Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

quá trình và thiết bị công nghệ sinh học - Chương 8
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 8
THIẾT BỊ VẮT, TRÍCH LY, TINH CHẾ CÁC SẢN PHẨM
THU NHẬN TỪ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VI SINH
8.1. MỞ ĐẦU
Nhiệm vụ của công nghệ vi sinh là dùng vi sinh vật để sản xuất ra ba loại sản
phẩm như sau:
- Các tế bào vi sinh ở trạng thái sống (vi khuẩn Lactobacillus, vi khuẩn cố định
đạm Rhizobium, Azotobacter, vi khuẩn điều trị tiêu chảy Bacillis subtilis, vi khuẩn trừ
sâu Bacillis thuringiensis, nấm trừ sâu Bauveria bassiana, Metarrhizium anisopliac, vi
khuẩn làm phân vi sinh như B.megatherium, B.mycoides, nấm men làm bột nở bánh mì
Saccharomyces cerevisiae...) hoặc trạng thái chết để làm nguồn protein (Candida utilis,
các loại vi tảo...)
- Các sản phẩm trao đổi chất sơ cấp axit amin, vitamin, rượu, axit hữu cơ... và thứ
cấp (kháng sinh).
- Các loại enzim dùng trong các quá trình thuỷ phân, tổng hợp và chuyển hoá.
Để làm được việc đó cần phải giải quyết hai vấn đề sau:
a) Kỹ thuật lên men: nghiên cứu điều kiện tối ưu trong quá trình lên men như thiết
bị , công nghệ...nhằm đạt được hiệu suất cao cho các sản phẩm mong muốn.
b) Kỹ thuật thu hồi sản phẩm sau lên men và chế biến thành các dạng thương
phẩm, nghiên cứu các điều kiện trích ly, tinh chế nhằm thu được các chất có hoạt tính
sinh học dạng tinh khiết. Nhiều kỹ thuật trong công nghiệp hoá học như: lọc, kết tủa, ly
tâm, kết tinh , hấp phụ, chưng cất, sấy... đều được sử dụng ở đây. Điều khác nhau cần
lưu ý tới là các chất có hoạt tính sinh học thường không bền vững với các điều kiện
nhiệt độ, pH và các yếu tố vật lý khác.
Điều kiện và phương pháp nuôi cấy vi sinh vật có ảnh hưởng đến sự hình thành
thành phần và tính chất của chất lỏng canh trường. Các chế độ sinh tổng hợp cần hướng
tới kết quả thu nhận môi trường có chất nền và những tạp chất khác còn lại là tối thiểu
và có nồng độ các sản phẩm mong muốn là cực đại.
140
Chất lỏng canh trường Nuôi cấy bằng phương pháp bề mặt
Hình 8.1 khảo sát sơ đồ các phương án cơ bản để gia công chất lỏng canh trường
và lên men bề mặt nhằm thu nhận các dạng sản phẩm từ tổng hợp vi sinh. Từ sơ đồ
Lọc, ly tâm,
phân ly, lắng
Khử khí, gạn, cô
đặc bằng phương
pháp tuyển nối
Chất lỏng canh
trường đã được
loại bỏ một số
chất
Khô dầu
sinh học
Trích
ly
Tinh chế bằng
phương pháp
sinh học hay
cô và sấy
Chất lỏng
canh trường
được làm
trong
Sinh khối
dạng bột nhào
có hàm lượng
nước đến 80%
Huyền phù
có lượng
nước trên
85%
Các phương
pháp cô và
tinh chế: cô
chân không,
lọc thẩm thấu
ngược, siêu
lọc, lạnh đông,
tạo tinh thể,
sấy, tinh luyện
Phế phẩm Chất
trích ly
Gia công sơ bộ
Cô chân không
Chất lọc
Gia công sơ bộ
Phá vỡ
Lọc, ly tâm
Sấy Sinh khối
Trích ly
Chất cô lỏng Chất cô khô Chất béo sinh học
Chất cô, sản phẩm tổng
hợp ví sinh có mức độ
tinh chế khác nhau
Hình 8.1. Sơ đồ các phương pháp gia công chất lỏng canh trường
và nuôi cấy vi sinh vật bằng phương pháp bề mặt
141
chúng ta thấy phương án gia công chất lỏng canh trường đơn giản nhất - thu nhận chất
thay thế sữa nguyên từ sữa huyết tương bằng phương pháp vi sinh. Thu nhận được
huyền phù nấm men có nồng độ sinh khối đến 150 g/l trong quá trình nuôi cấy nấm men
trong sữa huyết tương. Sau khi gia công đặc biệt (làm giàu vitamin và các cấu tử khác)
không có các giai đoạn trung gian, huyền phù được sấy khô bằng phương pháp sấy
phun. Khi nuôi cấy nấm men trong các môi trường hydratcacbon hay môi trường rượu,
chất lỏng canh trường có hàm lượng sinh khối nhỏ hơn 25 g/l được đem đi gia công.
