hiện nay.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

QUAN ĐIỂM ĐỨC TRỊ CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ VÀ

ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI Ý THỨC CHÍNH

TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngƣời hƣớng dẫn : Th.S Dƣơng Đình Tùng

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hƣơng Giang

Lớp : 10SGC

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014

2

LỜI CẢM ƠN

Có được như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý

thầy cô khoa Giáo dục Chính trị, các thầy cô Trường ĐHSP Đà Nẵng cùng

các thầy cô giáo khoa Lý luận Chính trị - Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã

tận tình dạy dỗ, chỉ bảo em trong suốt 4 năm học vừa qua.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thạc sỹ Dương Đình

Tùng, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian

thực hiện khóa luận này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do những hạn chế về điều kiện, thời

gian và trình độ nên không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được

sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 5 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hương Giang

3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................5

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................7

4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................7

5. Bố cục đề tài...................................................................................................7

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu........................................................................7

PHẦN NỘI DUNG .........................................................................................10

CHƢƠNG 1: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN ĐIỂM ĐỨC TRỊ ..10

1.1. Nguồn gốc và tiền đề cho sự ra đời của Nho giáo sơ kỳ ..........................10

1.1.1. Khái niệm Nho giáo ...............................................................................10

1.1.2. Nguồn gốc kinh tế - xã hội.....................................................................10

1.1.3. Tiền đề lý luận........................................................................................14

1.1.4. Quá trình vận động và phát triển về mặt tư tưởng của nho giáo sơ kì qua

các tác gia tiêu biểu ..........................................................................................17

1.2. Những nội dung cơ bản trong quan điểm Đức trị của nho giáo sơ kỳ......25

1.2.1. Cơ sở hình thành đường lối Đức trị .......................................................25

1.2.2. Mục đích của đường lối Đức trị.............................................................28

1.2.3. Nội dung cơ bản của đường lối Đức trị .................................................29

CHƢƠNG 2. ẢNH HƢỞNG QUAN ĐIỂM ĐỨC TRỊ CỦA NHO GIÁO

ĐỐI VỚI Ý THỨC CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY........................42

2.1. Khái lược về sự du nhập và phát triển Nho giáo ở Việt Nam...................42

2.2. Ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam .....................44

2.2.1. Sự ảnh hưởng của Nho giáo qua các triều đại phong kiến ....................44

2.2.2. Ảnh hưởng của Nho giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh ........................47

4

2.3. Ảnh hưởng của quan điểm Đức trị đối với ý thức chính trị ở Việt Nam

hiện nay ............................................................................................................50

2.3.1. Khái niệm ý thức chính trị ....................................................................50

2.3.2. Ảnh hưởng tích cực của quan điểm Đức trị đối với ý thức chính trị ở

Việt Nam hiện nay ...........................................................................................51

2.3.3. Ảnh hưởng tiêu cực của quan điểm Đức trị đối với ý thức chính trị ở

nước ta hiện nay. ..............................................................................................58

2.4. Một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác những giá trị tích cực và hạn chế

những ảnh hưởng tiêu cực trong quan điểm Đức trị đến ý thức chính trị ở Việt

Nam hiện nay ...................................................................................................66

2.4.1. Phải có cái nhìn biện chứng đối với tư tưởng Đức trị của Nho giáo .....66

2.4.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và

nhân dân ...........................................................................................................68

2.4.3. Xây dựng mối quan hệ biện chứng giữa đức trị và pháp trị, đạo đức và

pháp luật ...........................................................................................................70

2.4.4. Khai thác điểm tích cực của Nho giáo nói chung và tư tương Đức trị nói

riêng vào quản lí đất nước................................................................................74

2.4.5. Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, Đảng viên76

2.4.6. Hình thành và giáo dục ý thức chính trị, ý thức pháp luật cho nhân dân

thông qua truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong quá trình xây dựng

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay .........................77

KẾT LUẬN.....................................................................................................81

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................83

5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trung Hoa cổ đại là một trong những trung tâm văn hóa, khoa học, triết

học phát triển phong phú và rực rở nhất không chỉ của nền văn minh phương

Đông mà của cả nhân loại. Sự phát triển kinh tế - xã hội ở thời kỳ này, đặc

biệt là thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc đã tạo tiền đề cho sự ra đời của nhiều tư

tưởng triết học với những triết gia vĩ đại mà tên tuổi gắn liền với lịch sử nhân

loại, cũng như lịch sử Trung Hoa như: Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Lão

Tử, Trang Tử… Có thể nói, sự phát triển đó không chỉ góp phần vào lịch sử

Trung Hoa mà còn làm cho lịch sử tư tưởng nhân loại trở nên phong phú và

đa dạng.

