Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phong tục cưới hỏi của người Sán Dìu ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên và những vấn đề đặt ra hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Dương Thùy Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 175 - 179
175
PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI SÁN DÌU
Ở HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
Dương Thùy Linh*
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Cưới xin là việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi người. Phong tục cưới xin truyền thống của người
Sán Dìu ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên chứa đựng những giá trị nhân văn, văn hóa tốt đẹp
của tộc người. Những giá trị truyền thống ấy biến đổi theo thời gian, không gian. Qua sự biến đổi
ấy, nó đã tự “gạn đục khơi trong” để phù hợp với thời đại con người đang sống và khẳng định sức
sống trường tồn. Tuy nhiên, có những thay đổi theo trào lưu, đang trượt dài theo quan niệm mới
của con người làm xói mòn các giá trị truyền thống. Nguy cơ mất dần những giá trị văn hóa truyền
thống đang là vấn đề đặt ra đối với phong tục cưới xin của người Sán Dìu ở huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên hiện nay.
Từ khóa: Sán Dìu, cưới xin, phong tục, nghi lễ, văn hóa dân tộc.
Phú Bình là huyện có các dân tộc Kinh, Tày,
Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Hmông và
người dân tộc Hoa sinh sống. Dân số của
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên theo điều
tra dân số 01/04/2009 là 134.150 người, trong
đó người Sán Dìu là 3.115 người, chiếm 2,3%
dân số toàn huyện. Quá trình định cư và phát
triển của người Sán Dìu ở Phú Bình đã hình
thành cho tộc người những đặc trưng văn hóa
riêng. Đồng thời, chính sự cộng cư, xen kẽ và
tiếp thu văn hóa các dân tộc khác càng góp
phần khẳng định giá trị văn hóa của tộc
người, tạo nên một bản sắc văn hóa tộc người
Sán Dìu khu biệt. Theo phong tục của người
Sán Dìu ở Thái Nguyên, đám cưới truyền thống
của họ trải qua những nghi lễ chính sau:*
Lễ xin lá số (loổng nén sang): Hôn nhân
truyền thống của người Sán Dìu do cha mẹ
quyết định và phụ thuộc nhiều vào số mệnh
của đôi trai gái. Các đôi thanh niên nam nữ
muốn nên vợ nên chồng đều phải so tuổi vì họ
tin rằng hợp tuổi nhau thì sẽ hoà thuận, ăn nên
làm ra, nếu không hợp tuổi thì sẽ gặp phải
nhiều đau khổ, bất hạnh. Việc xin lá số do
ông mối (moi nhin) đảm nhận - người này
phải là người tháo vát, kinh tế khá giả, được
mọi người trong làng bản kính trọng. Đặc
biệt, phải là người thông hiểu về phong tục
*
Tel: 0979 919609, Email: [email protected]
tập quán của dân tộc và có tài ứng đối. Ông
mối không chỉ chịu trách nhiệm tiến hành các
nghi lễ trong cưới xin còn chịu trách nhiệm
với đôi vợ chồng trẻ và con cháu của họ trong
suốt cuộc đời, coi như con cái trong gia đình.
Đôi vợ chồng trẻ vì thế cũng phải sống có lễ,
chết để tang đối với ông bà mối như cha mẹ
mình“sống Tết, chết giỗ”. Việc xin lá số của
người Sán Dìu có nét độc đáo ở chỗ: Nếu nhà
gái có hai người con gái đến tuổi lấy chồng
thì ông mối sẽ xin lá số của cả hai người về so
ai hợp với tuổi của chú rể thì hỏi người đó.
Nếu cả hai cùng hợp tuổi, nhà trai sẽ tìm hiểu
tính nết, cách ăn ở của cô gái để chọn một
người. Điều này thể hiện rất rõ vai trò của
bố mẹ trong việc quyết định hôn nhân của
con cái.
Sau khi có lá số, nhà trai nhờ thầy cúng thông
thạo tử vi để so tuổi, xem số mệnh của đôi trai
gái có hợp nhau không, phép xem tuổi căn cứ
vào ngày tháng năm sinh của đôi nam nữ.
Trong đó ngày tháng năm sinh đều được quy
về mệnh thuộc ngũ hành để xem xét sự tương
sinh, tương khắc của hai lá số. Nếu so tuổi
thấy hợp, ông mối sẽ báo cho nhà gái biết
việc xem lá số đã thành công bằng một lễ nhỏ
gồm nải chuối, 10 lá trầu, 10 quả cau. Sau
mười ngày nếu nhà gái không đồng ý sẽ đem
lễ vật đến trả nhà trai, nếu đồng ý sẽ tiến hành
lễ ăn hỏi.