Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phòng và chữa bệnh lây truyền Quai bị pot
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
82.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1409

Phòng và chữa bệnh lây truyền Quai bị pot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ

BỆNH QUAI BỊ

Bệnh quai bị đã được Hippocrates mô tả vào thế kỷ thứ V trước công nguyên. Quai

bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước

bọt mang tai. Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người.

Bệnh thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5,

trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ, trại lính.

Lứa tuổi và giới dễ bị bệnh quai bị

Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Tuy

nhiên ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu

mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa

tuổi 10-19. Quai bị gây miễn dịch bền vững dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít

khi bị quai bị lần 2.

Sự lây truyền bệnh quai bị

Quai bị lây theo đường hô hấp qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt

hơi. Thời gian lây là tư? 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2

tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý. Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn

chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3

tuần.

Biểu hiện của bệnh quai bị

Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó

chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng

to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có

thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc,

tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới

hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức. Bệnh

nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và

không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi trùng. Lỗ

ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân có cảm giác

khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian

biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.

Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng

bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không

nhận biết.

Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có

các biến chứng sau:

1. Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn:

Có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì. Biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm

tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời.

Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng. Tình trạng viêm và

sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 1/2 trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn

đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!