Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía nam của trung quốc thời tống, nguyên, minh, thanh
PREMIUM
Số trang
70
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
912

Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía nam của trung quốc thời tống, nguyên, minh, thanh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ PHÍA NAM

CỦA TRUNG QUỐC THỜI TỐNG, NGUYÊN, MINH, THANH

SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Thảo

Lớp : 17SLS

GVHD: TS. Lê Thị Mai

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2021

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,

giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời

gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ

phía nam của Trung Quốc thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh” đến nay, em đã nhận

được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết

ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư

phạm - Đại học Đà Nẵng cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn

kiến thức quý báu trong việc định hướng cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu

khóa luận tốt nghiệp cho em.

Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Mai đã tận tâm hướng dẫn em qua những

buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nếu không có những lời hướng dẫn,

dạy bảo của cô thì em nghĩ bài báo cáo này sẽ rất khó có thể hoàn thiện được. Cảm ơn

cô đã hiểu cho những sai sót của em và tận tình chỉ dẫn em khắc phục nó. Một lần nữa

em xin cảm ơn cô.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến cán bộ thư viện tổng hợp thành phố Đà Nẵng, cán

bộ phòng đọc của khoa Lịch sử đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em tìm kiếm tài liệu

phục vụ việc nghiên cứu.

Mình cũng xin cảm ơn tập thể lớp 17SLS đã luôn cổ vũ, động viên, giúp đỡ, tiếp

thêm sức mạnh để chúng mình có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khóa luận tốt

nghiệp một cách tốt nhất.

Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô trong Khoa Lịch sử dồi dào sức khỏe để tiếp

tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.

Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Ngọc Thảo

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4

3.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................4

3.2 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................4

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................4

4.1 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................4

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................4

5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu .........................................................4

5.1 Nguồn tư liệu .....................................................................................................4

5.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5

6. Đóng góp của đề tài................................................................................................5

7. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................5

NỘI DUNG.....................................................................................................................6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ, TIỀN ĐỀ CỦA QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ VÀ

CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ TRUNG QUỐC TRƯỚC THỜI TỐNG.....................6

1.1. Tiền đề của quá trình mở rộng lãnh thổ Trung Quốc .....................................6

1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư.......................................................................6

1.1.2. Quá trình phát triển lịch sử .......................................................................13

1.1.3. Văn hóa – tư tưởng .....................................................................................18

1.2. Cương vực lãnh thổ Trung Quốc trước thời nhà Tống.................................22

1.2.1. Thời kỳ từ trước thế kỷ III TCN...............................................................22

1.2.2. Thời kỳ thế kỷ III TCN đến thế kỷ X .......................................................25

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ PHÍA NAM

TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX......................................33

2.1. Chủ trương mở rộng lãnh thổ của các triều đại Tống, Nguyên, Minh,

Thanh ........................................................................................................................33

2.1.1. Triều Tống (960 – 1279) .............................................................................33

2.1.2. Triều Nguyên (1271 – 1368).......................................................................37

2.1.3. Triều Minh (1368 – 1644)...........................................................................40

2.1.4. Triều Thanh (1644 – 1911).........................................................................40

2.2. Hoạt động mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc ...............................................42

2.2.1. Về hướng Tây Nam.....................................................................................42

2.2.2. Về hướng Đông Nam ..................................................................................44

2.2.3. Về hướng chính Nam..................................................................................46

2.3. Đặc điểm và hệ quả của quá trình mở rộng lãnh thổ phía Nam Trung Quốc

....................................................................................................................................49

2.3.1. Đặc điểm của quá trình mở rộng lãnh thổ phía Nam Trung Quốc .......49

2.3.2. Hệ quả của quá trình mở rộng lãnh thổ Trung Quốc .............................51

KẾT LUẬN ..................................................................................................................56

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................58

PHỤ LỤC .....................................................................................................................62

