Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phụ nữ khuyết tật và hôn nhân gia đình nhìn từ quan điểm giới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN HỒNG TRÚC
PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI
(Nghiên cứu tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN HỒNG TRÚC
PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI
(Nghiên cứu tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số chuyên ngành: 60 31 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS. Trần Tử Vân Anh
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Phụ nữ khuyết tật và hôn nhân gia đình – nhìn
từ quan điểm giới” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
Nguyễn Hồng Trúc
ii
LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ niềm yêu thích đối việc được tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề về
người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ trong nhóm yếu thế với nhiều thiệt thòi và được
sự hỗ trợ, động viên từ gia đình, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp tôi dành thời gian cho
việc đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài này. Đề tài là tâm huyết trong hai năm tham gia
học tập tại trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh và hơn 6 tháng đào sâu nghiên
cứu tại địa bàn thành phố Mỹ Tho. Để đề tài được hoàn thành, ngoài sự cố gắng của
bản thân, đó còn là nhờ sự hỗ trợ từ nhà trường, gia đình và cơ quan công tác.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Tiến sĩ Trần Tử Vân Anh, người đã luôn
động viên, hướng dẫn và tư vấn tận tình trong suốt quá trình thực hiện. Các thầy cô Hội
đồng chuyên môn nhà trường đã có những nhận xét, đánh giá, góp ý để tôi hoàn thiện
đề tài của mình. Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Sau đại học, các
thầy cô giảng viên trong hơn hai năm học tại trường đã có những chia sẻ về kiến thức,
kinh nghiệm cho tôi trong lĩnh vực này. Nghiên cứu này sẽ không thể hoàn thành nếu
không có sự tham gia cung cấp thông tin, sự cởi mở và đầy thiện chí từ phía những
người được phỏng vấn, tôi vô cùng biết ơn về sự giúp đỡ vô giá của họ.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân yêu đã luôn ủng hộ, tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học cũng như đề tài nghiên cứu trong suốt thời gian
dài vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện
Nguyễn Hồng Trúc
iii
TÓM TẮT
Đề tài Phụ nữ khuyết tật và hôn nhân gia đình – nhìn từ quan điểm Giới ở thành
phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề về
hôn nhân gia đình của người phụ nữ khuyết tật.
Bằng việc nghiên cứu thực địa đối với những nhóm phụ nữ khuyết tật điển hình,
kết quả nghiên cứu cho thấy hiện trạng vấn đề hôn nhân gia đình của người phụ nữ
trong nhóm người khuyết tật ở địa phương, cho người đọc bức tranh toàn diện hơn về
tình hình thực tế những khó khăn, trở ngại mà họ gặp phải, những tác động từ định kiến
xã hội hay những tác động từ các chính sách đối với họ.
Qua việc phân tích các nội dung, vấn đề từ thực tế dựa trên cơ sở các lý thuyết
được áp dụng như lý thuyết về Giới, lý thuyết dán nhãn, kết quả nghiên cứu chỉ ra vấn
đề không những thuộc về thể chất mà còn cả tinh thần đối với người phụ nữ khuyết tật,
sự thiếu cảm thông từ phía xã hội vẫn là nguyên nhân mà người phụ nữ khuyết tật chưa
thể có được hôn nhân trọn vẹn. Bên cạnh đó, dù có nhiều nỗ lực nhưng tỷ lệ phụ nữ
khuyết tật của địa phương vẫn còn gia tăng trong sự phát triển chung của xã hội. Người
phụ nữ khuyết tật ở đây được chú trọng chăm sóc đời sống vật chất, được thụ hưởng
đầy đủ các chương trình ưu đãi, hỗ trợ nhưng chưa được đảm bảo về mặt đời sống tinh
thần, đặc biệt trong vấn đề hôn nhân và đời sống gia đình của họ.
Đề tài đưa ra cách nhìn mới đối với đối với vấn đề bất bình đẳng trong nhóm
những người yếu thế về vấn đề hôn nhân gia đình và phương thức mà họ thích nghi với
những khó khăn ấy trong bối cảnh kiện kinh tế - văn hóa – xã hội ở địa phương.
Nghiên cứu cũng góp phần chỉ ra những hạn chế còn tồn đọng trong việc áp dụng các
chính sách vào thực tiễn và không phải chính sách nào cũng phù hợp với tất cả đối
tượng mà nhóm chính sách đó hướng đến.
iv
SUMMARY
The topic Women with disabilities and the family marriage – from a Gender
perspective in My Tho city, Tien Giang province, goes into the details of the research
and analysis about family marriage issues of the disabled women.
By doing field research on typical groups of women with disabilities, the research
results show the current situation of marriage and family issues among women in the
local group of people with disabilities, giving readers the full picture about the real
situation of difficulties and obstacles they encounter, the impact of social prejudice or
the impact of policies on them.
Through analyzing the contents and problems from reality based on applied
theories such as Gender theory, labeling theory, the research results show that the
problem is not only physical but also mental for women with disabilities, the lack of
sympathy from the society is one of the reasons that women with disabilities cannot
have a full marriage. In addition, despite many efforts, the proportion of women with
disabilities in the locality is still increasing in the general social development. Disabled
women here are focused on taking care of their material life, fully enjoying preferential
programs and supports but not yet guaranteed in terms of spiritual life, especially in
marriage their family life.
The topic offers new perspectives on the issue of inequality among disadvantaged
groups in terms of marriage and family and how they adapt to these difficulties in the
context of economic – cultural – local society. Research also contributes to pointing
out the remaining limitations in the application of policies into practice and not all
policies are suitable for all the target groups.
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................iii
TÓM TẮT ......................................................................................................................iv
SUMMARY .................................................................................................................... v
MỤC LỤC...................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. x
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG PHỤ LỤC ...................................... xi
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................................. xi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................xii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.......................................................................................xii
BẢN ĐỒ.......................................................................................................................xiii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1.1. Cơ sở hình thành luận văn........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.......................................................... 4
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 4
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................... 4
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu......................................................... 5
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 6
1.5.1. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 6
vi
1.5.2. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 9
1.5.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin...................................................... 11
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................ 12
1.6.1. Ý nghĩa lý luận................................................................................................ 13
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................. 12
1.7. Kết cấu luận văn..................................................................................................... 13
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN......................... 16
2.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan........................................... 16
2.1.1. Các quan điểm và cách tiếp cận về người khuyết tật và hôn nhân gia đình... 16
2.1.2. Khung luật pháp liên quan về giới và người khuyết tật.................................. 18
2.1.3. Các công trình nghiên cứu về giới và đời sống hôn nhân của người phụ nữ
khuyết tật....................................................................................................................... 28
2.1.4. Các công trình nghiên cứu về rào cản Giới trong hôn nhân gia đình đối với
người phụ nữ khuyết tật ................................................................................................ 25
Tiểu kết.......................................................................................................................... 27
2.2. Các tiếp cận lý thuyết ............................................................................................ 29
2.3. Các khái niệm......................................................................................................... 35
2.3.1. Khái niệm về khuyết tật.................................................................................. 35
2.3.2. Các khái niệm về Giới .................................................................................... 36
2.3.3. Khái niệm về hôn nhân gia đình ..................................................................... 40
CHƯƠNG 3: TỒNG QUAN VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH
TRẠNG HÔN NHÂN CỦA PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ MỸ
THO, TỈNH TIỀN GIANG ....................................................................................... 42
3.1. Tổng quan về tình hình Kinh tế - Xã hội tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang 42
3.2. Tình hình chung về phụ nữ khuyết tật tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang .... 44
3.2.1. Tỷ lệ gia tăng nữ khuyết tật ............................................................................ 44
3.2.2. Trình độ học vấn............................................................................................. 49
vii
3.2.3. Việc làm ......................................................................................................... 51
3.2.4. Đời sống tinh thần........................................................................................... 53
3.3. Tình trạng hôn nhân của người phụ nữ khuyết tật tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang ............................................................................................................................. 54
Tiểu kết.......................................................................................................................... 59
CHƯƠNG 4: NHỮNG KHÓ KHĂN NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI TRONG ĐỜI
SỐNG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH CỦA PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT .......................... 61
4.1. Định hướng hôn nhân của những người phụ nữ chưa kết hôn............................... 61
4.2. Đời sống gia đình của những người phụ nữ khuyết tật đã kết hôn ........................ 65
4.2.1. Quyết định đi đến hôn nhân và lựa chọn nơi cư trú ....................................... 66
4.2.2. Quyết định sinh con và chăm sóc con cái....................................................... 69
4.2.3. Tổ chức phân công lao động và quyết định về kinh tế ................................... 72
4.2.4. Chăm sóc sức khỏe sinh sản ........................................................................... 74
4.3. Đời sống sau hôn nhân tan vỡ của người phụ nữ khuyết tật.................................. 76
4.4. Những khó khăn từ định kiến giới đối với người phụ nữ khuyết tật trong hôn nhân
và gia đình ..................................................................................................................... 79
4.4.1. Sự mặc cảm trong mỗi cá nhân của người phụ nữ khuyết tật......................... 80
4.4.2. Định kiến từ gia đình ...................................................................................... 82
4.4.3. Định kiến từ xã hội ......................................................................................... 84
