Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình phát triển của thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định từ năm 2002 đến năm 2020
PREMIUM
Số trang
126
Kích thước
6.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1913

Quá trình phát triển của thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định từ năm 2002 đến năm 2020

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HỒ VĂN KHUÂN

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

CỦA THỊ TRẤN BÌNH DƯƠNG, HUYỆN PHÙ MỸ,

TỈNH BÌNH ĐỊNH TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam

Mã số : 8229013

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN PHƯỢNG

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực. Những kết luận được rút

ra trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa

học nào khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung đề tài trước Hội đồng bảo vệ luận

văn.

Tác giả Luận văn

Hồ Văn Khuân

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép em xin gửi

lời chân thành nhất tới:

Quý thầy, cô Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn và Phòng Sau đại

học – Trƣờng Đại học Quy Nhơn, đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện

giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn

Phƣợng, ngƣời luôn quan tâm, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ em trong suốt

quá trình học tập cũng nhƣ hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè,

ngƣời thân đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và

hoàn thành đề tài.

Mặc dù cố gắng rất nhiều, nhƣng luận văn không tránh khỏi những

thiếu sót, hạn chế. Tác giả kính mong Hội đồng khoa học, quý thầy cô, những

ngƣời quan tâm đến đề tài thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến để

đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1

2. T ng quan tình hình nghiên cứu vấn đề .................................................... 2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 4

5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu............................................... 5

6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 5

7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 6

Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT BÌNH DƢƠNG TRƢỚC NĂM 2002......7

1.1. Diên cách địa lý hành chính Bình Dƣơng qua các thời kỳ lịch sử ......... 7

1.2. Sự thành lập thị trấn Bình Dƣơng......................................................... 12

1.3. Diện mạo thị trấn Bình Dƣơng lúc mới thành lập ................................ 17

1.3.1. Kết cấu hạ tầng và cảnh quan môi trƣờng ...................................... 17

1.3.2. Tình hình kinh tế............................................................................. 20

1.3.3. Tình hình văn hóa - xã hội.............................................................. 23

Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 26

Chƣơng 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRẤN BÌNH DƢƠNG TRONG

GIAI ĐOẠN 2002 - 2010 ............................................................................... 27

2.1. Vị thế và định hƣớng phát triển thị trấn Bình Dƣơng giai đoạn

2002 - 2010 .................................................................................................. 27

2.1.1. Vị thế của thị trấn Bình Dƣơng trong quy hoạch phát triển của

huyện Phù Mỹ và tỉnh Bình Định ............................................................. 27

2.1.2. Định hƣớng và quy hoạch phát triển thị trấn Bình Dƣơng trong

giai đoạn 2002 - 2010 ............................................................................... 29

2.2. Bƣớc đầu của quá trình đô thị hóa ở thị trấn Bình Dƣơng giai đoạn

2002 - 2010 .................................................................................................. 33

2.2.1. Quy hoạch phát triển không gian đô thị.......................................... 33

2.2.2. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ............................................... 36

2.3. Sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của thị trấn Bình Dƣơng trong

giai đoạn 2002 - 2010................................................................................... 38

2.3.1. Phát triển kinh tế ............................................................................. 38

2.3.2. Phát triển văn hóa - xã hội .............................................................. 44

2.4. Đánh giá sự phát triển của thị trấn Bình Dƣơng trong giai đoạn

2002 - 2010 .................................................................................................. 50

Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 52

Chƣơng 3. BƢỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA THỊ TRẤN BÌNH DƢƠNG

TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020................................................................ 53

3.1. Bối cảnh lịch sử mới và định hƣớng phát triển của thị trấn Bình

Dƣơng trong giai đoạn 2011 - 2020............................................................. 53

3.1.1. Bối cảnh lịch sử mới ....................................................................... 53

3.1.2. Định hƣớng phát triển của thị trấn Bình Dƣơng trong giai đoạn

2011 - 2020 ............................................................................................... 55

3.2. Thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở thị trấn Bình Dƣơng trong giai đoạn

2011 - 2020 .................................................................................................. 57

