Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp giải bài toán hóa học
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
83.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1966

Phương pháp giải bài toán hóa học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Giải bài toán hóa học ở THCS

Khi giải các bài toán hóa học ở THCS, nhiều học sinh thường cảm thấy khó khăn do một

số nguyên nhân sau:

+ Các em chưa nắm vững được các định luật và các khái niệm cơ bản về hóa học, chưa

hiểu đầy đủ ý nghĩa định tính và định lượng của kí hiệu hóa học, công thức và phương

trình hóa học.

+ Các kỹ năng như xác định hóa trị, lập công thức và cân bằng phương trinh HH còn yếu

và chậm.

+ Một loạt các bài nhỏ giúp cho việc khắc sâu kiến thức hoặc rèn kỹ năng như:

* Tính về mol nguyên tử, phân tử. Số nguyên tử, phân tử...

* Lập công thức và tính theo công thức hợp chất.

* Nồng độ dung dịch và pha chế dung dịch.

* Các phép tính có liên quan đến tỷ lệ phần trăm, hiệu suất.

Do ít được rèn luyện thường xuyên, học sinh có khả năng giải được các bài tập nhỏ trên,

song khi lồng ghép vào các bài toán hóa học hoàn chỉnh (Ví dụ bài toán tính theo công thức

và phương trình hóa học có vận dụng cả nồng độ, hiệu suất...) thì lại quên hay không biết

cách giải quyết.

+ Học sinh không nắm được những tính chất hóa học cần thiết để giải bài toán như phản

ứng có xẩy ra không? Sản phẩm là những chất nào?

Dưới đây sẽ đi phân tích từng dạng toán cụ thể ở THCS.

I. Các dạng toán cơ bản:

1. Đặc điểm:

- Chỉ dựa vào một PTPU đơn giản để tính toán.

- Cho biết một lượng chất, tính lượng chất khác theo PTPU:

+ Cho lượng chất ban đầu, tính lượng sản phẩm thu được.

+ Cho lượng chất ban đầu, tính lượng chất tác dụng hết.

+ Cho lượng sản phẩm thu được, tính lượng chất ban đầu cần dùng.

2. Cách giải:

+ Đọc kỹ đề bài, tóm tắt để xác định rõ các yếu tố cho và cần tìm.

+ Viết PTPU xẩy ra và cân bằng PT.

+ Tìm sự liên hệ định lượng giữa các yếu tố cho và cần tìm (Dựa vào đề bài và PT, sử

dụng đơn vị thich hợp)

+ Tính theo yêu cầu của đề bài.

3. Một số ví dụ:

Ví dụ 1. Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc khi cho:

a. 13 gam Zn tác dụng với dd H2SO4 loãng, dư.

b. DD có chứa 0,1 mol HCl tác dụng với Fe dư.

Cách giải phần a:

+ Tóm tắt: 13 gam Zn --- H2SO4 loãng, dư ---> V H2 = ? (đktc)

+ Viết PTPU: Zn + H2SO4 ---> ZnSO4 + H2

+ Sự liên hệ: Cứ 1 mol Zn phản ứng hết thì tạo thành 1 mol H2

hay 65 gam Zn phản ứng hết thì tạo thành 22,4 lít H2 (đktc)

+ Tính toán: Vậy 13 gam Zn ............................. x lít H2 ở đktc.

---> x = 22,4.13/65 = 4,48 lít

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!