Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ trong tiểu thuyết bến không chồng của dương hướng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHẨU NGỮ TRONG TIỂU
THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƯƠNG HƯỚNG
Người hướng dẫn:
Th.S Tạ Thị Toàn
Người thực hiện:
Lương Thị Thơm
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chiến tranh đã kết thúc, đất nước đã hòa bình nhưng vẫn còn đó những
nỗi đau, những mất mát đang hiện hữu. Nó như ngọn lửa đang âm ỉ cháy, như
một vết thương nhức nhối của lương tâm. Nhà văn Dương Hướng, với cảm
quan hiện thực nhạy bén và tinh thần công dân đầy trách nhiệm đã không thể
làm ngơ trước hiện thực đó, ông đã mạnh dạn nhìn sâu vào bi kịch của cả một
lớp người. Với những toan tính lầm lạc, những ảo vọng cùng những khao khát
đầy nhân bản… tất cả cuộn lên trên từng trang văn của ông. Đến với nghiệp
văn khá muộn, khiêm tốn về số lượng tác phẩm - chỉ với ba cuốn tiểu thuyết,
hai tập truyện ngắn, nhưng Dương Hướng đã được đôc giả và giới phê bình ̣
ghi nhận ông như một gương mặt sáng giá của cao trào đổi mới văn học.
Tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng ra đời cùng với Thân
phận tình yêu của Bảo Ninh, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc
Trường là một trong ba tác phẩm tiêu biểu của văn học thời kì đổi mới. Tác
phẩm viết về đề tài nông thôn miền Bắc hậu chiến tranh và nổi bật lên trong
đó chính là Phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ đã tạo cho trang văn mang không
khí đời thường rõ rệt, bóc tách thành công những mảng miếng hiện thực xã
hội miền Bắc sau cuộc chiến.
Nhà văn Dương Hướng đã biết vận dụng sự linh hoạt của Phong cách
ngôn ngữ khẩu ngữ vào trong sáng tác của mình, góp phần làm nổi bật sự đa
dạng, phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt. Đây cũng là một yếu tố khiến cho
tác phẩm của Dương Hướng tạo được dấu ấn riêng độc đáo so với những tác
phẩm trước đó cũng như đương thời, khẳng định phong cách viết của riêng
mình điều không phải nhà văn nào cũng biết vận dụng khai thác.
Nghiên cứu “Phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ trong tiểu thuyết Bến
không chồng của Dương Hướng” cũng là một thao tác thực nghiệm lại những
kiến thức lí thuyết trong quá trình học. Điều này rất cần thiết và hữu ích để
phục vụ công việc sau khi ra trường.
3
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phong cách ngôn ngữ khẩu
ngữ trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dương Hướng là gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện
đại. Với sự xuất hiện của tiểu thuyết Bến không chồng, Dương Hướng đã “ghi
được dấu mốc son cho văn học thời kì đổi mới”. Vì vậy theo thời gian đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tiểu thuyết của
Dương Hướng, đặc biệt trên những trang web báo, tạp chí như:
Duonghuongqn.vnwebbogs.com, Blog Văn học nghệ thuật, Tạp chí Văn học,
Văn nghệ quân đội, Tuổi trẻ,...
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tìm thấy một số công trình và bài
viết liên quan đến các phương diện trong tiểu thuyết Bến không chồng của
Dương Hướng, tiêu biểu như:
Trong bài viết “Tản mạn về Dương Hướng với Bến không chồng và
Dưới chín tầng trời”, tác giả Nguyễn Duy Liễm đã đánh giá và khẳng định
những thành công của hai cuốn tiểu thuyết cả về phương diện nội dung tư
tưởng và hình thức nghệ thuật. Theo tác giả, Dương Hướng đã rất tinh tế, sắc
sảo khi quan sát và tái hiện mảnh đất và con người quê hương trong Bến
không chồng. [17]
Ở tạp chí Hội nhà văn (2009), tác giả Phong Lê với bài viết “Dương
Hướng từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời” đã khẳng định: “Bến
không chồng – như chính nghĩa ẩn và nghĩa đen của nó, với nhân vật trung
tâm là phụ nữ trong bối cảnh đất nước vừa kết thúc cuộc chiến tranh chống
Pháp lại tiếp tục cuộc chiến tranh chống Mỹ,... Bất kể chiến tranh ở đâu, vào
thời điểm nào nó cũng là dữ dằn và khốc liệt, là mất mát, hi sinh, những dấu
ấn thương tích mà nó để lại cho con người kéo dài và lớp chúng sinh chịu
gánh nặng của nó không chỉ là người lính ở chiến trường mà còn là người phụ
nữ ở hậu phương. Soi vào đời sống hậu phương là một vùng nông thôn, có tên
gọi thu gọn là làng Đông của đồng bằng Bắc Bộ, trong thời chiến và cả một
4
thời hậu chiến, qua số phận người phụ nữ, dưới tên truyện Bến không chồng,
Dương Hướng đã đem đến bạn đọc những nhận thức mới và cảm xúc mới
trước một lịch sử quá nghiệt ngã đối với dân tộc”. [18]
Như vậy, bài viết này Phong Lê chỉ dừng lại ở dạng khái quát nội dung
của của tiểu thuyết Bến không chồng chứ chưa đi sâu làm nổi bật vấn đề.
