Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phong tục, tín ngưỡng của người Cơ Lao đỏ Hoàng Su Phì qua truyền thuyết và truyện cổ tích thần kỳ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trịnh Thị Hoài Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 121 - 126
121
PHONG TỤC, TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI CƠ LAO ĐỎ HOÀNG SU PHÌ
QUA TRUYỀN THUYẾT VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ
Trịnh Thị Hoài Giang*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài báo tìm hiểu những phong tục, tín ngưỡng liên quan đến đời sống hàng ngày và trong di sản
văn hoá tinh thần của đồng bào. Thông qua các tư liệu điền dã được khai thác từ nhiều nguồn khác
nhau, qua đó thấy được người Cơ Lao Đỏ đã bảo lưu được nhiều phong tục, tín ngưỡng truyền
thống của mình, nhằm khắc sâu cho thế hệ sau những giá trị tốt đẹp trong đời sống tinh thần của
cha ông.
Từ khóa: Phong tục, tín ngưỡng của người Cơ Lao Đỏ; Người Cơ Lao Đỏ; Hoàng Su Phì Hà
Giang; Truyền thuyết; Truyện cổ tích thần kỳ
Hà Giang là một tỉnh biên giới phía Bắc của
Tổ quốc Việt Nam, nơi có người Cơ Lao sinh
sống. Hoà chung bản sắc văn hoá phong phú,
đa dạng của cộng đồng 22 dân tộc anh em, Cơ
Lao là một trong những dân tộc có nét đậm đà
bản sắc riêng. Từ trước đến nay, đã có một số
công trình hoặc bài viết nghiên cứu về người
Cơ Lao nói chung và người Cơ Lao Đỏ nói
riêng, cho ta biết đôi nét về nguồn gốc, cư trú,
phong tục, văn hoá truyền thống và khái quát
về một số loại hình văn học dân gian của người
Cơ Lao.[1,2,6] Nhưng chưa có công trình nào
đi sâu tìm hiểu những vấn đề cụ thể về thể loại
truyện kể của người Cơ Lao Đỏ. Việc nghiên
cứu, tìm hiểu văn học dân gian- truyện kể của
người Cơ Lao Đỏ ở Hà Giang sẽ giúp chúng ta
hiểu rõ hơn những giá trị tốt đẹp trong đời
sống văn hoá tinh thần của họ. Phong tục, tín
ngưỡng dân gian của người Cơ Lao Đỏ thường
gắn với sinh hoạt hàng ngày và trong di sản
văn hoá tinh thần của đồng bào. Chính vì vậy,
trong bài viết này chúng tôi đặc biệt quan tâm
đến phong tục, tín ngưỡng dân gian của người
Cơ Lao Đỏ Hoàng Su Phì qua truyền thuyết và
truyện cổ tích thần kỳ.
*
Hầu hết các nhà nghiên cứu văn học dân gian
đều thừa nhận truyền thuyết có chức năng và
đặc trưng: phản ánh, nhận thức và lý giải lịch
sử, chủ yếu hướng vào các hiện tượng trong
thế giới tự nhiên, vào các sự kiện lịch sử có ý
nghĩa trọng đại và những nhân vật nổi lên
trong những sự kiện, những biến cố ấy. Theo
*
Tel: 0945 960 159; Email: [email protected]
sự phân chia của tác giả Kiều Thu Hoạch,
truyền thuyết có thể chia thành 3 tiểu loại:
truyền thuyết nhân vật, truyền thuyết phong
vật và truyền thuyết địa danh. Cũng theo Kiều
Thu Hoạch thì truyền thuyết là những truyện
truyền miệng “ kể lại truyện tích các nhân vật
lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong
vật địa phương theo quan điểm của nhân dân,
biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa
trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng
yếu tố kỳ ảo, thần kỳ như cổ tích và thần
thoại”[5 ,tr.175].
Theo truyền thuyết của người Cơ Lao Đỏ,
Hoàng Vần Thùng là người có công khai
thiên lập địa và cũng là người giúp nhân dân
trong vùng mở mang khai khẩn đất đai trồng
trọt, chăn nuôi. Vì vậy, ông được coi như vị
Thành Hoàng của các tộc họ người Cơ Lao
Đỏ. Để tưởng nhớ công ơn của ông, vào đầu
tháng 7 âm lịch hàng năm, các tộc họ người
Cơ Lao Đỏ tổ chức cúng tế tại miếu thờ trên
đỉnh núi cao nhất của dải Tây Côn Lĩnh thuộc
thôn Tả Chải xã Túng Sán. Theo phong tục
trước khi cúng tế khoảng 10 ngày, già làng hoặc
trưởng bản đi thông báo cho các trưởng họ về
thời gian tổ chức cúng tế để các trưởng họ thông
báo cho các gia đình chuẩn bị lễ vật. Đây là một
quy định bất thành văn nhưng khi tham gia
cúng tế mỗi gia đình trong làng đều góp từ 1
đến 2 kg gà hoặc thịt lợn, gạo, rượu,… Đến giờ
cúng, thầy cúng lấy tất cả các con vật làm đồ
tế lễ để cúng sống, trong số lễ vật được hiến
tế, thầy cúng chọn lấy một con lợn khoảng 30
kg đem mổ sống, không cắt tiết cạo lông để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn