Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương hướng giải quyết các mâu thuẫn và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
MIỄN PHÍ
Số trang
30
Kích thước
229.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1460

Phương hướng giải quyết các mâu thuẫn và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐỀ CƯƠNG

A. Lời mở đầu.

B. Nội dung.

I. Cơ sỡ lý luận: Quy luật thống nhất và đáu tranh giữa các mặt đối lập

(Quy luật mâu thuẫn) – Nội dung cơ bản.

1. Các khái niệm cơ bản.

2. Mâu thuẫn là một hiên tượng khách quan và phổ biến.

3. Quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

4. Phương pháp phân tích và giải quyết mâu thuẫn .

5. Một số loại mâu thuẫn và hướng giải quyết mâu thuẫn.

6. Ý nghĩa phương pháp luận.

II . Vận dụng quy luật mâu thuẫn để phân tích mâu thuẫn biện chứng giữa

nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện

nay.

1. Một số vấn đề lý luận về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam.

1.1 Những nét khái quát về kinh tế thị trường.

1.2 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

2. Phân tích một số mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

2.1 Nhóm mâu thuẫn thứ nhất: Các mâu thuẫn phát sinh từ bản thân nền

kinh tế .

2.1.1 Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ của lực

lượng sản xuất.

2.1.2 Mâu thuẫn giữa tính tự phát và tính tự giác trong quá trình phát

trình kinh tế.

2.1.3 Mâu thuẫn trong quá trình phân phối thu nhập.

2.1.4 Mâu thuẫn trong sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế với mục

tiêu của chủ nghĩa xã hội.

2.1.5 Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội.

2.2 Nhóm mâu thuẫn thứ hai: Các mâu thuẫn phát sinh do sự tác động của

nền kinh tế tới xã hội.

2.2.1 Mâu thuẫn giữa động lực phát triển xã hội và các nhu cầu cấp bách

của xã hội

2.2.2 Mâu thuẫn giữa mặt trái của kinh tế thị trường với mục tiêu xây

dựng con người xã hội chủ nghĩa.

2.2.3 Mâu thuẫn giữa mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là bình đẳng và công

bằng xã hội với tình trạng bất bình đẳng, bất công không thể tránh khỏi

do mặt trái của kinh tế thị trường.

3. Tính thống nhất giữa kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa

và vai trò to lớn của Đảng và Nhà nước.

4. Phương hướng giải quyết các mâu thuẫn và xây dựng nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. Kết luận.

D. Danh mục sách tham khảo.

1

A. Lời mở đầu

Đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội lần thứ VI của Đảng

Cộng sản Việt Nam (1986) thực sự đã đưa lại những kết quả to lớn làm thay đổi

bộ mặt của xã hội Việt Nam, đưa nền kinh tế nước ta đi lên từ khủng hoảng, lạc

hậu, trở thành một nền kinh tế đang phát triển, nâng cao đời sống nhân dân,

từng bước đuă nền kinh tế hội nhập với khu vực và toàn cầu, khẳng định vị thế

của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt

được, Đảng và Nhà nước ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức trong

quá trình chuyển hoá nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: đó là việc giải quyết các mâu thuẫn

giữa cái cũ và cái mới, giữa kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt

Nam (4/2001), chúng ta một lần nữa khẳng định rằng: xây dựng nền kinh tế thị

trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương, chiến lược của cả nước

trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Việc giải quyết các mâu thuẫn của nền

kinh tế đó không chỉ là một nhu cầu cấp thiết mà còn là một quá trình lâu dài,

đòi hỏi chúng ta phải không ngừng đổi mới trên mọi mặt kinh tế, chính trị, văn

hoá, tư tưởng, xã hội.

Để nắm rõ và hiểu sâu sắc hơn chủ trương, đường lối của Đảng và thực

trạng của nền kinh tế Việt Nam, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Phép biện

chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta" dưới góc độ triết

học, trong tổng thể mối quan hệ biện chứng với nền tảng tư tưởng lý luận của

triết học Mac – Lê-nin.

Với trình độ còn hạn chế của mình, chắc chắn bài tiểu luận sẽ không tránh

khỏi những thiếu sót. Do vậy, tôi mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến

của người đọc.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đoàn Văn Thọ và ThS Nguyễn Vân

Hà đã hướng dẫn tôi hoàn thành bài tiểu luận !

Hà nội, tháng1-2003.

Sinh viên

Nguyễn Quý Tùng

2

B. Nội dung

I. Cơ sở lí luận: Quy luật thống nhất và đấu tranh của những mặt

đối lập (Quy luật mâu thuẫn ).

Quy luật thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập (Còn gọi là quy

luật mâu thuẫn) là hạt nhân của phép biện chứng, nó vạch ra nguồn gốc bên

trong của sự vận động và phát triển. Lê-nin viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt

phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là

nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những

giải thích và một sự phát triển thêm” (V.I Lê-nin:Toàn tập,tr29.Nxb Tiến

bộ.M1981,tr. 240). Nắm vững nội dung của quy luật này là cơ sở để hiểu biết tất

cả các phạm trù và quy luật khác của phép biện chứng duy vật. Nó giúp người ta

hình thành phương pháp, hình thành tư duy khoa học, biết khám phá bản chất

của các sự vật và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh thúc đẩy sự vật phát triển.

1. Các khái niệm cơ bản.

1.1. Mặt đối lập là gì?

Mặt đối lập là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynh

hướng trái ngược nhau ở trong một chỉnh thể làm nên sự vật.

1.2. “Thống nhất “ của các mặt đối lập là gì?

Mỗi một sự vật hay hiện tượng là một thể thóng nhất bao gồm những mặt,

những thuộc tính, những khuynh hướng đối lập nhau. Hai mặt đối lập liên hệ

với nhau hợp thành một mâu thuẫn. Hai mặt của mâu thuẫn liên hệ với nhau,

ràng buộc lẫn nhau, quy định lẫn nhau, mỗi mặt lại lấy mặt đối lập với mình làm

tiền đề tồn tại cho mình, không có mặt này thì cũng không có mặt kia. Thí dụ:

cực bắc và cực nam trong nam châm, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong xã

hội tư bản. Thực vậy, giai cấp tư sản có bóc lột giai cấp vô sản thì mưói thành tư

sản, giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất nên buộc phải làm thuê cho giai

cấp tư sản để sinh sống. Không có tư sản thì không có vô sản, ngược lại không

có vô sản thì tư sản cũng không thể tồn tại được. Đó là nội dung của sự thống

nhất của các mặt đối lập.

Lê-nin nói: “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận

đối lập của nó... đó là thực chất ... của phép biện chứng”(V.I.Lê-nin: Bút ký triết

học, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1963, tr.381).

Nguyên lí này của Lê-nin nói rõ sự vật là một thể thống nhất trong đó có

hai mặt đội lập. Sự vật tồn tại như vậy một cách khách quan. Phép biện chứng

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!