Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA
PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y HỌC
(Giáo trình sau đại học)
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘI, 2007
Chủ biên:
PGS.TS ĐỖ HÀM
Tham gia biên soạn:
PGS.TS ĐỖ HÀM
PGS.TS NGUYỄN THÀNH TRUNG
PGS.TS NGUYÊN VĂN SƠN
Thư ký biên soạn:
PGS.TS NGUYỄN VĂN SƠN
1
LỜI NÓI ĐẦU
Nghiên cứu khoa học luôn là vấn đề không thể thiếu ở mọi ngành, mọi nghề, đặc
biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong Y học, nghiên cứu
khoa học vừa mang tính chất khai phá, đúc kết các vấn đề vừa có tính lý thuyết vừa
mang tính chất thực tiễn cao. Ngoài những vấn đề chung, cơ bản về phương pháp luận
ngày nay toán học đã xâm nhập vào hầu hết các ngành kinh tế xã hội. Toán thống kê
ứng dụng trong Y học là một minh chứng rõ rệt. Thông qua ứng dụng toán thống kê
các vấn đề Y học đã được lượng giá hoặc khái quát hoá một cách chuẩn xác. Các kết
quả nghiên cứu khoa học của các nhà chuyên môn nhờ đó mà đáng tin cậy hơn, giá trị
khoa học được nâng lên cả về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn. Đối với mỗi một cán
bộ thực hiện công tác nghiên cứu và phục vụ trong lĩnh vực Y học đều cần thiết phải
có những kiến thức cơ bản về phươngpháp luận nói chung trong nghiên cứu khoa học
đồng thời cũng phải biết xử lý, kiểm định được các kết quả nghiên cứu và phục vụ của
mình. Trải qua nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu khoa học, phục vụ sự nghiệp bảo
vệ sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là qua nhiều khoá đào tạo sau đại học từ năm 1997
đến nay, chúng tôi đã từng bước rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh cuốn “Phương pháp
luận trong nghiên cứu khoa học Y học” Cuốn sách bao gồm hai phần:
Phần I: Là những vấn đề chung về phương pháp luận trong nghiên cứu Y học
Phần II: Gồm các thuật toán thống kê cơ bản ứng dụng trong nghiên cứu và
kiểm định các kết quả nghiên cứu Y học ở các mức độ khác nhau.
Trong tương lai, cùng với sự phát triển về mọi mặt của nền kinh tế nước nhà,
công tác nghiên cứu khoa học sẽ ngày càng phát triển, trong đó có nghiên cứu Y học.
Cuốn “Phương pháp luận trong nghiên cứu Y học” cùng với các tư liệu được minh
chứng có thể hỗ trợ ít nhiều cho các bạn đồng nghiệp những kiến thức cơ bản ứng
dụng trong thực tiễn nghiên cứu khoa học. Do đặc điểm của các vấn đề khoa học là
rộng lớn, với kinh nghiệm của nhóm tác giả ít nhiều còn nhiều hạn chế nên cuốn sách
chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết và chưa đầy đủ. Kính mong các quý vị độc giả,
các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để lần biên soạn sau cuốn sách sẽ được hoàn
chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
THAY MẶT NHÓM TÁC GIẢ
PGS.TS ĐỖ HÀM
2
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................1
Phần I: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC..............................4
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................5
1. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển ...............................5
2. Các lĩnh vực, phương pháp nghiên cứu...............................................................7
3. Đặc thù của nghiên cứu y học ...........................................................................10
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÔNG DỤNG ........................................12
1. Nghiên cứu mô tả ..............................................................................................12
2. Nghiên cứu phân tích.........................................................................................15
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC........................................20
1. Đặt vấn đề..........................................................................................................20
2. Nội dung của đề cương nghiên cứu...................................................................20
3. Một số điểm cần lưu ý .......................................................................................21
CÁC BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU........................................................................22
1. Phân loại các biến số .........................................................................................22
2. Các yếu tố nhiễu ................................................................................................23
3. Ý nghĩa của việc phân loại biến số....................................................................23
CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...............................................26
1. Các loại mẫu trong nghiên cứu..........................................................................26
2. Ước lượng mẫu nghiên cứu mô tả thông qua tỷ lệ ............................................32