3.2.1. Thúc đẩy quy hoạch và mở rộng không gian đô thị ....................... 57

3.2.2. Chuyển biến về hạ tầng kỹ thuật..................................................... 59

3.3. Sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của thị trấn Bình Dƣơng trong

giai đoạn 2011 - 2020................................................................................... 64

3.3.1. Phát triển kinh tế ............................................................................. 64

3.3.2. Phát triển văn hóa - xã hội .............................................................. 72

3.3.3. Đánh giá về sự phát triển của thị trấn Bình Dƣơng trong giai

đoạn 2011 – 2020...................................................................................... 81

Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 86

KẾT LUẬN..................................................................................................... 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 90

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HĐND Hội đồng nhân dân

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học ph thông

UBND Ủy ban nhân dân

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Thị trấn Bình Dương (trước năm 2002 thuộc xã Mỹ Lợi) là địa

phương có lịch sử lâu đời, với truyền thống văn hoá đặc sắc và phong phú,

đồng thời là trung tâm hành chính, kinh tế phía Bắc huyện Phù Mỹ. Trong

lịch sử, Bình Dương vốn là vùng đất gò đồi, hoang vắng. Thế nhưng, do có vị

trí quan trọng, cửa ngõ nối liền các xã trong khu vực phí Bắc huyện Phù Mỹ,

nên ngay từ rất sớm, các lớp cư dân đã đến đây khai hoang, phát triển sản

xuất. Và theo thời gian, tụ cư thành xóm làng đông đúc, các chợ mọc lên, đời

sống người dân phát triển, chùa quán được xây dựng. Nhờ đó, Bình Dương

sớm trở thành nơi có mật độ dân cư đông so với các địa bàn khác, phát triển

thành một thị tứ và trở thành trung tâm kinh tế của xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ.

1.2. Trải qua chặng đường xây dựng và phát triển, với biết bao công sức

của các thế hệ người dân và sự nỗ lực của chính quyền các cấp, ngày

19/4/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2002/NĐ-CP thành lập thị

trấn Bình Dương thuộc huyện Phù Mỹ. Sự kiện này có ý nghĩa trọng đại đối

với quá trình phát triển của vùng đất Bình Dương, chính thức đánh dấu vùng

đất này trở thành đơn vị hành chính độc lập và đô thị loại V. Kể từ đó, Đảng

bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Bình Dương đã phát huy truyền thống

đoàn kết, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn thử thách, xây dựng thị trấn ngày

càng phát triển toàn diện. Từ một vùng đất gò đồi, khô cằn, sỏi đá trở thành

trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa phía bắc huyện Phù Mỹ. Cơ sở hạ tầng

không ngừng được củng cố và xây dựng, cảnh quan đô thị ngày một khang

trang, sạch đẹp, kinh tế chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp, hiện

đại hóa, với tốc độ tăng trưởng cao; văn hóa xã hội có bước phát triển mới,

đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.

Tuy vậy, để đưa thị trấn Bình Dương đi đến đích cao hơn là trở thành đô

thị loại IV - thị xã trong thời gian đến, câu hỏi lớn đặt ra cho Đảng bộ, chính

quyền và nhân dân Bình Dương là lộ trình ra sao và bằng những giải pháp nào

2

để đạt được mục đích trên. Và một trong những cơ sở để trả lời được câu hỏi

nêu ra là phải tổng kết lại gần 20 năm phát triển đã qua, từ đó mới có đầy đủ

cơ sở khoa học để đưa ra dự báo, hoạch định chính sách đúng đắn.

1.3. Bên cạnh đó, là công dân của thị trấn Bình Dương, đồng thời là giáo

viên giảng dạy lịch sử trên địa bàn, bản thân mong muốn góp phần nhỏ bé của

mình vào việc nghiên cứu, tổng kết lịch sử phát triển gần 20 năm của thị trấn

Bình Dương (2002 - 2020), qua đó hy vọng sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho

việc hoạch định chính sách phát triển địa phương trong thời gian tới. Và đặc

biệt, với kết quả nghiên cứu đạt được sẽ là tài liệu quan trọng góp phần giáo

dục lòng tự hào, tình yêu quê hương và ý thức, trách nhiệm cho thế hệ trẻ đối

với tương lai của vùng đất - địa phương mà các em đang sống.

