Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học các kỹ thuật công nghiệp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lê Thị Quỳnh Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 155 - 159
155
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Lê Thị Quỳnh Trang*
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức và điều khiển quá trình dạy
học, lớp học được chia thành các nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc,
thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó. Mục đích của
phương pháp này là tăng tối đa cơ hội để các thành viên được làm việc và thể hiện khả năng của
mình; phát huy tinh thần hiểu biết, hợp tác, thi đua và đoàn kết giữa các thành viên trong lớp.
Trong thực tiễn dạy học, việc tổ chức dạy học theo phương pháp này còn gặp khó khăn bởi sức ỳ
của sinh viên. Bài viết này, sẽ đưa ra cách thức dạy học và những chú ý khi tổ chức làm việc và
thảo luận theo nhóm trong dạy học các môn kỹ thuật công nghiệp nhằm phát huy tính tích cực của
người học.
Từ khoá: Học nhóm, Phương pháp, Phương pháp học, Thảo luận nhóm, Năng lực tự học
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Thực tế dạy học cho thấy: trong một lớp học
có những sinh viên nói quá nhiều, ngược lại
một số sinh viên khác lại rất ít hoặc không nói
một câu nào; một số sinh viên học tập xuất
sắc, thông minh, nhanh trí, ngược lại có
những sinh viên tiếp thu rất chậm; một số
sinh viên rất bạo dạn trong lúc nhiều em khác
lại nhút nhát,… Vì vậy, phương pháp thảo
luận nhóm ra đời, nó cho phép các thành viên
trong chia sẻ suy nghĩ, băn khoăn, kinh
nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau
xây nhận thức, thái độ mới trong một môi
trường thân thiện, gần gũi và hợp tác. Có thể
hiểu, phương pháp thảo luận nhóm là phương
pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức và
điều khiển quá trình dạy học, lớp học được
chia thành các nhóm nhỏ (ngẫu nhiên hoặc có
chủ định), được duy trì ổn định trong cả tiết
dạy hay thay đổi trong từng hoạt động, từng
phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm
vụ hay nhiều nhiệm vụ khác nhau, thực hiện
trong cùng một thời gian nhất định để đạt
được hiệu quả nhất định[1]. Nhóm ở đây
được đặc trưng bởi ba yếu tố là số người
trong nhóm, nhiệm vụ của nhóm và phản ứng
tương hỗ của các cá nhân trong nhóm.
*
Tel: 0982 310379, Email: [email protected]
VÀI NÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP THẢO
LUẬN NHÓM
Làm việc và thảo luận theo nhóm tạo cơ hội
cho sinh viên được tự đặt câu hỏi, thảo luận,
trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp
tác. Về phương diện tâm lý học, trong thảo
luận theo nhóm giữa các thành viên thường
diễn ra các hiện tượng: Có sự tương tác mặt
đối mặt giữa các thành viên; có sự phụ thuộc
lẫn nhau một cách tích cực; trách nhiệm giải
thích vấn đề thuộc về từng cá nhân trong
nhóm; và hình thành kỹ năng hợp tác nhóm
và kỹ năng xử lý tình huống trong nhóm.
Ưu điểm nổi trội của phương pháp thảo luận
nhóm so với phương pháp thảo luận khác đó
là tạo nhiều cơ hội cho giáo viên có thông tin
phản hồi về người học. Bởi trong thảo luận
nhóm, mọi thành viên đều được phát biểu với
thái độ tự tin và có ghi chép lại. Mặt khác,
giáo viên có thể thu được tri thức và kinh
nghiệm từ phía sinh viên, qua các phát biểu
có suy nghĩ và sáng tạo của họ.
Tuy nhiên, hiệu quả học tập của nhóm phụ
thuộc rất nhiều vào tinh thần tham gia của các
thành viên trong nhóm. Nếu trong nhóm thảo
luận chỉ có một vài người là chủ nhân còn các
thành viên khác là khách ngồi nghe, để mặc
cho người khác dẫn dắt và quyết định, khi đó
học theo nhóm trở thành sự độc diễn cá nhân.