Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đội bảo Bộ phận tổng hợp Phó BQL Trưởng BQL
vệ Tổ vệ sinh môi trường Tổ quản lý ngành hàng Tổ điện nước Tổ kiểm tra Các
tổ dịch vụ
Tổ trông giữ bảo quản tài sản Đội bốc xếp vận chuyển Tổ
y tế
Tổ cung cấp thông tin thị
trường Phòng Hành chính - tổ chức Tổ kiểm định số lượng chất lượng Phó Giám đốc Giám đốc Phòng
Quản lý chợ
Phòng
Kế toán
Phòng
Kinh doanh
Tổ
quản lý ngành hàng Đội bảo vệ Đội
vệ sinh môi trường Các tổ dịch vụ Đội bốc xếp Tổ điện nước Tổ kiểm tra
UBND quận Cầu Giấy
BQL chợ
Cầu Giấy
BQL chợ
Nghĩa Tân
BQL chợ
Đồng Xa
Chợ
Cầu Giấy
Chợ
Quan Hoa
Chợ
Nghĩa Tân
Chợ
Nhà Xanh
Chợ
Đồng Xa
Chợ
NSDV
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các thành phần kinh tế,
các hình thức kinh doanh, các mặt hàng trở nên đa dạng và phong phú. Khi đời
sống của người dân ngày càng cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ngày
càng tăng. Do đó các hoạt động mua bán, các hình thức tổ chức thương mại
diễn ra tấp nập hơn và ngày càng mở rộng.
Là một loại hình tổ chức thương mại hỗn hợp, chợ ra đời và phát triển
cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Tính chất và trình độ xã hội hoá
nền sản xuất ngày càng cao, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc
thì nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng lớn và chợ với tư cách là nơi trao đổi
hàng hoá, dịch vụ giữa người sản xuất với người sản xuất, giữa người sản xuất
với người tiêu dùng ngày càng phát triển. Thông qua bộ mặt và tình hình sinh
hoạt chợ có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và
đời sống dân cư của một vùng, địa phương.
Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống chợ hiện nay ở nước ta nói chung và ở
quận Cầu Giấy - Hà Nội nói riêng còn tồn tại nhiều yếu kém như cơ sở vật chất
nhìn chung còn nghèo nàn, lạc hậu, việc đầu tư xây dựng chợ mới chỉ do Nhà
nước làm, chưa thực hiện xã hội hoá trong công tác đầu tư xây dựng chợ theo
phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", nhiều chợ chưa đáp ứng
được yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm, văn minh thương mại. Công tác quản
lý chợ còn nhiều hạn chế và yếu kém, đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều người
chưa qua đào tạo và hạn chế về năng lực chuyên môn... Trên cở sở đó ta thấy
được sự cần thiết phải phát triển mạng lưới chợ theo hướng nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động.
Một trong những biện pháp nhằm tạo ra sự phát triển đột biến mạng lưới
chợ là chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ, cho phép các tổ chức, cá nhân
tham gia đầu tư, xây dựng, kinh doanh chợ. Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy
đã lên kế hoạch và đề án để thực hiện việc chuyển đổi này. Tuy nhiên, việc
SVTH: Kiều Thị Bùi Hằng 1 Lớp: QLKT 44A
triển khai có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, mới chỉ dừng lại ở giai
đoạn thí điểm bước đầu. Vì thế đòi hỏi chúng ta cần nhanh chóng có những
biện pháp để tạo môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích các thành phần
kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh chợ, từ đó làm cho việc
chuyển đổi được triển khai nhanh chóng trong thực tế.
Xuất phát từ thực tiễn đó, em xin chọn đề tài "Phương hướng và biện
pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy -
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài nghiên cứu cho mình.
Mục đích của đề tài: Hệ thống các vấn đề lý luận về chợ và các mô hình
tổ chức quản lý chợ ở nước ta. Trên cơ sở phân tích thực trạng về phát triển và
quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy, đưa ra phương hướng, giải pháp và
kiến nghị nhằm nhanh chóng chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa
bàn quận trong giai đoạn hiện nay.
