Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương thức láy trong tiếng Tày
PREMIUM
Số trang
127
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1168

Phương thức láy trong tiếng Tày

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

==========

HÀ THỊ BẠCH

PHƯƠNG THỨC LÁY TRONG

TIẾNG TÀY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thái Nguyên - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

==========

HÀ THỊ BẠCH

NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ

NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thái Nguyên - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5. Phương pháp nghiên cứu 8

6. Đóng góp mới 9

7. Bố cục của luận văn 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 11

1.1. Khái niệm về từ và hình vị 11

1.2. Nghĩa của từ và hình vị 16

1.3. Cấu tạo từ 19

1.4. Dân tộc Tày và tiếng Tày 31

TIỂU KẾT 43

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC LÁY TRONG TIẾNG TÀY 44

2.1. Điều kiện chung của phương thức láy 44

2.2. Sự hoạt động của phương thức láy trong tiếng Tày 45

TIỂU KẾT 59

CHƯƠNG3: SỰ SỬ DỤNG TỪ LÁY TRONG “TRUYỆN

KIỀU” - BẢN DỊCH TIẾNG TÀY

61

3.1.Vài nét về Nguyễn Du và “Truyện Kiều”, về dịch giả và bản dịch 61

3.2. Từ láy tiếng Tày trong “Truyện Kiều” - bản dịch tiếng Tày 68

TIỂU KẾT 88

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 95

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phụ lục 1: Danh sách các từ láy tiếng Tày được sưu tập

Phụ lục 2: Danh sách các từ láy trong “Truyện Kiều” - bản dịch tiếng

Tày

102

Phụ lục 3: Trang bìa và một số trang của “Truyện Kiều” - bản dịch

tiếng Tày

115

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, dân tộc Tày là một cộng

đồng tộc ngƣời có số dân đông nhất - khoảng 1,5 triệu ngƣời (theo thống kê

năm 1989), đứng thứ 2 sau ngƣời Kinh. Địa bàn cƣ trú của ngƣời Tày thƣờng

tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc nhƣ Cao Bằng, Lạng Sơn,

Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn... Từ năm 1954 và nhất là sau năm

1975, có một bộ phận ngƣời Tày di cƣ vào các tỉnh phía Nam nhƣ Lâm Đồng,

Đắc Lắc, Kon Tum...

Đối với mỗi ngƣời Tày, tiếng Tày là tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ thứ nhất

trong cộng đồng mình. Đó là công cụ giao tiếp và tƣ duy quan trọng nhất,

thân thiết nhất, giúp ngƣời Tày gần gũi và cố kết với nhau trong một cộng

đồng dân tộc. Đây cũng là phƣơng tiện để bảo tồn và phát triển nhiều hình

thái văn hóa quan trọng khác của dân tộc Tày. Chính vì vậy, ngƣời Tày mong

muốn con em mình sẽ không quên tiếng nói ông cha mình, phải nắm đƣợc và

sử dụng tiếng Tày thuần thục trong đời sống. Mong muốn này chỉ đƣợc thực

hiện với sự tìm hiểu kĩ lƣỡng về tiếng Tày trên mọi phƣơng diện, trong đó có

các phƣơng thức cấu tạo từ.

 Trƣớc thực tế nói trên, đồng thời nhằm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ

các dân tộc, sử dụng các ngôn ngữ này tốt hơn trong đời sống, sau quyết định

53/CP (2/ 1980), Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Chỉ thị 38/ 2004/ CT -TTg (ngày

09/ 11/ 2004), yêu cầu cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số và

miền núi phải biết và sử dụng đƣợc tiếng nói của đồng bào ở các tỉnh có đồng

bào dân tộc thiểu số (trong đó có các tỉnh Thái nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn,

Bắc Giang …là nơi cƣ trú của đồng bào Tày), yêu cầu phải tổ chức dạy và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

học tiếng dân tộc thiểu số đối với đối tƣợng trên. Một trong những ngôn ngữ

đƣợc chú ý trong dạy và học này là tiếng Tày.