Tiểu kết.......................................................................................................................... 88
CHƯƠNG 5: NHU CẦU HỖ TRỢ VỀ CHÍNH SÁCH TRONG VẤN ĐỀ HÔN
NHÂN GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT .................................. 90
5.1. Thực trạng về chính sách liên quan đến hôn nhân gia đình của người phụ nữ
khuyết tật....................................................................................................................... 90
5.2. Nhu cầu cần hỗ trợ về chính sách trong vấn đề hôn nhân gia đình của phụ nữ
khuyết tật....................................................................................................................... 97
5.2.1. Chính sách chăm sóc sức khỏe ....................................................................... 97
5.2.2. Chính sách giáo dục...................................................................................... 100
viii
5.2.3. Chính sách việc làm...................................................................................... 101
5.2.4. Chính sách phổ biến kiến thức pháp luật...................................................... 103
5.2.5. Nâng cao nhận thức cho nam giới về vấn đề hôn nhân gia đình .................. 106
Tiểu kết........................................................................................................................ 108
CHƯƠNG 6. NHẬN XÉT – KẾT LUẬN................................................................ 111
6.1. Kết luận và nhìn lại các giả thuyết....................................................................... 111
6.2. Nhận định đúc kết ................................................................................................ 113
6.3. Ý nghĩa thực tiễn và gợi ý nghiên cứu tiếp theo .................................................. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 118
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 126
PHIẾU CÂU HỎI GỢI Ý PHỎNG VẤN SÂU.......................................................... 130
ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA Đạo Luật Khuyết tật người Mỹ
ASXH An sinh xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BTXH Bảo trợ xã hội
CLB Câu lạc bộ
DRD Trung tâm khuyết tật và phát triển
LHPN Liên hiệp phụ nữ
LĐTB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội
NGOs Tổ chức phi chính phủ
NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội
NKT Người khuyết tật
QĐ Quyết định
UBND Ủy ban nhân dân
WB Ngân hàng thế giới
x
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1. Danh sách các trường hợp phỏng vấn sâu ................................................. 126
Phụ lục 2. Bản gợi ý câu hỏi phỏng vấn sâu . ............................................................. 130
Phụ lục 3. Danh sách chi tiết các chính sách liên quan đến người khuyết tật. ........... 134
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cấu trúc của luận văn................................................................................... 14
Hình 4.1. Quyền của người phụ nữ khuyết tật dựa trên báo cáo của Chính phủ và tổ
chức phi Chính phủ. ...................................................................................................... 66
Hình 4.2. Môi trường định kiến đối với người phụ nữ khuyết tật. ............................... 79
Hình 5.1. Mẫu giấy xác nhận khuyết tật được sử dụng hiện nay.................................. 92
xi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số lượng người cung cấp thông tin phỏng vấn sâu ..................................... 11
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Số lượng người phụ nữ khuyết tật tại TP Mỹ Tho từ năm 2008 đến năm
2019............................................................................................................................... 45
Biểu đồ 3.2. Tình trạng học vấn của phụ nữ khuyết tật tại TP Mỹ Tho ...................... 50
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tình trạng hôn nhân của phụ nữ khuyết tật tại TP Mỹ Tho ............ 55
Biểu đồ 3.4. Tình trạng hôn nhân của người phụ nữ khuyết tật tại các xã/phường
nghiên cứu ..................................................................................................................... 56
Biểu đồ 3.5. Tình trạng hôn nhân giữa nam và nữ khuyết tật tại các xã/phường nghiên
cứu................................................................................................................................. 57
Biểu đồ 3.6. Tình trạng hôn nhân của người phụ nữ khuyết tật theo các nhóm tuổi tại
thành phố Mỹ Tho......................................................................................................... 58
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nam và nữ khuyết tật chưa kết hôn ................................................ 62
xii
BẢN ĐỒ
Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Tiền Giang
Bản đồ địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho
xiii
1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
“We know much more about the public dimension of disability than about its
private dimension”. Tạm dịch: Chúng ta biết nhiều về những gì bên ngoài của người
khuyết tật hơn là những gì riêng tư đang diễn ra bên trong họ.
(Tobin Siebers, Disability Theory 2008 )
1.1. Cơ sở hình thành luận văn
Theo báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy tỷ lệ người
từ 5 tuổi trở lên bị khuyết tật ở Việt Nam là 3,7% và tỷ lệ khuyết tật của nữ giới cao
hơn nam giới (Tổng cục thống kê, 2019, tr.70). Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế
giới, tại Việt Nam người khuyết tật là một trong những nhóm người chịu nhiều thiệt
thòi bởi sức khỏe kém hơn và ít có điều kiện tham gia vào các hoạt động bên ngoài xã
hội. Người khuyết tật là vấn đề được cả nước quan tâm trong tiến trình vận động, phát
triển và hội nhập của quốc gia. Để góp phần giảm nhẹ những mất mát, thiệt thòi mà
người khuyết tật gánh chịu, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách
dành riêng cho công tác chăm lo, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp người khuyết tật vươn lên,
vượt qua số phận và khẳng định bản thân mình trong xã hội.
Tình yêu và hôn nhân tự nguyện là quyền cơ bản của tất cả mọi người, người
khuyết tật cũng bao gồm cả quyền ấy. Tuy nhiên người khuyết tật luôn gặp nhiều khó
khăn trong cuộc sống hôn nhân và người khuyết tật là nữ giới lại càng gặp nhiều khó
khăn hơn bởi họ phải đối mặt với những rào cản mang tính định kiến, những cái nhìn
chưa mang tính công bằng từ xã hội. Đặc biệt, phụ nữ khuyết tật thường gặp nhiều rủi
ro, dễ bị lạm dụng tình dục hơn so với những phụ nữ bình thường, các quyền về sức
khoẻ sinh sản của họ ít được quan tâm và đảm bảo,… Những khó khăn này cản trở
người khuyết tật nhất là phụ nữ khuyết tật trong cuộc sống hôn nhân gia đình và hoà
nhập với cộng đồng.