1.4. Từ thực tế trên, thiết nghĩ việc nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về

quá trình phát triển của thị trấn Bình Dương trong những năm 2002 - 2020 là

việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Từ đó, nhận diện được

những thành tựu, cũng như hạn chế trong sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã

hội và công cuộc đô thị hóa của thị trấn Bình Dương trong thời gian trên.

Xuất phát từ những lí do trên, tác giả quyết định chọn vấn đề “Quá trình

phát triển của thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định từ năm

2002 đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu và viết Luận văn Thạc sĩ Lịch sử

chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình.

2. T n qu n t nh h nh n hi n c u vấn đề

Qua công tác sưu tầm, xử lý các nguồn tư liệu liên quan đến vấn đề

nghiên cứu, có thể khẳng định cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu

nào trong nước cũng như ngoài nước nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về quá

trình hình thành, phát triển của thị trấn Bình Dương từ năm 2002 đến năm

2020. Có chăng, vấn đề nghiên cứu vẫn mới chỉ tồn tại dưới dạng tài liệu sơ

cấp, đó là các văn bản, báo cáo của chính quyền, tổ chức đảng, đoàn thể các

cấp, hay các đề án, dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị

trấn Bình Dương qua các thời kỳ. Tiếp cận tài liệu, có thể thấy có một số công

trình có đề cập đến nội dung của đề tài luận văn, cụ thể là:

3

- Cuốn “Bình Định - những chặng đường lịch sử” đã phác thảo những

nét sơ bộ về văn hóa con người và một số hoạt động kinh tế của vùng đất

Bình Dương trong bối cảnh chung của tỉnh Bình Định qua các thời kỳ lịch sử.

- Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Phù Mỹ 1930 - 1975” có một số sự kiện

đề cập đến vùng đất Bình Dương, nhất là những đóng góp của nhân dân thị

trấn Bình Dương trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945

- 1975), đặc biệt là chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu năm 1965. Thế

nhưng, do hạn chế về thời gian nghiên cứu, cuốn sách mới đề cập đến năm

1975, khi thị trấn Bình Dương chưa ra đời.

Ngoài các công trình nêu trên, còn một số công trình lịch sử đề cập đến

vùng đất Bình Dương, nhưng chủ yếu trong quá khứ, gắn với lịch sử hình

thành vùng đất này, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về thị trấn

Bình Dương từ năm 2002 đến năm 2020.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên nêu trên ít nhiều đã đề cập đến

quá trình hình thành và phát triển thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ, tỉnh

Bình Định trước năm 1975. Tuy nhiên, những công trình này chưa đi sâu

nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về quá trình phát triển của thị trấn Bình

Dương từ năm 2002 đến năm 2020. Dầu vậy, các công trình nghiên cứu của

các tác giả đi trước và những vấn đề khoa học đặt ra là những cơ sở quý giá,

giúp tác giả có nguồn tư liệu và xác định hướng nghiên cứu. Trên cơ sở vấn

đề khoa học đặt ra từ kết quả nghiên cứu của những học giả đi trước, dựa vào

nguồn tài liệu mà tác giả sưu tầm được, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ

đề tài “Quá trình phát triển của thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ, tỉnh

Bình Định từ năm 2002 đến năm 2020”.

3. Đối tƣợn và phạm vi n hi n c u

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển của thị trấn Bình

Dương từ năm 2002 đến năm 2020, với những vấn đề liên quan tới các chủ

trương, chính sách, công tác quy hoạch, quá trình triển khai xây dựng, phát

triển thị trấn trên tất cả các phương diện, từ kinh tế đến văn hóa, xã hội.

