Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phóng sự binh nguyên dưới góc nhìn phong cách học.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
-------------
TRẦN THỤY ANH
PHÓNG SỰ BINH NGUYÊN
DƯỚI GÓC NHÌN PHONG CÁCH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đà Nẵng, tháng 5/2015
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
-------------
PHÓNG SỰ BINH NGUYÊN
DƯỚI GÓC NHÌN PHONG CÁCH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GVC.TS Bùi Trọng Ngoãn
Sinh viên thực hiện:
Trần Thụy Anh
(Khóa 2011 – 2015)
Đà Nẵng, tháng 5/2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. BÙI TRỌNG NGOÃN
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin
chịu trách nhiệm về nội dung khoa học trong công trình này.
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 04 năm 2015
Tác giả luận văn
Trần Thuỵ Anh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo, cán
bộ khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức lý luận và thực tiễn quý báu, giúp đỡ tôi
rất nhiều trong quá trình học tập.
Xin gửi lời cảm ơn đến thư viện trường Đại học Sư Phạm, Đại học
Đà Nẵng đã nhiệt tình cung cấp tài liệu, tạo điều kiện để chúng tôi hoàn
thành khoá luận.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. BÙI
TRỌNG NGOÃN, người thầy, người cha đã tận tình hướng dẫn, động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khoá luận này.
Cuối cùng, tôi xin dành tình cảm yêu thương và biết ơn đến gia đình,
người thân và bạn bè đã quan tâm, ủng hộ tôi trong những năm tháng học
tập và hoàn thành khoá luận.
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 04 năm 2015
Tác giả khoá luận
Trần Thuỵ Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
6. Cấu trúc đề tài .....................................................................................................5
Chương Một. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI ..................6
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài...................................................................................6
1.1.1. Phong cách ngôn ngữ báo chí ........................................................................6
1.1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................6
1.1.1.2. Các thể loại báo chí.....................................................................................7
1.1.1.3. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí..................................................................9
1.1.1.4. Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí theo quan niệm Phong cách học ..............10
1.1.1.5. Phương pháp phân tích Phong cách học ....................................................12
1.2. Thể loại phóng sự..........................................................................................14
1.2.1. Quan niệm phóng sự của báo chí học...........................................................15
1.2.2. Quan niệm phóng sự của lí luận văn học......................................................16
1.3. Binh Nguyên và phóng sự ”Người đi tìm bóng” .............................................18
1.3.1. Binh Nguyên – Con người và sự nghiệp.......................................................18
1.3.2.Tuyển tập phóng sự “Người đi tìm bóng” .....................................................19
Chương Hai. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BINH
NGUYÊN .............................................................................................................21
2.1. Bình diện ngữ âm..........................................................................................21
2.1.1. Nhận xét chung về đặc điểm ngữ âm trong phóng sự Binh Nguyên .............21
2.1.2. Phương tiện tu từ ngữ âm trong Người đi tìm bóng......................................22
2.2. Bình diện từ vựng – ngữ nghĩa.....................................................................23
2.2.1. Nhận xét chung về các lớp từ vựng ..............................................................23
2.2.2. Các phương tiện tu từ từ vựng trong Người đi tìm bóng...............................24
2.2.2.1. Từ cũ ........................................................................................................25
2.2.2.2. Từ vay mượn ............................................................................................26
2.2.2.3. Từ hội thoại ..............................................................................................27
2.2.2.4. Từ lóng .....................................................................................................28
2.2.2.5. Từ nghề nghiệp.........................................................................................28
2.2.2.6. Từ Hán - Việt............................................................................................30
2.2.2.7. Từ láy .......................................................................................................30