3. Ứớc lượng mẫu nghiên cứu mô tả thông qua số trung bình và độ lệch chuẩn..33
4. Ước lượng cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng ...............................................35
5. Tính cỡ mẫu cho nghiên cứa thuần tập (Cohort study) .....................................35
6. Chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp .................................................................36
CÁCH THU THẬP VÀ TRÌNH BÀY SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................37
1. Thu thập số liệu .................................................................................................37
2. Điều tra bằng phiếu hỏi .....................................................................................37
3. Trình bày các số liệu nghiên cứu.......................................................................45
Phần II: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC....................................49
VAI TRÒ CỦA TOÁN THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC..................50
CÁC KHÁI NIỆM THỐNG KÊ CƠ BẢN ...............................................................52
3
1. Tập hợp..............................................................................................................52
2. Xác suất .............................................................................................................53
3. Quần thể và mẫu................................................................................................54
CÁC ĐẠI LƯỢNG VÀ CHỈ SỐ THỐNG KÊ .........................................................55
1. Số trung bình và các giá trị trung tâm khác.......................................................55
2. Các tham số, số đo chỉ sự phân tán ...................................................................58
KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THIẾT THỐNG KÊ VÀ CÁC QUY LUẬT PHÂN PHỐI
TRONG NGHIÊN CỨU ...........................................................................................64
1. Kiểm định bằng test “t” .....................................................................................64
2. Kiểm định bằng test “χ2
”...................................................................................66
3. Số đo kết hợp nhân quả .....................................................................................68
PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY .........................................................72
1. Một số khái niệm...............................................................................................72
2. Phân tích tương quan và hồi quy cặp ................................................................73
KHOẢNG TIN CẬY.................................................................................................83
SAI SỐ QUAN TRẮC ..............................................................................................84
1. Ba loại sai số......................................................................................................84
2. Phân phối của sai số ngẫu nhiên trong các quan trắc ........................................84
3. Phương pháp khử sai số thô...............................................................................85
PHẦN PHỤ LỤC .....................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................90
4
Phần I
ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
5
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển
Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là trong thời đại ngày nay nghiên cứu
khoa học luôn là một vấn đề rất phổ biến và cần thiết. Nghiên cứu khoa học là việc mà
con người tìm cách để hiểu rõ bản chất sự việc, hiện tượng hoặc phương pháp giải
quyết vấn đề nào đó sao cho hiệu quả đạt được ở mức cao nhất theo mong muốn hoặc
ý tưởng của nhà nghiên cứu. Qua đó, hệ thống tri thức của loài người về các sự vật,
hiện tượng và các quy luật phát triển, tồn tại của tự nhiên, xã hội cũng như tư duy được
nâng lên một tầm cao mới theo quan điểm chung của ý thức hệ cộng đồng.
Vấn đề khoa học là những vấn đề trong hiện thực của vũ trụ, đời sống đã được
khái quát hoá, tuy nhiên về mặt này hay mặt khác nó đã và đang đòi hỏi chúng ta có
những quan tâm nhất định. Lúc này nhà nghiên cứu cần xem xét để giải quyết những
vấn đề này sao cho thoả mãn được các yêu cầu về khoa học và thực tiễn nhằm phục vụ
tốt cho cá nhân hoặc cộng đồng. Thông thường thì vấn đề khoa học không phải lúc nào
cũng có thể bộc lộ một cách dễ dàng, do vậy những người hiểu thấu đáo các sự vật,
hiện tượng hoặc là tự nhiên hay xã hội mới có thể nhìn nhận được những vấn đề khoa
học chắc chắn đặc biệt là những vấn đề ưu tiên, cần thiết phải giải quyết một cách cấp
bách.