Để việc dạy và học tiếng Tày đạt hiệu quả, ngoài chƣơng trình, phƣơng

pháp dạy và học, thì còn cần có sự hiểu biết sâu sắc về tiếng Tày ở nhiều mặt

khác nhau. Một trong số các khía cạnh cần đƣợc nghiên cứu tìm hiểu, là làm

rõ đặc điểm các phƣơng thức cấu tạo từ của tiếng Tày. Trong số các phƣơng

thức cấu tạo từ của tiếng Tày có phƣơng thức láy.

 Là ngƣời con của dân tộc Tày, tác giả luận văn luôn tha thiết với tiếng

nói và văn hoá của dân tộc mình, muốn bày tỏ tình yêu dân tộc và tiếng mẹ đẻ

của mình bằng việc tìm hiểu về tiếng Tày nói chung và phƣơng thức láy trong

tiếng Tày nói riêng. Tác giả xem đây là cơ hội để đƣợc tìm hiểu đầy đủ và sâu

sắc hơn về tiếng nói dân tộc mình, nhằm góp phần giới thiệu, tôn vinh tiếng

mẹ đẻ, đồng thời góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, đem

lí luận khoa học phục vụ đời sống xã hội. Đó là những lí do để tác giả chọn “

Phương thức láy trong tiếng Tày” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn này.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

2.1. Về hiện tƣợng láy nói chung

“Láy” là một phƣơng thức cấu tạo từ quan trọng và là một hiện tƣợng ngôn

ngữ phức tạp, đa dạng. Lịch sử ngôn ngữ học cho thấy nhiều cách tiếp cận,

nhiều cách nhìn khác nhau đối với hiện tƣợng này. Có thể kể đến tên tuổi các

nhà nghiên cứu nhƣ: A.G. Haudricourt, M.B Emneau, A.N. Barinova, Hoàng

Văn Hành, Đào Thản, Nguyễn Phú Phong …

Ở Việt Nam sự nghiên cứu về láy, chủ yếu đƣợc dành cho tiếng Việt.

Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ láy chiếm một số lƣợng khá lớn. Mấy

thập kỉ qua, từ láy tiếng Việt luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà

nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài bởi tính đa dạng và phức tạp nhƣng

cũng đầy lí thú của nó. Đối với các sáng tác văn chƣơng bằng tiếng Việt, sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

sử dụng các từ láy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi giá trị tƣợng thanh,

tƣợng hình, cũng nhƣ giá trị biểu cảm rõ rệt.

Trong cuốn “Hoạt động của từ tiếng Việt” (1978), tác giả Đái Xuân Ninh

cho rằng: cách láy tiếng Việt xuất hiện từ thế kỷ thứ XVII sau khi hệ thống

thanh điệu đƣợc hình thành. Nhờ có hệ thống thanh điệu phong phú của tiếng

Việt nên phép láy dễ dàng phát triển. Nó phát triển đỉnh cao ở thế kỷ XVII -

XVIII trong nhiều tác phẩm tiêu biểu viết bằng chữ Nôm của nền văn học cổ

điển Việt Nam nhƣ: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Chinh phụ ngâm” (Đoàn

Thị Điểm), “Cung oán ngâm khúc” (Nguyễn Gia Thiều), “Thơ Nôm truyền

tụng Hồ Xuân Hƣơng ”… Đến giai đoạn sau, cách láy phát triển với nhịp độ

chậm hơn, nhƣờng bƣớc cho các phƣơng pháp tạo từ mới đáp ứng sự phát

triển của khoa học kĩ thuật, phù hợp với cách biểu đạt những khái niệm chính

xác là cách ghép. Tuy nhiên, cho đến nay láy vẫn là một phƣơng pháp cấu tạo

từ cơ bản và có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các giá trị về nghĩa…

Khi nghiên cứu về “láy”, các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn,

Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành, Đái Xuân Ninh, Hà Quang Năng, Hoàng Cao

Cƣơng, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Phi Tuyết Hinh, Đào Thản,

Nguyễn Thị Hai, Nguyễn Đức Tồn … đã rất chú ý đến các đặc điểm chung

của cách láy nhƣ: đặc điểm cấu tạo, đặc trƣng ngữ nghĩa, giá trị biểu trƣng,

giá trị gợi tả âm thanh, giá trị biểu cảm của từ láy.

Những công trình nghiên cứu về từ láy trong các ngôn ngữ ở Việt Nam,

bao gồm các sách nghiên cứu về tiếng Việt nói chung trong đó có từ láy,

những chuyên khảo, tập bài, các bài nghiên cứu và luận án khoa học về từ láy

trong tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Đó là: Cách xử lý những

hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ của Đỗ Hữu Châu trong tạp chí Ngôn

ngữ số 1, 1971; Từ láy trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành (Nxb Khoa học

xã hội, 1985); Về một hiện tượng láy trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

đăng trong tạp chí Ngôn ngữ số 2, 1979; Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt

hiện đại của Hồ Lê (Nxb Khoa học xã hội, 1976); Về từ lấp láy của văn

học thế kỉ XVII, đăng trong cuốn “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về

mặt từ ngữ” tập 2 (Nxb Khoa học xã hội, 1981); Các bài viết: Vấn đề từ

láy trong tiếng Việt của Hà Quang Năng; Từ láy đôi trong tiếng Mường

của Hoàng Văn Hành; Phương thức láy trong tiếng Kơho của Tạ Văn

Thông; Từ láy Bru – Vân kiều của Hồ Xuân Kiểu; Một số vấn đề về từ láy

tiếng Ê đê của Phan Văn Phức, in trong cuốn Từ láy những vấn đề còn bỏ

ngỏ (Nxb Khoa học xã hội, 1988) … và một số đề tài nghiên cứu về từ láy

trong các luận văn, luận án.

Các công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên đã khảo sát, miêu tả để

tìm ra các quy luật cấu tạo và giá trị của “láy” trong ngôn ngữ, chủ yếu trên

cơ sở tiếng Việt và một số ít là trên tƣ liệu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số.

Đây chính là cơ sở lí luận, là nguồn tƣ liệu quí giá, là tiền đề khoa học cho

việc tiếp tục nghiên cứu về từ láy trong tiếng Tày.

2. 2. Về tiếng Tày và phƣơng thức láy trong tiếng Tày

 Các nghiên cứu về tiếng nói, chữ viết Tày

Tiếng Tày đã và đang thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên

cứu. Đã có không ít các công trình nghiên cứu của các tác giả về tiếng Tày

nhƣ: Tác giả Lạc Dƣơng có bài viết “Tính phong phú của tiếng Tày - Nùng”

in trên báo Việt Nam độc lập, năm 1969; Tác giả Nguyễn Hàm Dƣơng có bài

viết “Xây dựng và phát triển hệ thống từ vựng Tày - Nùng” in trên báo Việt

Nam độc lập, năm 1969; “Quan hệ giữa tiếng Tày Nùng và tiếng Việt về vấn

đề ngôn ngữ”, đăng trong tạp chí Việt Nam độc lập, số 17, năm 1969; “Ngôn

ngữ Tày Nùng” và “ Các chức năng xã hội của tiếng Tày Nùng”, đăng trong

tạp chí Ngôn ngữ, số 1 năm 1970. Nguyễn Thiện Giáp, với bài “ Hiện tƣợng

từ mƣợn trong tiếng Tày Nùng”, đăng trong tạp chí Việt Nam độc lập, ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

5/3 năm 1970; “Cách làm giàu vốn từ vựng Tày Nùng”, đăng trong tạp chí

Việt Nam độc lập, ngày 12 tháng 3 năm 1970. “Một vài ý kiến về các từ

mƣợn trong tiếng Tày - Nùng”; “Vài nét về sự phát triển của tiếng Tày - Nùng

sau Cách mạng tháng tám”, của các tác giả Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo in

trên tạp chí Ngôn ngữ, năm 1970; Đoàn Thiện Thuật, với bài "Hệ thống ngữ

âm tiếng Tày - Nùng", trong Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt

Nam, tập I, Viện Ngôn ngữ học, 1972; Các tác giả Hoàng Văn Ma - Hoàng

Văn Sán -Mông Ký Slay, Sách học tiếng Tày Nùng, Nxb VHDT, HN, 2002;

Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí, Ngữ pháp tiếng Tày - Nùng, Nxb

Khoa học xã hội, HN, 1971; Nguyễn Minh Thuyết, Lƣơng Bèn, Nguyễn Văn

Chiến, Góp ý về việc cải tiến chữ Tày - Nùng, Ngôn ngữ, số 2, HN, 1971;