2.2.2.8. Thuật ngữ .................................................................................................34
2.3. Bình diện tu từ cú pháp................................................................................34
2.3.1. Nhận xét chung về các kiểu câu trong “Người đi tìm bóng”.........................34
2.3.2. Các phương tiện tu từ cú pháp trong “Người đi tìm bóng” ...........................37
2.3.2.1. Câu thu gọn cấu trúc .................................................................................38
2.3.2.2. Kiểu câu mở rộng cấu trúc ........................................................................39
2.3.2.3. Câu hỏi tu từ .............................................................................................44
2.3.2.4. Im lặng .....................................................................................................47
2.4. Bình diện diễn đạt.........................................................................................49
2.4.1. Nhận xét chung về lối viết hình ảnh trong câu văn của Binh Nguyên...........49
2.4.2. Hàm ngôn trong câu văn của Binh Nguyên ..................................................51
Chương Ba. HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN
NGỮ TRONG CÁC PHÓNG SỰ BINH NGUYÊN...........................................54
3.1. Vai trò của các phương tiện ngôn ngữ đối với việc thể hiện nội dung và chủ
đề của các bài phóng sự.......................................................................................54
3.1.1. Sử dụng từ ngữ phù hợp với nội dung, đề tài................................................54
3.1.2. Góp phần nổi bật chủ đề chính của loạt bài phóng sự...................................55
3.2. Vai trò của các phương tiện ngôn ngữ đối với việc khắc hoạ nhân vật và cá
biệt hoá sự kiện....................................................................................................57
3.2.1. Chọn viết về những vấn đề thân phận con người..........................................57
3.2.2. Khai thác những góc tối của các địa chỉ nổi tiếng ........................................61
3.3. Vai trò của các phương tiện ngôn ngữ đối với phong cách nghệ thuật Binh
Nguyên .................................................................................................................63
3.3.1. Đề tài có ý nghĩa sử dụng lâu bền, nội dung có giá trị lâu dài.......................64
3.3.2. Phóng sự mang tính triết lí nhân sinh, nhân đạo cao cả ................................65
3.3.3. Phóng sự Binh Nguyên thường được chuẩn bị rất kĩ về đề tài, địa điểm, hành
trình.......................................................................................................................66
3.4. Vượt qua phóng sự báo chí đơn thuần, vươn lên phóng sự văn học ..........68
KẾT LUẬN..........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................72
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Binh Nguyên là một nhà báo xông xáo, một cây bút phóng sự nổi tiếng, có
hơn 20 năm “kể chuyện đường xa’. Binh Nguyên đã chọn con đường làm báo và
gắn bó với thể loại phóng sự, ký sự bằng tất cả cái tâm và sự đam mê của mình. Thể
loại phóng sự – ký sự được xem là khó bởi làm thế nào đề tài không chỉ từ những
chuyến đi mà đôi khi từ những câu chuyện nhỏ nhặt, đôi khi được cho là vụn vặt
trong đời sống hàng ngày có thể lôi cuốn người đọc và khơi dậy trong họ những suy
ngẫm hoàn toàn phụ thuộc vào cách tiếp cận của người làm báo. Với ông, bất kể
chuyện gì cũng có thể trở thành đề tài để khai thác. Mỗi người có cảm nhận và tầm
quan sát riêng về mọi thứ. Người viết phóng sự, ký sự phải là người chọn cho mình
một góc đứng phù hợp, nhìn tất cả mọi thứ qua một lăng kính riêng. Đó là lăng kính
của Binh Nguyên.
Hiện nay, phóng sự là thể loại văn học – báo chí có tính xung kích, đem lại
một cái nhìn hiện thực, khách quan và thực tế khi góp phần phơi bày những bức
tranh và vấn đề của xã hội. Là sản phẩm sáng tạo hướng tới đông đảo công chúng
bạn đọc nên hình thức tác phẩm phóng sự vừa phải dung dị, phổ thông, vừa đòi hỏi
sự độc đáo, hấp dẫn. Điều này trước hết thể hiện trong việc tổ chức các thành phần
ngôn ngữ của phóng sự. Ngôn ngữ phóng sự bao giờ cũng cần nghiên cứu sâu. Tuy
nhiên là một thể loại “lằn ranh” giữa văn học và báo chí, ngôn ngữ phóng sự không
thể không tuân thủ những chế định mang tính giao thoa, cộng hưởng giữa chất
thông tấn báo chí và chất nghệ thuật thẩm mĩ.
Lật lại lịch sử, kể từ khi ra đời với những cột mốc quan trọng, hoạt động của
báo chí Việt Nam hiện nay là một vấn đề có ý nghĩa xã hội hết sức lớn lao, có vai
trò quan trọng trong phát triển xã hội. Nó vừa là kết quả của sự phát triển, vừa là
động lực và đồng thời cũng chính là thước đo của trình độ phát triển xã hội. Hoạt
động của báo chí ảnh hưởng rất sâu rộng tới các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn
hóa, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam