Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

quá trình và thiết bị công nghệ sinh học - Chương 9
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
173
Chương 9
THIẾT BỊ NUÔI CẤY VI SINH VẬT TRÊN MÔI TRƯỜNG
DINH DƯỠNG RẮN
Nuôi cấy vi sinh vật trên các môi trường tơi thể hạt có nhiều ưu việc hơn so với
nuôi cấy trên các môi trường dinh dưỡng lỏng. Như tốc độ tổng hợp của các enzim cao
hơn 5 ÷ 6 lần, ngoài ra canh trường nhận được có độ ẩm 40 ÷ 50% (trong canh trường
lỏng− 80 ÷ 95%), cho phép tiết kiệm đáng kể nguồn năng lượng sấy. Tuy nhiên đến nay
phương pháp nuôi cấy vi sinh vật trên các môi trường dinh dưỡng rắn chưa được ứng
dụng rộng rãi trong công nghiệp do chưa có những thiết bị tiệt trùng được cơ khí hoá
đáng tin cậy.
Hiệu suất và độ hoạt hoá của các chất hoạt hoá sinh học, thời gian quá trình nuôi
cấy chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố sau: loại vi sinh vật, thành phần cấu tử của môi
trường dinh dưỡng, lượng và chất lượng của nguyên liệu cấy, nhiệt độ nuôi cấy, mức độ
thổi khí của canh trường phát triển, cường độ đảo trộn, trao đổi khối và trao đổi nhiệt.
Việc lựa chọn dạng thiết bị và những bộ phụ trợ để đảm bảo tất cả những đòi hỏi
của công nghệ có ý nghĩa quan trọng nhất.
9.1. PHÂN LOẠI THIẾT BỊ NUÔI CẤY VI SINH VẬT TRÊN MÔI TRƯỜNG
DINH DƯỠNG RẮN
Để nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường dinh dưỡng rắn, người ta sử dụng các loại
thiết bị có kết cấu sau đây: thiết bị nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường rắn dạng phòng
có các khay đột lỗ nằm ngang với kích thước 400×800 mm, thiết bị được cơ khí hoá có
khay đứng đột lỗ, thiết bị được cơ khí hoá dạng ĐỈ−42Ô, các thiết bị băng đai tác động
chu kỳ và liên tục, tổ máy nhiều phiến tác động liên tục với sự ứng dụng các máy rung
cũng như các thiết bị dạng trống quay.
Nhược điểm của các thiết bị nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường rắn dạng phòng
có các khay nằm ngang đột lỗ là khối lượng lao động cho các công đoạn quá lớn, mức
độ cơ khí hoá cho các công đoạn công nghệ thấp và không tránh khỏi sự tiếp xúc của
công nhân với canh trường của vi sinh vật.
Từ các kết cấu kể trên, trong công nghiệp thường người ta ứng dụng các thiết bị
được cơ khí hoá có các chậu được phân bổ đứng, cũng như các thiết bị dạng trống quay
và hình tháp. Các thiết bị dạng trống quay và hình tháp có triển vọng tốt để sản xuất lớn.
Sự tích luỹ một lượng lớn các phế thải nông nghiệp như rơm, vỏ bông, vỏ hạt
hướng dương, cùi ngô, các phế liệu khi gia công khoai tây, củ cải đường, cây mía... cho
174
khả năng sử dụng chúng để thu nhân protein chăn nuôi, là nguồn rẻ tiền cho sản xuất
xenluloza và tinh bột.
Tuy nhiên để nuôi cấy vi sinh vật với mục đích tổng hợp sinh học protein không
thể sử dụng các phòng nuôi cấy bình thường, các phòng này được sử dụng để nuôi cấy
nấm mốc trên môi trường dinh dưỡng rắn có chiều cao của lớp môi trường không lớn
hơn 3 ÷ 5 cm. Các xí nghiệp sản xuất chất cô đặc chứa protein và enzim thuộc dạng sản
xuất lớn, cho nên đối với những nhà máy năng suất 100 nghìn tấn trong một năm đòi
hỏi 210 nghìn chậu. Ở mức như thế cần phải sử dụng các thiết bị thoả mãn các yêu cầu
sau: chiều cao của lớp môi trường dinh dưỡng không nhỏ hơn 50 cm; khả năng tạo ra
các điều kiện tiệt trùng; sự biến đổi sinh học của các chất dinh dưỡng trong nguyên liệu
thành protein là cực đại.
Các thiết bị để sản xuất các sản phẩm trên có thể gián đoạn hay liên tục. Các thiết
bị tác động gián đoạn thường ở dạng hình trống nằm ngang, loại trừ quá trình nuôi cấy
vi sinh vật có thể thực hiện trích ly các chất hoạt hoá sinh học từ canh trường nuôi cấy.
9.2. CÁC THIẾT BỊ NUÔI CẤY VI SINH VẬT TRÊN MÔI TRƯỜNG RẮN CÓ
CÁC KHAY ĐỘT LỖ NẰM NGANG
Trong các điều kiện sản xuất để nuôi cấy các giống nấm mốc trên bề mặt trong
các khay, người ta sử dụng các phòng tiệt trùng, số lượng các phòng phụ thuộc vào năng
suất tính theo canh trường nấm mốc khô hàng ngày. Để định hướng thường khi năng
suất 1 tấn/ngày cần 3 ÷ 4 phòng tiệt trùng. Đối với nhà máy có năng suất 10 tấn/ngày số
phòng là 30 ÷ 40.
Phòng tiệt trùng là buồng kín có kích thước 10000×2800×2100 mm với hai cửa,
một cửa nối với hành lang thải liệu. Bên trong phòng có ba đoạn ống thông khí để nạp
không khí điều hoà từ một hướng, còn từ hướng ngược lại- các ống để thải không khí
trong phòng. Diện tích của phòng được tính cho 18 ÷ 20 giàn có khoảng 9 ÷ 10 khay
cho mỗi bên, quy đổi ra cám khô là 100 kg. Khoảng cách giữa các giàn 80 ÷100 mm,
giữa các giàn có khoảng cách rộng 1000 ÷ 1200 mm để đi lại và cách tường 200 ÷
300 mm.
Các bộ điều hoà độc lập được phân bổ trên các phòng tiệt trùng nhằm để đẩy
không khí có nhiệt độ 22 ÷ 320
C, độ ẩm tương đối 96 ÷ 98% vào phòng. Không khí tuần
hoàn có bổ sung 10% không khí sạch từ bộ điều hoà chính, các hành lang nạp và tháo
của các phòng cần phải cách ly các phòng bên cạnh. Điều đó thực hiện được nhờ thông
gió hai chiều khi trao đổi không khí nhiều lần (đến 8 lần) và nhờ làm sạch không khí
thải khỏi các bào tử.
Việc nuôi cấy giống trong các phòng tiệt trùng đã được sử dụng trong các giai
đoạn đầu của sự phát triển sản xuất ra các chế phẩm enzim. Những ý tưởng để tạo ra các
thiết bị dạng cơ khí hoá có các khay nằm ngang không mang lại kết quả tốt vì tốn nhiều
kim loại và năng suất thấp.