Bố cục của đề tài bao gồm 3 chương:
- Chương I: Một số vấn đề lý luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ.
- Chương II: Thực trạng phát triển và tổ chức quản lý chợ trên địa bàn
quận Cầu Giấy hiện nay.
- Chương III: Phương hướng và biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình tổ
chức quản lý trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay.
Với trình độ còn hạn chế, đề tài hoàn thành có thể còn nhiều thiếu sót
nhất định, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và toàn
thể các bạn để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Văn Bưu cùng các
cô, chú trong phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy đã tận tình giúp đỡ em
hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỢ
VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ
I. CHỢ VÀ VAI TRÒ CỦA CHỢ TRONG NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Khái niệm, đặc trưng của chợ
1.1. Khái niệm:
Trên thực tế tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu mà có rất nhiều khái niệm
khác nhau về chợ:
- Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành:
"Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc
những buổi nhất định"(1); "Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để
trao đổi hàng hoá, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất
định (chợ phiên)"(2)
...
- Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương
Mại hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được
hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội".
- Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ
về phát triển và quản lý chợ "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được
hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm
theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu
dùng của khu vực dân cư".
(1) Phạm vi chợ: là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ,
bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để
(1)(1) Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Từ điển Bách Khoa - 2003 (tr.138)
(2) Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Văn hoá Thông tin - 2004 (tr.155)
SVTH: Kiều Thị Bùi Hằng 3 Lớp: QLKT 44A
xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao
quanh chợ.
(2) Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng
hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành
hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
(3) Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa
hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện
tích quy chuẩn tối thiểu là 3 m2
/điểm.
Từ những điểm hội tụ chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết
luận: Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển
mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung
đông người mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau, được hình thành do
yêu cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo
các chu kỳ thời gian nhất định.
1.2. Đặc trưng của chợ:
Chợ có những đặc trưng sau:
- Chợ là một nơi (địa điểm) công cộng để mua bán, trao đổi hàng hoá,
dịch vụ của dân cư, ở đó bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán và trao
đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau.
- Chợ được hình thành do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi
hàng hoá, dịch vụ của dân cư, chợ có thể được hình thành một cách tự phát
hoặc do quá trình nhận thức tự giác của con người. Vì vậy trên thực tế có nhiều
chợ đã được hình thành từ việc quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ
của các cấp chính quyền và các ngành quản lý kinh tế kỹ thuật. Nhưng cũng có
rất nhiều chợ được hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổi
hàng hoá của dân cư, chưa được quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt
chẽ.
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thường
được diễn ra theo một quy luật và chu kỳ thời gian (ngày, giờ, phiên) nhất
định. Chu kỳ họp chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ và tập
quán của từng vùng, từng địa phương quy định.
1.3. So sánh chợ với siêu thị:
Theo từ điển Kinh tế thị trường: "Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày
bán nhiều mặt hàng đáp ứng tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực
phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác".
Như vậy, những nét đặc trưng cơ bản của siêu thị khác với chợ là:
- Siêu thị là một cửa hàng bán lẻ.
- Siêu thị áp dụng phương thức tự phục vụ.
- Giá ở siêu thị được niêm yết công khai.
- Siêu thị thường chú trọng ở nghệ thuật trưng bày hàng hoá.
- Siêu thị áp dụng các hình thức quản lý, bán hàng và thanh toán bằng
những tiến bộ của khoa học, công nghệ (tin học, điện tử, khoa học xã hội trong
bán hàng…).
2. Phân loại chợ trong mạng lưới chợ ở nước ta
Hiện nay ở nước ta tồn tại rất nhiều các loại chợ khác nhau, dựa theo
những tiêu thức khác nhau ta có những cách phân loại sau:
2.1. Theo địa giới hành chính:
Có hai loại chợ tồn tại theo tiêu thức này là chợ đô thị và chợ nông thôn.
