Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phủ chính quy và một số định lý khả mêtric.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ HỒNG HOA
PHỦ CHÍNH QUY VÀ MỘT SỐ
ĐỊNH LÝ KHẢ MÊTRIC
Chuyên ngành: Phương pháp Toán sơ cấp
Mã số: 60.46.40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
[Đà Nẵng – Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lương Quốc Tuyển
Phản biện 1: TS. Lê Hoàng Trí
Phản biện 2: TS. Nguyễn Đắc Liêm
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Khoa học, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
10 tháng 01 năm 2015.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Mêtric hóa không gian tôpô là một trong những bài toán trọng
tâm của tôpô đại cương. Năm 1960, A. V. Arhangel’skii đã giới
thiệu khái niệm phủ chính quy và chứng minh rằng một không
gian với cơ sở chính quy là khả mêtric. Sau đó, năm 1976, H.
W. Martin đã chứng minh rằng không gian với cơ sở yếu chính
quy là khả mêtric, đây là một kết quả mở rộng thực sự kết quả
của A. V. Arhangel’skii. Đến năm 1987, J. Jiang đã suy rộng
khái niệm phủ chính quy và thu được một số kết quả về tính
mêtric hóa của không gian tôpô. Sau đó, S. Lin đã chứng minh
rằng T2-không gian với cơ sở cs-chính quy là khả mêtric và nhận
lại một số kết quả của các tác giả khác đưa ra trước đó. Ngoài
ra, tác giả còn đặt ra bài toán : “Không gian thỏa mãn tiên đề
đếm được thứ nhất và chính quy với k-mạng cs-chính quy có
là không gian khả mêtric hay không?” Bài toán này đã thu hút
nhiều nhà toán học trên thế giới quan tâm. Mãi đến năm 1998,
M. Sakai, K. Tomano và Y. Yajima đã đưa ra câu trả lời riêng
cho bài toán này trong trường hợp không gian là chính quy. Gần
đây, S. Lin đã thu được câu trả lời khẳng định cho bài toán này
và chứng minh rằng không gian với dãy cs∗
-mạng cs-chính quy
là khả mêtric cũng như cho rằng bài toán này cũng đúng trên
lớp không gian dãy.
2
Để hiểu rõ những vấn đề trên, cũng như dưới sự định hướng
của thầy giáo Lương Quốc Tuyển, chúng tôi đã quyết định chọn
nghiên cứu đề tài: “Phủ chính quy và một số định lí khả mêtric”.
Tôi hi vọng tạo được một tài liệu tham khảo tốt cho những người
quan tâm đến tính mêtric hóa của không gian tôpô.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu và làm rõ các vấn đề sau.
(1) Hệ thống lại một số kiến thức về tôpô đại cương, một số
kiến thức về không gian mêtric suy rộng.
(2) Tìm hiểu phủ chính quy và chứng minh một số định lí
khả mêtric.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
(1) Đối tượng nghiên cứu: Phủ chính quy và một số định lí
khả mêtric.
(2) Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tính khả mêtric của
không gian tôpô với các mạng cs-chính quy.
4 Phương pháp nghiên cứu
(1) Tham khảo tài liệu và hệ thống hóa các kiến thức.
(2) Thu thập các bài báo khoa học của các tác giả nghiên
cứu liên quan đến “Phủ chính quy và một số định lí khả
mêtric”.
(3) Thể hiện tường minh các kết quả nghiên cứu trong đề tài.
(4) Phân tích, đánh giá, tổng hợp và trao đổi với thầy hướng
dẫn các kết quả đang nghiên cứu để hoàn chỉnh luận văn.
3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài có ý nghĩa về mặt lý thuyết, có thể sử dụng như tài
liệu tham khảo dành cho những ai đang quan tâm nghiên cứu
về tính khả mêtric hóa của không gian tôpô, mối quan hệ giữa
các mạng suy rộng của cơ sở trong không gian mêtric suy rộng.
6 Cấu trúc luận văn
Nội dung luận văn được trình bày trong 2 chương. Ngoài ra,
luận văn còn có Lời cảm ơn, Mục lục, phần Mở đầu, phần Kết
luận, Tài liệu tham khảo.
Chương 1. Cơ sở lý thuyết. Trong chương này, chúng
tôi trình bày một số khái niệm và tính chất của không gian
mêtric và không gian tôpô nhằm để phục vụ cho việc chứng
minh Chương 2 của Luận văn.
Chương 2. Phủ chính quy và một số định lí khả mêtric.