Trong trường hợp này trước khi sấy phải tiến hành các giai đoạn tuyển nổi, cô đặc nhằm
để tăng nồng độ sinh khối đến 20 ÷ 25% chất khô.
Khi thu nhận nấm men trên môi trường có phần cất của dầu mỏ việc cô sinh khối
trước khi phân ly được thực hiện bằng phương pháp gạn. Khi nuôi cấy nấm men trong
các môi trường đặc thì các giai đoạn tuyển nổi, phân ly không cần thiết. Cô đặc sinh
khối bùn hoạt tính trước khi sấy có thể thực hiện bằng phương pháp lắng và phân li.
Trong các ví dụ về cô sinh khối nêu trên (loại trừ thu nhận chất thay thế sữa nguyên
bằng phương pháp sinh học) đã tạo ra một lượng lớn chất lỏng canh trường và đã được
sử dụng, chỉ còn lại một ít chất nền, các chất chuyển hoá hoà tan (axit amin, vitamin...)
và các vi sinh vật.
Một phần chất lỏng canh trường đã sử dụng được đưa vào sản xuất, còn phần khác
được đưa đi tinh luyện bằng phương pháp sinh học để thu nhận sinh khối hay đem đi cô
đặc và sấy.
Trong công nghiệp vi sinh đã thu nhận một số chế phẩm mà nguyên các chất
chuyển hoá của chúng như axit amin, kháng sinh, vitamin, các enzim... có trong chất
lỏng canh trường ban đầu ở trạng thái hoà tan hay trạng thái keo. Khi sản xuất các chế
phẩm có hàm lượng các cấu tử không cao thì các quá trình cô đặc được thực hiện là chủ
yếu, không cần phải tách sinh khối bằng con đường hấp và sấy các môi trường lên men.
Khi thu nhận các chất chuyển hoá dạng tinh thể có mức tinh thể cao thì sự tách sinh
khối và tạp chất rắn khỏi dung dịch là giai đoạn đầu tiên để gia công chất lỏng canh
trường. Việc gia công tiếp theo để làm trong dung dịch canh trường có thể tiến hành
theo nhiều phương pháp. Dựa vào các tính chất của các cấu tử và những đòi hỏi của sản
phẩm mà lựa chọn phương pháp gia công cho thích hợp.
8.2. THIẾT BỊ ÉP
Để tách hoàn toàn phần chiết ra khỏi bã, người ta sử dụng máy ép kiểu vắt. Hiệu
suất của quá trình được xác định bởi sự tách hoàn toàn pha lỏng, cũng như chất lượng
phần chiết được (không chứa các tiểu phần rắn). Khi vắt chất lỏng tự do dễ dàng tách
khỏi phần khô. Dùng phương pháp ép không thể tách hoàn toàn phần chiết. Luôn luôn ở
trong bã còn lại một lượng chất chiết, không thể tách được ở dạng cân bằng tương ứng
với áp áp suất và nhiệt độ đã cho.
Máy ép được ứng dụng để vắt được chia ra làm hai nhóm: máy ép cơ học tác động
tuần hoàn, tác động thủ công, loại truyền động cơ học và sức ép bằng thuỷ lực, loại khí
động học; máy ép có tác động liên tục - vít tải, lệch tâm, băng tải, ly tâm và trục quay.
142