Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp luyện trí não của OMIZUMI
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
78.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
873

Phương pháp luyện trí não của OMIZUMI

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phương pháp luyện trí não của OMIZUMI KAG

I. Tư duy sáng tạo là gì?

1. Gạt bỏ những hiều biết về kiến thức thông thường:

Trước hết, các bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây, nhưng tối thiểu phải suy nghĩ 5 phút

Có một chai rượu nho, nút bần trên miệng chai không mở được. Vậy làm thế nào để

uống được chai rượu nho này mà không cần đập vở chai, cũng không xoi qua lỗ nút

chai

Bạn có trả lời câu hỏi trên một cách dễ dàng không?

Tất nhiên nhiều người sẽ trả lời đúng câu hỏi trên một cách dễ dàng. Những cũng có

người phải chào thua. Câu trả lời thật đơn giản: Ấn nút bần cho lọt vào bên trong.

Thế nhưng cũng có nhiều người không nghĩ ra, cứ nghĩ rằng muốn uống rượu thì pahỉ

mở nút chai ra. Nếu nút chai không mở ra được thì sẽ không uống được rượu trong

chai. Bản chất của câu hỏi trên chính là nhằm vào chỗ yếu trong suy nghĩ của con

người, chỉ nghĩ theo sự hiểu biết thông thường của mình.

Lúc bé, chúng ta học nhiều về thường thức trong cuộc sống. Tất nhiên, những hiểu

biết đó đã giúp ích cho ta trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy, cũng có những lúc nó

không những vô dụng mà còn làm hạn chế tư duy của chúng ta khi giải quyết một số

vấn đề.

Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề đơn giản đến nỗi trẻ con cũng làm được mà người lớn

lại cảm thấy vô cùng khó khăn.

2. Gạt bỏ những kinh nghiệm trong quá khứ.

Nhà ảo thuật muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo ra, thường phải làm ngược lại

cách nghĩ thông thường của khán giả. Thông thường, ai cúng nghĩ rằng, muốn lấy

một vật gì đó từ trong túi áo thì phải thò tay vào túi áo. Giả sử nhà ảo thuật thò tay

vào túi áo, lợi dụng khi lấy khăn tay luôn tiện lấy cả tờ giấy bạc ra thì rất dễ bị khán

giả phát hiện

Cũng một động tác nhưng nếu ta làm ngược lại, thay vì lấy tờ giấy bạc ra lúc thò tay

vào túi lấy khăn tay, nay nhà ảo thuật thò tay vào lấy chiếc khăn nhưng chỉ lấy chiếc

khăn thôi, không có tờ giấy bạc nào cả. Khán giả cũng trố mắt để theo dõi chiếc

khăn lấy từ túi ra có kèm theo vật gì không ? Không có. Khán giả có thể yên trí được

rồi ! Thế nhưng lúc bấy giờ cũng chính là lúc nhà ảo thuật trôr tài của mình, anh ta

đường hoàng thò tay vào túi để bỏ chiếc khăn vào và….thật nhanh, tờ giấy bạc được

lấy ra trong lúc bỏ chiếc khăn vào, chứ không phải lúc lấy chiếc khăn ra. Từ đó ta

thấy lường gạt hay ảo thuật đều làm ngược lại với những suy nghị thông thường của

con nguời. Đó cũng là chỗ yếu tâm lý của chúng ta.

Đầu óc của con người vì sao lại bị ràng buộc bởi những ‘hiểu biết về kiến thức thông

thường’ hoặc “kinh nghiệm của qúa khứ” ?. Tôi cho rằng chẳng qua là bộ não của

chúng ta cấu tạo quá hoàn chỉnh mà thôi.

Suy nghĩ cũng làm cho con người mệt mỏi, nên cần có thời gian thích đáng để nghỉ

ngơi. Nhất là gặp những trường hợp nhiều lần được giải quyết một cách thuận lợi bởi

những kinh nghiệm sẵn có, lúc đó đầu óc của chúng ta sẽ chọn các ‘tiết kiệm tư duy”

để ứng phó với những vấn đề đó.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!