2.1.1. Chợ đô thị:
Là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn. Do ở
đây, đời sống và trình độ văn hoá có phần cao hơn ở nông thôn, cho nên các
chợ thành phố có tốc độ hiện đại hoá nhanh hơn, văn minh thương mại trong
chợ cũng được chú trọng, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, bổ sung
và hoàn chỉnh. Phương tiện phục vụ mua bán, hệ thống phương tiện truyền
thông và dịch vụ ở các chợ này thường tốt hơn các chợ ở khu vực nông thôn.
SVTH: Kiều Thị Bùi Hằng 5 Lớp: QLKT 44A
2.1.2. Chợ nông thôn:
Là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung tâm cụm xã. Hình
thức mua bán ở chợ đơn giản, dân dã (có nơi, như ở một số vùng núi, người
dân tộc thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ), các quầy,
sạp có quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Nhưng ở các chợ nông thôn thể hiện đậm đà
bản sắc truyền thống đặc trưng ở mỗi địa phương, của các vùng lãnh thổ khác
nhau.
2.2. Theo tính chất mua bán:
Dựa theo tiêu thức này, ta có thể phân chia thành hai loại là chợ bán
buôn và bán lẻ.
2.2.1. Chợ bán buôn:
Là các chợ lớn, chợ trung tâm, chợ có vị trí là cửa ngõ của thành phố, thị
xã, thị trấn, có phạm vi hoạt động rộng, tập trung với khối lượng hàng hoá lớn.
Hoạt động mua bán chủ yếu là thu gom và phân luồng hàng hoá đi các nơi.
Các chợ này thường là nơi cung cấp hàng hoá cho các trung tâm bán lẻ, các
chợ bán lẻ trong và ngoài khu vực, nhiều chợ còn là nơi thu gom hàng cho xuất
khẩu. Các chợ này có doanh số bán buôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%), đồng
thời vẫn có bản lẻ nhưng tỷ trọng nhỏ.
2.2.2. Chợ bán lẻ:
Là những chợ thuộc phạm vi xã, phường (liên xã, liên phường), cụm dân
cư, hàng hoá qua chợ chủ yếu để bán lẻ, phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng.
2.3. Theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh:
Theo tiêu thức này chợ được phân thành 2 loại là chợ tổng hợp và chợ
chuyên doanh.
2.3.1. Chợ tổng hợp:
Là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều ngành hàng khác
nhau. Trong chợ tồn tại nhiều loại mặt hàng như: hàng tiêu dùng (quần áo, giày
dép, các mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng gia dụng…), công cụ lao động
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nông nghiệp (cuốc, xẻng, liềm búa…), cây trồng, vật nuôi…, chợ đáp ứng toàn
bộ các nhu cầu của khách hàng. Hình thức chợ tổng hợp này thể hiện khái quát
những đặc trưng của chợ truyền thống, và ở nước ta hiện nay loại hình này vẫn
chiếm ưu thế về số lượng cũng như về thời gian hình thành và phát triển.
2.3.2. Chợ chuyên doanh:
Là loại chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng chính yếu, mặt hàng này
thường chiếm doanh số trên 60% đồng thời vẫn có bán một số mặt hàng khác,
các loại hàng này có doanh số dưới 40% tổng doanh thu. Hình thức chợ này
cũng tồn tại ở nước ta như chợ vải, chợ hoa tươi, chợ vật liệu xây dựng, chợ
rau quả, chợ giống cây trồng…
2.4. Theo số lượng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ:
Dựa theo cách phân loại trong Điều 3 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của
Chính phủ về phát triển và quản lý chợ thì chợ được chia thành 3 loại: chợ loại
1, chợ loại 2 và chợ loại 3.
2.4.1. Chợ loại 1 là chợ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố,
hiện đại theo quy hoạch.
- Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của
tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và
được tổ chức họp thường xuyên.
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và
tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo
quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ
sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
2.4.2. Chợ loại 2 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố
hoặc là bán kiên cố theo quy hoạch.
SVTH: Kiều Thị Bùi Hằng 7 Lớp: QLKT 44A