Khi bàn về những hệ tư tưởng của Trung Hoa, người ta không thể không

nhắc tới Nho giáo, một học thuyết chính trị xã hội mà tầm ảnh hưởng của nó

đã vượt ra khỏi quốc gia dân tộc mà nó nảy sinh, để trở thành một trong

những tư tưởng chính thống của những nhà nước phong kiến trong thế giới

Hán hóa ở phương Đông. Do vậy, nghiên cứu về Nho giáo là một yêu cầu

quan trọng để hiểu về nhà nước phong kiến phương Đông nói chung và nhà

nước phong kiến Việt Nam nói riêng. Sự phát triển của Nho giáo cũng những

hệ phái tư tưởng khác, theo dòng lịch sử với sự tham dự của những thế sau, hệ

tư tưởng này có nhiều biến đổi với so với thời kì ban đầu, nên nghiên cứu về

nho giáo sơ kỳ là điều kiện tiên quyết để thấy được những giá trị cũng như

hạn chế của nó trong lịch sử vận động của nhân loại.

Một trong những nội dung quan trong, và có thể nói là cống hiến của

Nho giáo sơ kỳ đối với vận động xã hội là tư tưởng Đức trị. Tư tưởng này, tuy

về thời cuộc khi nó ra đời không được tán tụng và áp dụng rộng rãi, nhưng về

sau khi xã hội ổn định thì nó được xem là một trong những tư tưởng tiến bộ,

được các triều đại phong kiến áp dụng.

6

Theo dòng lịch sử, bằng nhiều con đường khác nhau, Nho giáo đã du

nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Những tư tưởng chính trị xã hội của hệ tư

tưởng này đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống chính trị Việt Nam

trong thời kỳ phong kiến, và dường như nó đã trở thành một bộ phận gia nhập

vào văn hóa Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu về tư tưởng Đức trị của Nho giáo

sơ kỳ, và làm rõ những ảnh hưởng của tư tưởng ấy trong đời sống chính trị xã

hội Việt Nam, và những biểu hiện của nó trong ý thức chính trị của xã hội

Việt Nam là một yêu cầu quan trọng.

Hiện nay, xã hội Việt Nam đang buớc vào xây dựng và hoàn thiện nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đó là nhà nước hoạt động trên tinh thần

thượng tôn pháp luật nhưng cũng là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Việc

khai thác những tích cực trong tư tưởng đức trị của nho giáo sơ kỳ và hạn chế

những ảnh hưởng tiêu cực là một yêu cầu đề nâng cao ý thức chính trị của

người dân Việt Nam hiện nay.

Từ những nhận thức trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Quan điểm Đức trị

của Nho giáo sơ kỳ và ảnh hưởng của nó đối với ý thức chính trị ở Việt Nam

hiện nay” làm đề tài khóa luận của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu:

Từ việc làm rõ ảnh hưởng của tư tưởng đức trị đến ý thức chính trị của

Việt Nam hiện nay, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác

những tích cực và hạn chế những tiêu cực của tư tưởng ấy trong việc nâng cao

ý thức chính trị của xã hội Việt Nam hiện nay.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cở sở mục đích nghiên cứu luận văn cần

làm rõ những nhiệm vụ sau:

+ Làm rõ tư tưởng Đức trị của Nho giáo sơ kỳ.

+ Phân tích, đánh giá những điểm tích cực và hạn chế của tư tưởng Đức

trị, và bước đầu làm rõ sự ảnh hưởng của nó trong đời chính trị của xã hội

Việt Nam.