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình dài của lịch sử, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều phải trải qua quá

trình phát triển của xã hội. Từ xã hội nguyên thủy cho tới sự xuất hiện của nhà nước

đầu tiên đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, bắt đầu từ đó con người có ý thức hơn về

mở rộng cương vực lãnh thổ và xác lập, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời, là một trong những cái nôi của

nền văn minh nhân loại. Là một quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn trên thế giới, lãnh

thổ Trung Quốc đã được mở rộng không ngừng qua nhiều thời kì lịch sử. Trong quá

trình biến đổi ấy có những cuộc chinh chiến lớn đã từng làm thay đổi lịch sử của nhiều

quốc gia, dân tộc. Trong đó, do vị trí địa lý và bối cảnh lịch sử, Việt Nam cũng là một

trong những quốc gia nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, cùng với

việc tiếp thu văn hóa, đã phải trải qua nhiều cuộc giao tranh để bảo vệ chủ quyền lãnh

thổ. Vì vậy, việc tìm hiểu quá trình mở rộng lãnh thổ Trung Quốc nói chung và mở

rộng cương vực lãnh thổ phía Nam nói riêng không những giúp ta hiểu thêm về lịch sử

của đất nước láng giềng Trung Quốc, lịch sử xung đột trong khu vực mà còn làm rõ

được những vấn đề lãnh thổ giữa các nước trong lịch sử.

Về mặt thực tiễn, hiện nay, những chính sách của Trung Quốc trong quá trình mở

rộng lãnh thổ trong quá khứ còn để lại hậu quả lâu dài đối với quan hệ quốc tế, đặc

biệt là mối quan hệ song phương, đa phương giữa Trung Quốc với các nước trong đó

có quan hệ Trung - Việt. Một trong những vấn đề tranh chấp lãnh thổ gay gắt là vấn đề

Biển Đông. Vấn đề Biển Đông là mối quan tâm của quan hệ quốc tế khu vực, lôi kéo

các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc và hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á

trong đó có Việt Nam với tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong quá trình tranh chấp, Trung Quốc muốn dựa vào những bằng chứng lịch sử để

thiết lập và bảo vệ những động thái của họ ở Biển Đông. Cho nên những nghiên cứu

về mở rộng cương vực lãnh thổ phía Nam Trung Quốc sẽ góp phần củng cố thêm bằng

chứng về cương vực lãnh thổ xa nhất về phía Nam của Trung Quốc không vượt quá

đảo Hải Nam. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển

đảo, giáo dục cho những thế hệ mai sau cần gìn giữ và bảo tồn những giá trị mà cha

ông ta đã để lại.

2

Với những lí do đó, tôi chọn đề tài “Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía

Nam của Trung Quốc thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh” làm đề tài nghiên cứu khóa

luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được xuất

bản liên quan đến lịch sử - văn hóa Trung Quốc. Chúng được thể hiện ở nhiều góc độ

khác nhau cho thấy vấn đề lịch sử Trung Quốc là một đề tài được rất nhiều nhà nghiên

cứu quan tâm. Tôi xin nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như

sau:

(1) Các công trình nghiên cứu ngoài nước:

Tập Địa dư đồ khảo (được xuất bản dưới triều vua Quang Tự nhà Thanh (1875-

1908)) là một tập sách nghiên cứu và vẽ lại bản đồ của Trung Quốc dưới triều Thanh.

Tác phẩm này đã góp phần làm sáng tỏ chủ quyền của Trung Quốc về phía Nam chỉ

xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng về phía Nam của lục

địa Trung Quốc. Tác phẩm đã góp phần chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa đều không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Cuốn Sự biến thiên của lãnh thổ Trung Quốc qua các triều đại của nhà nghiên

cứu Cát Kiếm Hùng (Bản tiếng Hán: 葛剑雄著:《中国历代疆域的变迁》,北京:

商务印书馆,2012 年) viết về sự thay đổi trong lãnh thổ Trung Hoa từ thời Tần đến

thời Thanh. Cuốn sách cung cấp những thông tin đầy đủ ngắn gọn về sự thay đổi lãnh

thổ qua từng triều đại của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Cuốn sách có trình

bày việc mở rộng lãnh thổ phía Nam nhưng hết sức sơ lược.