Cung Văn Lƣợc, Chữ Nôm Tày qua so sánh với chữ Hán và chữ Việt Nôm,

Luận án PTS Khoa học Ngữ văn, HN, 1992; Lƣơng Bèn, Tình hình phát triển

của chữ Tày - Nùng, trong: Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam,

Nxb KHXH, HN, 1993; Slon phuối Tày (dùng cho cán bộ công tác tại vùng

dân tộc), TN, 2007; Hoàng Văn Ma, Vấn đề tiếng và chữ Tày - Nùng, trong

Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH, HN. 1993;

Nguyễn Thị Lƣơng, Tiếng Tày ở Na Hang, Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Tổng hợp, HN, 1994; Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Từ điển Việt - Tày -

Nùng”, “Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb Từ điển bách khoa, HN, 2005...

Điểm lại các công trình nghiên cứu trên cho thấy các tác giả đã tập

trung chú ý đến một số khía cạnh cụ thể của tiếng Tày nhƣ: nguồn gốc lịch sử;

vị trí của tiếng Tày; mối quan hệ giữa tiếng Tày - Nùng với nhau và với tiếng

Việt; các chức năng xã hội của tiếng Tày; tính đa dạng ở các địa phƣơng của

tiếng Tày Nùng; về tình hình từ mƣợn trong tiếng Tày Nùng; sự phát triển về

vốn từ; về nghĩa của từ tiếng Tày Nùng sau Cách mạng Tháng Tám; hệ thống

ngữ âm, chữ viết và xây dựng quy tắc chính tả; miêu tả ngữ pháp và biên soạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

các từ điển đối chiếu song ngữ; giới thiệu những nét khái quát về tiếng Tày ở

các khía cạnh: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; nghiên cứu về sự tƣơng ứng ngữ

âm giữa những từ tiếng Tày và tiếng Việt, từ đó góp phần làm sáng tỏ quá

trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ…

Về chữ viết, các nhà nghiên cứu cho biết: Ở giai đoạn Cổ đại ngƣời Tày

chƣa có chữ viết. Đến giai đoạn Cận đại có sự xuất hiện của chữ Nôm Tày.

Điều này đƣợc minh chứng bằng các truyện thơ Nôm in trong Tổng tập truyện

thơ Nôm các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb KHXH, nhƣ: “Bioóc Lả ” do

Hoàng Triều Ân giới thiệu - phiên âm - dịch nghĩa - chú giải, in năm 2008,

Nxb KHXH, HN; “ Nho Hương”, “Chiêu Đức” do Hoàng Triều Ân - Hoàng

Quyết giới thiệu - phiên âm - dịch nghĩa - chú giải, in năm 2008, Nxb KHXH,

HN; “ Lý Thế Khanh”, “Nhân Lăng” do Hoàng Triều Ân - Hoàng Quyết phiên

âm - dịch nghĩa - chú thích, in năm 2008, Nxb KHXH, HN; “Toọng Tương”

do Trần Thu Hƣờng giới thiệu - phiên âm - dịch nghĩa - chú giải, in năm

2008, Nxb KHXH, HN; “ Pác Dảo” do Hoàng Phƣơng Mai giới thiệu –

phiên âm - dịch nghĩa – chú giải, in năm 2008, Nxb KHXH, HN…

Có thể nói, các tác phẩm viết bằng chữ Nôm Tày đã góp phần quan trọng

trong bảo lƣu và gìn giữ kho tàng tri thức của ngƣời Tày bằng tiếng Tày, đồng

thời góp phần bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết Tày. Năm 1961, Nhà

nƣớc ta đã tổ chức xây dựng và ban hành hệ thống chữ viết cho dân tộc Tày

trên cơ sở hệ chữ cái Latinh. Từ đó đến nay, chữ này đã đƣợc sử dụng trong

các văn bản phát thanh, tài liệu tuyên truyền, văn học nghệ thuật…, ở vùng

đồng bào Tày.