7

+ Bước đầu đưa ra những giải pháp nhằm khai thác những giá trị đồng

thời loại bỏ những hạn chế của quan điểm đức trị quá trình xây dựng ý thức

chính trị ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Quan điểm Đức trị của Nho giáo sơ kỳ và vấn đề ý thức

chính trị ở Việt Nam

- Phạm vi: Nho giáo sơ kỳ và ý thức chính trị ở Việt Nam hiện nay.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Vận dụng những nguyên tắc của phép biện chứng duy vật, kết hợp với

những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: logic và lịch sử, phân tích và tổng

hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, và những phương pháp trong nghiên cứu

liên ngành.

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài

gồm 2 chương (6 tiết)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Nho giáo là đề tài được nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước

quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, cớ thể nói chúng ta đã có một hệ thống đồ

sộ những công trình nghiên cứu về Nho giáo trên nhiều bình diện khác nhau.

Liên quan trực tiếp, gián tiếp đến đề tài, có thể khái quát những công trình

nghiên cứu sau:

Một số công trình xuất bản thành sách như:

Nguyễn Thanh Bình trong “Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và

ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nữa đầu thế kỷ XIX)”.[6].

Nghiên cứu Nho giáo với tư cách là một học thuyết chính trị xã hội được các

triều đại phong kiến Việt Nam tiếp nhận và sử dụng làm hệ tư tưởng, công cụ

cai trị và quản lý xã hội. Tác giả cho rằng học thuyết chính trị xã hội là căn cứ

chủ yếu để hình thành đường lối Đức trị. Nguyễn Hiến Lê, “Khổng Tử”.[20].

8

Tác giả đã nghiên cứu một cách hệ thống học thuyết của Khổng Tử, đặc biệt

là tư tưởng chính trị trong đó có tư tưởng Đức trị. Tác giả cho rằng, chính

danh là bước đầu đưa tới chính sách Đức trị, là điều kiện để Đức trị tồn tại và

phát triển. Vũ Khiêu“Đức trị và Pháp trị trong Nho giáo”.[30]. đã trình bày

sự thống nhất biện chứng giữa Đức trị và Pháp trị trong hệ tư tưởng Nho giáo,

coi chúng như hai mặt của một vấn đề. Tác giả đã bàn đến nội dung và ảnh

hưởng của Đức trị trong đời sống của nhân dân. Nguyễn Tài Thư “Nho giáo

và Nho học ở Việt Nam”.[41]. Dưới góc độ triết học đã trình bày nội dung của

Nho học và vai trò của nó trong lịch sử tư tưởng.

Một số công trình nghiên cứu các bài viết trên nhiều tạp chí tiêu biểu

như:

Nguyễn Thị Kim Bình, “Đường lối Đức trị của Nho giáo từ Khổng Tử -

Mạnh Tử”, in trên tạp chí khoa học và công nghệ số 4 năm 2008 và bài viết

Khái niệm “Đức” trong tư tưởng Khổng Tử qua “Luận ngữ”. Nguyễn Tài

Thư “Mấy vấn đề nho học và xã hội Việt Nam hiện nay”, tạp chí triết học số

8, tháng 11/2004. Nguyễn Thế Kiệt “Tìm hiểu tư tưởng Đức trị trong Nho

giáo”. Nguyễn Thanh Bình “Tư tưởng về đạo trị nước ở các nhà Nho Việt

Nam”. Minh Anh,“chúng ta kế thừa gì ở Nho giáo”, Tạp chí Triết học số 8

tháng 11/2004 đã bàn về nội dung của học thuyết Nho giáo và ảnh hưởng của

nó trong xã hội hiện nay. Trong khuôn khổ mục đích nghiên cứu của các đề

tài là khác nhau nên vẫn chưa nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về tư tưởng

Đức trị và ảnh hưởng của nó đối với ý thức chính trị hiện nay.

Ý thức chính trị là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử có

vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Vì vậy, đã có rất nhiều

công trình nghiên cứu về vấn đề nay như:

Ban tuyên giáo trung ương, (2007), “Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai

trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam”.[5].

Cuốn sách đã phê phán các quan điểm sai trái thù địch trên mặt trận tư tưởng,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!