Cuốn The Southern Expansion of the Chinese people (by C.P.Fitxgerald) nói về

sự mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Trung Quốc trong đó có đề cập đến nhiều vấn đề

tôn giáo và sự mở rộng lãnh thổ Trung Quốc đối với các nước quanh khu vực trong đó

có Việt Nam.

(2) Các công trình nghiên cứu trong nước:

Thứ nhất, khi nói đến các nghiên cứu viết về lịch sử, văn hóa Trung Quốc thì

phải kể đến đó là tác phẩm Sử Trung Quốc (Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa, năm

1997), đây là tác phẩm mang lại cho độc giả nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa cũng

như văn minh của đất nước rộng lớn Trung Quốc. Tác phẩm này được xem như là một

“tập đại thành” của Nguyễn Hiến Lê với quy mô lớn và cung cấp cho người đọc tương

3

đối đầy đủ những thông tin cần thiết cũng như chuyên sâu về Trung Quốc từ thời cổ

đại cho tới hiện đại.

Thứ hai, cuốn Lịch sử Trung Quốc (Nguyễn Gia Phu - Nguyễn Huy Quý, NXB

Giáo dục, năm 2003), đây là một tác phẩm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về

toàn bộ lịch sử Trung Quốc. Cuốn sách này được dùng làm giáo trình dành cho những

người đang học về lịch sử Trung Quốc. Tác phẩm đã đề cập đến Trung Quốc từ những

ngày đầu lập quốc cho tới các triều đại quân chủ sau đó là quá trình giành độc lập của

nhân dân Trung Quốc cùng với sự phát triển về văn hóa không ngừng của Trung Quốc.

Không những thế tác phẩm còn đề cập đến những cuộc chiến mở rộng lãnh thổ của

Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng.

Thứ ba, cuốn Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc (Lê Văn Quán, NXB Lao

động, năm 2006), là cuốn sách cung cấp những kiến thức nền tảng về tư tưởng Trung

Quốc từ thời Tiên Tần cho đến tư tưởng thời kỳ cận đại. Cuốn sách giúp tìm hiểu tư

tưởng của người Trung Hoa trong các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế xã hội,v.v…

Thứ tư, các cuốn Minh thực lục, An Nam chí nguyên, Khâm định An Nam kỷ

lược,v.v, là những ghi chép của các triều đại Trung Quốc, ghi chép lại quan hệ giữa

Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ cổ trung đại.

Ngoài ra còn có các bài nghiên cứu trên các tạp chí hoặc báo như Tạp chí Nghiên

cứu Quốc tế, báo Đà Nẵng,v.v, có đề cập đến vấn đề mở rộng lãnh thổ Trung Quốc

trên nhiều khía cạnh và cách nhìn nhận khác nhau cũng là một nguồn tài liệu có ích

cung cấp cái nhìn sâu rộng về vấn đề mở rộng lãnh thổ.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều cung cấp những

kiến thức lịch sử Trung Quốc nói chung và các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa

- tư tưởng, ngoại giao,v.v, nói riêng. Góp phần cung cấp những thông tin đầy đủ nhất

về lịch sử Trung Quốc cho người đọc và nghiên cứu. Tuy nhiên, trên nhiều khía cạnh

các nghiên cứu vẫn còn hạn chế, bài nghiên cứu này kế thừa, tiếp thu những nghiên

cứu về cương vực lãnh thổ phía Nam Trung Quốc thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh, từ

đó hoàn thiện hơn những tư liệu nghiên cứu về vấn đề “Quá trình mở rộng cương vực

lãnh thổ Trung Quốc thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!