Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

PHƯƠNG PHÁP LẤY SỎI THẬN QUA DA TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHƯƠNG PHÁP LẤY SỎI THẬN QUA DA TẠI BỆNH
VIỆN BÌNH DÂN
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu. So sánh hiệu quả và các biến chứng giữa hai nhóm:
nhóm bệnh nhân mổ lần đầu và nhóm bệnh nhân có tiền căn mổ hở lấy sỏi
trên thận mổ nhằm đánh giá khả năng áp dụng phương pháp lấy sỏi thận qua
da trên những bệnh nhân có tiền căn mổ hở
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Những bệnh nhân được mổ bằng
phương pháp lấy sỏi thận qua da tại bệnh viện Bình Dân từ tháng 12 năm
2005 đến tháng 12 năm 2007 trong một nghiên cứu mô tả tiền cứu.
Kết quả. 175 bệnh nhân gồm 113 bệnh nhân mổ lần đầu chiếm 64,6% và 62
bệnh nhân có tiền căn mổ hở chiếm 35,4% có tỉ lệ so sánh nam – nữ, thận
mổ (phải – trái), độ ứ nước, độ của trục đài thận để chọc không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê. So sánh hiệu quả chung tỉ lệ tốt ở nhóm mổ lần đầu
là 68,1%, nhóm có tiền căn mổ hở là 62,9%. Tỉ lệ phải truyền máu ở nhóm
mổ lần đầu là 5,4%, nhóm có tiền căn mổ hở là 4,8%. Tỉ lệ sót sỏi nhóm mổ
lần đầu là 23,6%, nhóm có tiền căn mổ hở là 33,3%. Thời gian nằm viện
trung bình của nhóm mổ lần đầu là 7,17 ngày và nhóm có tiền căn mổ hở là
7,85 ngày. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Riêng thời gian mổ
trung bình có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,04 (78,4 phút ở nhóm
mổ lần đầu và 70,3 phút cho nhóm có tiền căn mổ hở).
Kết luận. Phương pháp lấy sỏi thận qua da áp dụng trên những bệnh nhân
có tiền căn mổ hở lấy sỏi thận trên thận mổ không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về hiệu quả, tỉ lệ phải truyền máu, tỉ lệ sót sỏi. Thời gian mổ trung
bình ở nhóm có tiền căn mổ hở ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
mổ lần đầu.
ABSTRACT
Objectives. To compare the efficacy and complications between two
groups: The patients with or without history of open nephrolithotomy in
order to evaluate the feasibility of the method of percutaneous
nephrolithotomy (PCNL) on the patients with history of open stone surgery.
Methods. The prospective, descriptive study of the patients undergone
percutaneous nephrolithotomy in Binh Dan hospital from December 2005 to
December 2007.
Results. In 175 patients, 113 were primary stone intervention made up
64.6% and 62 had history of open stone surgery made up 35.4% had no
significant difference of the proportion of male – female, the intervention
kidney (right – left), hydronephrosis, the angle of the axis of involved calyx.
The proportion of excellent outcome of the primary intervention group were
68.1%, and 62,9% in compared group. The proportions of transfusion were
5.4% in the primary intervention group and 4.8% in compared group. The
proportions of residual stone were 23.6% of the primary intervention group
and 33.3% in the compared group. The average of hospital stay of the
primary intervention group was 7.17 days and 7.85 days for compared
group. The difference between two groups was not statistically significant.
However the average time of operation of the primary intervention group
was significantly longer than the compared group (78.4 minutes to 70.3
minutes) p = 0.04.
Conclusion. Percutaneous nephrolithotomy on the patients with history of
open kidney stone surgery had no significant difference in efficacy,
proportion of transfusion, proportion of residual stone. The average of
intervention time was significantly longer in primary intervention group in
comparison with group of open stone surgery history