Khoa học, kỹ thuật và công nghệ luôn là vấn đề mang tính thời đại và phù hợp
với quy luật phát triển tự nhiên cũng như xã hội loài người. Quy luật phát triển tự
nhiên thường diễn biến khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người. Thông thường, con người nên lợi dụng tính khách quan này để có thể tận dụng
nó theo hướng có lợi cho mình. Nếu hiểu thấu đáo tự nhiên thì con người mới tìm ra
được những quy luật của tự nhiên và sử dụng những quy luật đó vào trong đời sống
khoa học... Trong nghiên cứu khoa học đặc biệt là khoa học cơ bản, nếu làm tốt ta có
thể có những cơ sở vững chắc cho những thành công sau này. Về logic mà nói thì quốc
gia nào có nền khoa học cơ bản vững mạnh thì ở đó các vấn đề khoa học khác mới
mong vượt lên và phát triển được ở trình độ cao. Qui luật tự nhiên có những đặc điểm
riêng của nó do vậy trong nghiên cứu chúng ta nên tìm cách bắt chước tự nhiên, tuân
theo quy luật của tự nhiên hơn là cải tạo tự nhiên theo hướng duy ý trí hoặc gò ép theo
một hướng nào đó.
Các vấn đề xã hội, đặc biệt là môi trường xã hội nhiều khi quyết định mạnh mẽ
hơn các quy luật tự nhiên ở một số trường hợp. Với chế độ xã hội khác nhau việc
thanh toán nhiều bệnh dịch có hiệu quả rất khác nhau. Nếu tổng kết cả quá trình phát
triển xã hội loài người thì con người phá huỷ tự nhiên còn ít hơn và yếu hơn rất nhiều
so với thiên nhiên tự phá huỷ và tự thay đổi. Nền y học thảm hoạ có thể chứng minh
6
điều này. Tuy nhiên, trong những phạm vi hẹp, tầm khu vực hoặc cộng đồng thì các
vận động mang tính chất xã hội các quy luật vận động xã hội thường có vai trò quan
trọng mà ta dễ dàng nhận thấy hiệu quả cũng như những khả năng tác động của nó.
Con người cũng không nên ỷ lại hoặc không dám tác động vào tự nhiên để nhằm mục
đích tìm ra những khía cạnh có lợi cho mình. Trong chừng mực nào đó con người vẫn
có thể cải tạo tự nhiên bằng những tiến bộ khoa học.
Ngày nay các nghiên cứu về công nghệ đang đặt ra cho các nhà khoa học cũng
như các nhà quản lý những nhiệm vụ rất cụ thể và cấp thiết. Công nghệ là tất cả những
phương pháp, quy trình kỹ thuật, công cụ thực hiện, kỹ năng thực hành của con người
làm sao cho ra những sản phẩm mới và tốt hơn để có thể đáp ứng được thực tiễn hoặc
ý tưởng của nhà nghiên cứu hoặc cộng đồng. Ở những nước đang phát triển như chúng
ta thì cả việc nghiên cứu cơ bản hay ứng dụng công nghệ tiến bộ đều luôn là cấp thiết.
Những hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, phát huy những sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hoá các quy trình kỹ thuật và đặc biệt là áp dụng những tiến bộ về
khoa học - công nghệ vào thực tiễn ở các nước chậm phát triển luôn là cần thiết.
Chúng ta không nên coi những hoạt động này chỉ là công việc độc quyền chỉ dành
riêng cho những nhà bác học ở trình độ cao và chỉ họ mới làm được. Ví dụ về các phát
minh của nhà bác học thiên tài Edison là một ví dụ. Edison đã phát minh ra nhiều vấn
đề vĩ đại khi còn là một học sinh kém, một người thợ...