 Các nghiên cứu về phƣơng thức láy trong tiếng Tày

Nhƣ đã nói ở trên, "láy" đã trở thành đối tƣợng quan tâm của nhiều nhà

khoa học, trên tƣ liệu các ngôn ngữ phƣơng Đông. Tuy nhiên, “ láy” nói

chung vẫn là một trong những phƣơng thức ít đƣợc nghiên cứu nhất và càng ít

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

hơn đối với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt đối với tiếng

Tày. Cho đến nay, với những tƣ liệu hiện có, chƣa thấy có công trình, bài viết

nào nghiên cứu, xem xét riêng về phƣơng thức láy trong tiếng Tày. Vì vậy,

việc nghiên cứu về phƣơng thức láy trong tiếng Tày ở luận văn này chỉ là

bƣớc đầu, nhƣng là sự thể hiện mong muốn có một số phát hiện về những

biểu hiện của láy và cách sử dụng từ láy của tiếng Tày.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích nghiên cứu

Miêu tả láy của tiếng Tày nhƣ một phƣơng thức cấu tạo từ đang hoạt

động trong ngôn ngữ này để tạo ra hàng loạt từ mới (từ láy) nhằm thỏa mãn

nhu cầu giao tiếp và tƣ duy của ngƣời Tày.

3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu

 Xác lập cơ sở lí thuyết và thực tế của luận văn.

 Sƣu tập các từ láy trong giao tiếp xã hội của ngƣời Tày và qua các

văn bản đã in ấn bằng tiếng Tày.

 Phát hiện và miêu tả các đặc điểm của phƣơng thức láy trong tiếng

Tày, qua các từ láy khác nhau - kết quả của phƣơng thức láy.

 Thử tìm hiểu sự sử dụng từ láy (với các vai trò khác nhau) tiếng Tày

trong một tác phẩm văn học đƣợc dịch ra tiếng Tày - “ Truyện Kiều”.

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những biểu hiện đa dạng của hiện

tƣợng láy trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của ngƣời Tày, trong tác phẩm văn

nghệ dân gian, các sáng tác mới, các từ điển. Cụ thể, tƣ liệu về láy đƣợc sử

dụng trong luận văn đƣợc sƣu tập từ các nguồn sau:

 Trong lời ăn tiếng nói của ngƣời Tày ở huyện Bạch Thông và Ba Bể

tỉnh Bắc Kạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

 Trong “Truyện Kiều” – bản dịch tiếng Tày của dịch giả Thân

Văn Lƣ (2006), Sở KH&CN, Cao Bằng.

 Trong các sáng tác mới:

1. Dƣơng Khâu Luông (2008),“Co nghịu hưa cần”, Nxb VHDT, HN.

2. Ma Phƣơng Tân (2005), “Tiểng roọng tềnh nhọt pù” (Tiếng gọi nơi

đỉnh núi)), Nxb VHDT, HN.

 Trong từ điển song ngữ

Hoàng Văn Ma - Lục Văn Pảo - Hoàng Chí (2006),“Từ điển Tày -

Nùng - Việt”, Nxb TĐBK, HN.

Khi tìm hiểu về sự sử dụng từ láy trong các sáng tác của ngƣời Tày,

luận văn sẽ tập trung khảo sát bản dịch “Truyện Kiều” ra tiếng Tày của dịch

giả Thân Văn Lƣ (2006) đã nói ở trên.

4. 2. Phạm vi nghiên cứu

Do khuôn khổ của luận văn, những khía cạnh sau sẽ đƣợc tập trung chú ý:

- Các quy tắc (hình thức ngữ âm; ngữ nghĩa) đƣợc sử dụng trong

phƣơng thức láy, qua những biểu hiện đa dạng của láy trong tiếng Tày.

- Sự sử dụng các từ láy - kết quả của phƣơng thức láy với các vai trò

khác nhau trong bản dịch “Truyện Kiều” bằng tiếng Tày của dịch giả Thân

Văn Lƣ (2006), Sở KH&CN, Cao Bằng.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Phƣơng pháp miêu tả: Phƣơng pháp chủ yếu đƣợc dùng trong luận

văn là miêu tả ở diện đồng đại. Với phƣơng pháp này, luận văn sẽ đi sâu vào

việc phân tích, tổng hợp để chỉ ra các đặc điểm riêng biệt và tìm ra quy luật

chung của phƣơng thức láy, các kiểu láy trong tiếng Tày.

 Phƣơng pháp thống kê, phân loại: Phƣơng pháp này đƣợc sử

dụng để khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu láy trong tác phẩm

“Truyện Kiều” đƣợc dịch ra tiếng Tày.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!