4

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu của đề tài giới hạn trong khoảng thời gian từ năm

2002 đến năm 2020. Tức là từ khi thị trấn Bình Dương được thành lập và

vùng đất này tồn tại với tư cách là một đơn vị hành chính riêng, độc lập cho

đến hết năm 2020. Tuy nhiên, để thấy rõ hơn tiền đề phát triển, bước khởi đầu

và quá trình phát triển của thị trấn Bình Dương, nội dung đề tài còn đề cập

đến những sự kiện lịch sử trước năm 2002.

- Không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn thị trấn Bình Dương theo

cách phân chia địa giới hành chính hiện nay, gồm 4 khu phố: Dương Liễu

Đông, Dương Liễu Tây, Dương Liễu Nam, Dương Liễu Bắc. Tuy nhiên, trong

quá trình nghiên cứu, chúng tôi đặt thị trấn Bình Dương trong mối quan hệ

với các địa phương khác trong huyện Phù Mỹ và tỉnh Bình Định.

- Quy mô nghiên cứu của đề tài tập trung vào làm rõ định hướng, quy

hoạch phát triển thị trấn Bình Dương; các bước phát triển về kinh tế, văn hóa -

xã hội; sự chuyển biến trong quá trình đô thị hóa của địa phương này qua các

giai đoạn lịch sử từ năm 2002 đến năm 2020.

4. Mục đích và nhiệm vụ n hi n c u

4.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới việc phục dựng lại quá trình phát

triển của thị trấn Bình Dương từ khi thành lập năm 2002 đến năm 2020. Từ

đó, bước đầu đánh giá khách quan sự phát triển đó như là sự xác định được

những nền tảng vật chất và nền tảng tinh thần để thực hiện mục tiêu sớm đưa

thị trấn Bình Dương trở thành đô thị loại IV trong thời gian tới.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Điểm lại quá trình lịch sử và sự ra đời thị trấn Bình Dương, cũng

như diện mạo của thị trấn Bình Dương khi mới thành lập.

- Làm rõ quá trình phát triển của thị trấn Bình Dương từ khi thành lập

năm 2002 đến năm 2020 trên các phương diện.

5

- Bước đầu đánh giá về những thành tựu, hạn chế cũng như ý nghĩa

của sự phát triển thị trấn Bình Dương từ năm 2002 đến năm 2020 đối với

hiện tại và những giai đoạn lịch sử tiếp theo.

5. N uồn tài liệu và phƣơn pháp n hi n c u

5.1. Nguồn tài liệu

Đề tài hoàn thành trên cơ sở những nguồn tài liệu sau:

- Hệ thống văn kiện Đảng, nhất là văn kiện của Đảng bộ tỉnh Bình

Định, huyện Phù Mỹ và thị trấn Bình Dương qua các thời kỳ.

- Hệ thống các báo cáo kinh tế - xã hội, số liệu thống kê, đề án, dự

án... được lưu trữ tại các cơ quan, ban ngành thị trấn Bình Dương, huyện

Phù Mỹ.

- Các công trình nghiên cứu gồm sách chuyên khảo, tham khảo, giáo

trình, bài viết, công trình lịch sử địa phương đã xuất bản có đề cập đến thị

trấn Bình Dương qua các thời kỳ lịch sử.

- Cuối cùng là tư liệu điền dã thông qua việc khảo sát thực tế tại các

khu phố thuộc thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ và nguồn tư liệu gia

đình, dòng họ và cá nhân trên địa bàn thị trấn Bình Dương.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh về nghiên cứu lịch sử.

- Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử và

phương pháp lôgic cùng sự kết hợp giữa hai phương pháp này.

- Bên cạnh đó, để hoàn thành nội dung luận văn, đồng thời tăng tính

thuyết phục cho những luận điểm khoa học nêu trong luận văn, tác giả còn

sử dụng các phương pháp liên ngành khác như phương pháp phân tích, so

sánh, tổng hợp, điền dã; và nhất là các phương pháp thống kê.

6. Đón óp củ luận văn

Sau khi hoàn thành, luận văn sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!