Nhiệm vụ của hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện nay tập trung
chủ yếu vào những vấn đề sau đây:
- Hoạch định được chính sách, chiến lược cho các hoạt động khoa học và công
nghệ phù hợp với từng khu vực hoặc đơn vị sao cho phù hợp với sự phát triển chung
của quốc gia và quốc tế song vẫn có những vấn đè đặc thù của đơn vị mình, tỉnh, khu
vực mình...Vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội khu vực, quốc gia luôn là định hướng mang tính thực tiễn cao. Hiện nay mỗi tỉnh,
mỗi huyện đều phải có chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội riêng của mình
song phải phù hợp, theo kịp với tình hình chung của đất nước và quốc tế.
- Tăng cường nhân lực và các phương tiện cho hoạt động khoa học công nghệ
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển và hoà nhập quốc tế luôn là vấn
đề sống còn của đất nước. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này thì không thể nói đến
phát triển khoa học và công nghệ. Việc đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực
luôn luôn được các quốc gia đặt lên trên hết.
- Kế thừa và phát huy những thành tựu khoa học và công nghệ tiến bộ của các
nước tiên tiến trên thế giới là con đường tiết kiệm và hiệu quả nhất đối với các nước
chậm phát triển, đang phát triển như chúng ta vì qua đó chúng ta sẽ rút ngắn được
nhiều quãng đường cam go mà những quốc gia đi trước đã trải qua.
Về nguyên tắc trong hoạt động khoa học và công nghệ chúng ta cần lưu ý những
7
điểm sau đây:
- Hoạt động khoa học và công nghệ phải phục vụ cho lợi ích quốc gia trong quá
trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Đối với địa phương cũng theo đó mà ứng
dụng sao cho phù hợp.
- Hoạt động khoa học và công nghệ có tính đặc thù, chuyên ngành nên mỗi khu
vực, mỗi ngành phải có khả năng đáp ứng cao nhất đối với xu thế tiến bộ của thế giới
bao gồm cả về nhân lực và các vấn đề khác.
- Hoạt động khoa học và công nghệ phải luôn cập nhật để không bị tụt hậu so
với khu vực và quốc tế quá nhiều.
Ngoài ra các hoạt động khoa học và công nghệ cũng luôn phải tuân theo pháp
luật và vì sự nghiệp của quần chúng lao động, vì lợi ích của cộng đồng. Trong hoạt
động khoa học và công nghệ vấn đề bản quyền, chuyển giao công nghệ cũng luôn là
những vấn đề nóng mà chúng ta cần lưu tâm.
2. Các lĩnh vực, phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học là công việc của các nhà khoa học nhằm tìm hiểu bản chất
của các sự vật, hiện tượng cùng với những liên quan tới chúng trong quá trình hoạt
động và tồn tại, phát triển theo những quy luật hoặc không theo quy luật nào đó, đồng
thời cũng tìm tòi, phát hiện qua tư duy để tìm ra những vấn đề mới có thể ứng dụng
trong thực tiễn phục vụ cộng đồng. Trên thực tế có 3 loại hình nghiên cứu thường
được ứng dụng là các nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng hoặc triển
khai. Tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tiễn mà lúc này hoặc lúc khác có loại hình nghiên
cứu hoạt động khoa học và công nghệ nào đó được ưu tiên.
Tuỳ theo các lĩnh vực khoa học khác nhau mà có các phương pháp nghiên cứu
hoặc hoạt động khoa học và công nghệ có những đặc trưng sao cho phù hợp. Trên thực
tế người ta phân chia các lĩnh vực nghiên cứu khoa học ra ít nhất 7 nhóm sau đây:
- Khoa học tự nhiên
- Khoa học xã hội và nhân văn
- Khoa học giáo dục
- Khoa học kỹ thuật
- Khoa học nông - lâm - ngư nghiệp
- Khoa học y dược
- Khoa học môi trường
Về ý nghĩa thực tiễn thì ở nước ta cả 3 loại hình nghiên cứu: Cơ bản, ứng dụng
và Triển khai vẫn thường được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực. Do điều kiện chậm
phát triển và nghèo nàn cả về nguồn nhân lực và vật lực nên các nghiên cứu cơ bản của