Chương này dành cho việc trình bày các khái niệm và tính chất
cơ bản của cơ sở yếu, sn-mạng, cs-mạng, cs∗
-mạng và mối quan
hệ giữa chúng. Ngoài ra, chúng tôi chứng minh chi tiết một số
kết quả về mối quan hệ giữa phủ chính quy và không gian tôpô
khả mêtric.
Mặc dù đã rất cố gắng song luận văn không thể tránh
những hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để luận văn được
hoàn chỉnh hơn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này, chúng tôi trình bày một số khái niệm và
tính chất của không gian mêtric và không gian tôpô nhằm để
phục vụ cho việc chứng minh Chương 2 của Luận văn.
1.1 KHÔNG GIAN MÊTRIC
1.1.1 Định nghĩa. Cho X là một tập hợp khác rỗng và d :
X × X → R là một hàm số thỏa mãn các điều kiện sau.
(a) d(x, y) ≥ 0 với mọi x, y ∈ X;
d(x, y) = 0 khi và chỉ khi x = y.
(b) d(x, y) = d(y, x) với mọi x, y ∈ X.
(c) d(x, z) ≤ d(x, y) + d(y, z) với mọi x, y, z ∈ X.
Khi đó,
(1) d được gọi là một mêtric trên X.
(2) Cặp (X, d) được gọi là một không gian mêtric.
(3) Mỗi phẫn tử của X được gọi là một điểm của nó.
(4) d(x, y) được gọi là khoảng cách giữa hai điểm x và y.
1.1.2 Định nghĩa. Cho (X, d) là một không gian mêtric và
{xn} ⊂ X. Ta nói rằng dãy {xn} hội tụ đến x0 trong X nếu
limn→∞
d(xn, x0) = 0.
5
Khi đó, ta viết limn→∞
xn = x0 hoặc xn → x0 và x0 được gọi là
điểm giới hạn của dãy {xn}.
1.1.3 Định lí. Điểm giới hạn của một dãy hội tụ trong không
gian mêtric là duy nhất.
1.1.4 Định lí. Trong không gian mêtric (X, d), nếu limn→∞
xn = a
và limn→∞
yn = b, thì limn→∞
d(xn, yn) = d(a, b).
1.1.5 Định nghĩa. Cho (X, d) là một không gian mêtric, x0 ∈ X
và r > 0 . Khi đó,
(1) Tập hợp
S(x0, r) = {x ∈ X : d(x, x0) < r}
được gọi là hình cầu mở tâm x0, bán kính r.
(2) Tập hợp
S[x0, r] = {x ∈ X : d(x, x0) ≤ r}
được gọi là hình cầu đóng tâm x0, bán kính r.
1.1.6 Định nghĩa. Giả sử A là tập con của không gian mêtric
(X, d). Điểm x0 của X được gọi là điểm trong của tập hợp A
nếu tồn tại r > 0 sao cho S(x0, r) ⊂ A.
Hiển nhiên rằng, nếu x0 là một điểm trong của A, thì x0 ∈ A.
1.1.7 Định nghĩa. Tập con G trong không gian mêtric X được
gọi là tập hợp mở nếu mỗi điểm của G đều là một điểm trong
của nó.
6
1.1.8 Định lí. Đối với không gian mêtric X, các khẳng định
sau là đúng.
(1) ∅ và X là các tập hợp mở.
(2) Hợp tùy ý các tập hợp mở là tập hợp mở.
(3) Giao hữu hạn các tập hợp mở là tập hợp mở.
1.1.9 Định nghĩa. Tập hợp con A của không gian mêtric X
được gọi là tập hợp đóng nếu phần bù X \ A của nó là tập
hợp mở.
1.1.10 Định lí. Đối với không gian mêtric X, các khẳng định
sau là đúng.
(1) ∅ và X là các tập hợp đóng.
(2) Giao tùy ý các tập hợp đóng là tập hợp đóng.
(3) Hợp hữu hạn các tập hợp đóng là tập hợp đóng.
1.1.11 Định lí. Tập hợp con F của không gian mêtric X là tập
hợp đóng khi và chỉ khi với mọi dãy bất kì {xn} ⊂ F, mà limn→∞
xn
= x0 ∈ X ta đều có x0 ∈ F.
1.2 KHÔNG GIAN TÔPÔ
1.2.1 Định nghĩa. Cho X là một tập hợp và τ là họ gồm các
tập con nào đó của X thỏa mãn các điều kiện sau.
(a) ∅, X ∈ τ .
(b) Nếu U, V ∈ τ , thì U ∩ V ∈ τ .