Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LuËn v¨n tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã và đang thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong
đó một trong những mục tiêu hàng đầu là tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu,
tiến tới cân bằng xuất nhập khẩu. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng đã khẳng định, phải “ Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường
quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở
rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở cửa
thị trường mới”.
Hoạt động xuất khẩu của một quốc gia phải gắn chặt với thị trường quốc
tế, chiến lược xuất khẩu phải dựa trên sự lựa chọn khoa học thị trường xuất
khẩu, phù hợp với đặc điểm và khả năng của từng nền kinh tế. Tuy nhiên việc
có đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang bất cứ thị trường nào trên thế giới hay
không không phải là việc của Nhà nước mà là việc của từng doanh nghiệp. Sự
hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết nhưng Nhà nước không thể làm thay các
doanh nghiệp được.
Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Tạp phẩm là một doanh nghiệp chuyên
kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trực thuộc bộ Thương Mại. Trong
lịch sử hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành của mình Công ty đã đạt
được nhiều thành tích mà hiếm có doanh nghiệp Việt Nam đạt được. Với
chức năng chính là kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty luôn xác định xuất
khẩu có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mình và phát
triển thị trường hiện đang là vấn đề được Công ty đang rất chú trọng. Ngay
sau khi được tổ chức lại hoạt động, Công ty đã có những cố gắng tìm kiếm
các thị trường mới, tổ chức khai thác các mặt hàng mới cũng như vận dụng
các mối quen biết cũ để nối lại các quan hệ với các thị trường truyền thống
nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Phương châm của ban lãnh đạo Công
Trương Thị Hồng Vân Lớp: Kế hoạch 45B
1
LuËn v¨n tèt nghiÖp
ty là: “ Duy trì, củng cố và phát triển thị trường thị trường ngoài nước, càng
nhiều bạn hàng tin cậy, Công ty càng thêm sức mạnh”. Tuy nhiên trong
những năm qua kết quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty chưa được như
mong muốn. Đây chính là lý do em chọn đề tài “ Phương hướng và giải
pháp phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu
Tạp phẩm” để làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề được kết cấu gồm ba chương:
Chưong I: Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với phát triển kinh tế.
Chương II: Đánh giá hoạt động kinh doanh và thực trạng thị trường
xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.
Chương III: Phương hướng và giả pháp phát triển thị trường xuất
khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm trong những năm tới.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú phòng xuất nhập khẩu 5 thuộc
công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm, cô giáo TS. Phan Thị Nhiệm đã
giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Trương Thị Hồng Vân Lớp: Kế hoạch 45B
2
LuËn v¨n tèt nghiÖp
CHƯƠNG I
VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể
kinh tế có quốc tịch khác nhau (Trong đó đối tượng trao đổi hàng hóa thường
là vượt ra ngoài phạm vi địa lý của 1 quốc gia) thông qua hoạt động mua bán,
lấy tiền tệ làm môi giới. Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các
hàng hóa và dịch vụ. Dưới giác độ phi kinh doanh như làm quà tặng hoặc viện
trợ không hoàn lại thì hoạt động đó lại là viện trợ lưu chuyển hàng hóa và
dịch vụ qua biên giới quốc gia.
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, xuất
hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu.
Hình thức cơ bản ban đầu của nó là trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, cho
đến nay thì nó đã phát triển với rất nhiều hình thức, diễn ra với phạm vi toàn
cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, cả trong hàng hóa hữu hình
và vô hình.
2.Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với phát triển kinh tế
2.1 Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường
tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển của nước ta. Để
công nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số
vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.
Trương Thị Hồng Vân Lớp: Kế hoạch 45B
3
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: Đầu
tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu được từ hoạt động du lịch, dịch vụ, thu từ
ngoại tệ…Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ..tuy rất
quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ
sau. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là
xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định đến quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Trong tương lai, xuất khẩu chính là nguồn vốn duy nhất để trả các khoản nợ
từ nước ngoài.
2.2 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
sản xuất phát triển.
Cơ cấu xuất khẩu và tiêu dùng trên thế giới đã và đang biến đổi vô cùng
mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu
hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Có hai cách nhìn
nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Một là, xuất khẩu chỉ việc tiêu thụ sản phẩm vượt quá nhu cầu nội địa
Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu chậm phát triển như nước ta, sản
xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra của
sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp.
Hai là, coi thị trường đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng
để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở chỗ:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận
lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho
việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm, sự
phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu ( gạo, dầu, chè…)
có thể còn kéo theo ngành công nghiệp chế tạp thiết bị phục vụ cho nó.
Trương Thị Hồng Vân Lớp: Kế hoạch 45B
4
LuËn v¨n tèt nghiÖp
- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho
sản xuất phát triển và ổn định.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng
cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là
phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên
ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế đất nước tạo ra một năng
lực sản xuất mới.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của chúng ta sẽ tham gia vào cuộc
cạnh tranh trên thế giới về giá cả, chất lượng ..cuộc cạnh tranh này đồi hỏi
chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích
nghi với thị trường.
- Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn
thiện công việc sản xuất và kinh doanh.
2.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống của nhân dân
Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết,
sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có
thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm
tiêu dùng thiết yếu phuc vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm
nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại của đất nước.
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có mối quan hệ tác động qua
lại phụ thuộc vào nhau. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Có thể
hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác tạo
Trương Thị Hồng Vân Lớp: Kế hoạch 45B
5
LuËn v¨n tèt nghiÖp
điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và công
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng
vận tải quốc tế…Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại cũng tạo điều
kiện cho mở rộng xuất khẩu.
Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để
phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước.
3. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa
Trên giác độ phân công lao động trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa có những hình thức xuất khẩu chủ yếu sau:
3.1 Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán sản phẩm hàng hóa trực tiếp từ người
sản xuất tới người tiêu dùng, từ vùng xuất khẩu sang tận vùng nhập khẩu.
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức truyền thống có từ lâu đời và hiện nay còn
được sử dụng khá phổ biến. Hình thức này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí
trong tất cả các khâu. Tuy vậy, hình thức này có khả năng rủi ro rất cao khi đơn
vị sản xuất phải thực hiện tất cả các hoạt động từ sản xuất đến lưu thông thương
mại hàng hóa. Đồng thời chi phí bỏ ra rất cao và thời gian thu hồi vốn chậm.
Trên phạm vi quốc tế, hình thức này không được sử dụng rộng rãi đối với những
quốc gia không đảm nhận tốt khâu lưu thông hàng hóa xuất khẩu.
3.2 Xuất khẩu gián tiếp
Khi các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu không thực hiện tốt khâu lưu
thông cần phải sử dụng đến khâu thương mại trung gian để đảm bảo cho việc
tiêu thụ sản phẩm của đơn vị. Hàng hóa được sản xuất ra để xuất khẩu thông
qua hình thức này được gọi là hình thức xuất khẩu gián tiếp. Thực hiện hình
thức xuất khẩu này, các đơn vị sẽ không thu được nhiều lợi nhuận như xuất
khẩu trực tiếp vì chi phí cho hệ thống thương mại trung gian là khá cao. Tuy
nhiên ưu điểm của hình thức này là hàng hóa được đảm bảo tiêu thụ chắc
Trương Thị Hồng Vân Lớp: Kế hoạch 45B
6
LuËn v¨n tèt nghiÖp
chắn hơn, khai thác được lợi thế của hệ thống thương mại trong việc tìm kiếm
và mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu.
3.3 Xuất khẩu ủy thác
Theo hình thức này, doanh nghiệp không cần trực tiếp sản xuất mà chỉ
đứng ra như một đầu mối thương mại trung gian. Nhận các đơn đặt hàng của
các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp sẽ làm các thủ tục cần thiết để xuất
khẩu và hưởng phần trăm (hoa hồng) theo khối lượng ( hoặc giá trị ) lô hàng
xuất khẩu. Đơn vị hoạt động theo hình thức này thường có số vốn không lớn,
khả năng thu được lợi nhuận cao đồng thời chịu ít rủi ro hơn nhưng đòi hỏi
phải có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
3.4 Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức xuất khẩu đối với các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu
nhưng việc thực hiện khâu lưu thông hàng hóa không đạt hiệu quả cao. Nhưng
hình thức này khác với hình thức xuất khẩu gián tiếp là: Hàng hóa được sản xuất
ra giao cho khách hàng ngay tại bản địa mà không phải qua hệ thống thương mại
trung gian. Điều này giúp cho đơn vị sản xuất trong vùng giảm rủi ro trong lưu
thông và giảm chi phí đầu tư. Hình thức này được áp dụng chủ yếu ở những
nước có chi phí vận chuyển cao, thủ tục xuất khẩu phức tạp.
3.5 Xuất khẩu gia công ủy thác
Xuất khẩu theo hình thức này là những đơn vị tự tìm kiếm thị trường tiêu
thụ, đứng ra nhập nguyên liệu sau đó giao cho các đơn vị khác tổ chức gia
công chế biến. Cuối cùng đơn vị sẽ thu hồi thành phẩm để xuất khẩu, hưởng
phí ủy thác theo thỏa thuận với bên chế biến.
II. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
1. Khái niệm thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch
khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá mua và
Trương Thị Hồng Vân Lớp: Kế hoạch 45B
7