Phong Lê cũng đã nhận xét: “Trong bộ ba được Giải thưởng Hội Nhà
văn năm 1991 này, Bến không chồng không có cái sắc sảo, riết róng
của Mảnh đất lắm người nhiều ma, không có cái chiều sâu thâm trầm đến ám
ảnh của Nỗi buồn chiến tranh,... Nhưng bù lại, để đứng được với thời gian,
Bến không chồng lại có được một vẻ đẹp khác trong khuôn hình cổ điển: mộc
mạc và chân phương trong cốt truyện, trong cách dẫn dắt và ngôn từ - một
ngôn từ không lấp lánh tài hoa, mà giản dị, tự nhiên và với ưu thế đó, Bến
không chồng là tác phẩm khẳng định được ngay vị trí của nó trong lòng độc
giả mà không hề gây tranh cãi.[18]
Như vây, có thể nói dù sơ lược nhưng bài viết này đã khẳng định sự ̣
thành công của nhà văn về phương diện ngôn ngữ của tiểu thuyết Bến không
chồng.
Tác giả Nguyễn Văn Long (2002), với công trình “Văn học Việt Nam
thời đại mới” đã đưa ra nhận định về tác phẩm Bến không chồng: “Sức hấp
dẫn của cuốn tiểu thuyết chính là ở sự chân thực, ở vốn hiểu biết đời sống
nông thôn và một cách nhìn cảm thông, nhân đạo với số phận con người…”
[19] Thông qua cái nhìn khách quan và bao quát của mình, tác giả đã chỉ ra
mặt tiến bộ và làm bật lên giá trị của tác phẩm.
Trần Thị Phương Thảo với bài “Sau Bến không chồng của Dương
Hướng” đã nhìn nhận Bến không chồng trên phương diện đề tài: “Với tiểu
thuyết Bến không chồng, Dương Hướng thuộc số người soi được một cái nhìn
mới vào một đề tài vốn đã rất quen thuộc trong văn học Việt Nam sau năm
1975 là nông thôn và chiến tranh. Nông thôn trong và sau ba mươi năm chiến
tranh qua chân dung người lính và người phụ nữ”. [20]
5
Mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến
sáng tác của Dương Hướng nói chung và tiểu thuyết Bến không chồng nói
riêng, song các công trình nghiên cứu này chưa thực sự đi sâu vào tìm hiểu,
khảo sát phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ một cách cụ thể trong tiểu thuyết Bến
không chồng. Tuy vậy, chính những “đường cày dang dở” đó lại là những gợi
ý, những định hướng, những tư liệu quý giá để chúng tôi tiếp cận vấn đề một
cách hiệu quả trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Phong cách ngôn
ngữ khẩu ngữ trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là
“Phong cách ngôn ngữ khẫu ngữ trong tiểu thuyết Bến không chồng của
Dương Hướng”.
- Phạm vi nghiên cứu: Một trong những đặc trưng cơ bản của Phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật là tính tổng hợp. Ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng kết
hợp nhiều loại Phong cách như Phong cách chính luận, Phong cách hành
chính – công vụ, Phong cách khoa học, Phong cách khẩu ngữ,...mỗi Phong
cách có những đặc trưng riêng biệt do chức năng của ngôn ngữ quy định.
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu một
loại Phong cách, đó là “Phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ” trong tác phẩm:
Dương Hướng (2004), Bến không chồng, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu đề tài “Phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ trong
tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng”, chúng tôi đã chọn phương
pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, miêu tả
- Phương pháp tổng hợp, khái quát
6
5. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm
có ba chương chính:
Chương 1: Những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ khẩu ngữ trong tiểu thuyết Bến không
chồng của Dương Hướng.
Chương 3: Vai trò của Phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ với việc thể hiện
nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng.
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát về Phong cách chức năng tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm về Phong cách chức năng ngôn ngữ
Trong bài giảng Phong cách học tiếng Việt (Dành cho sinh viên cử
nhân Văn học, Báo chí) của Bùi Trọng Ngoãn đã đưa ra khái niệm một cách
ngắn gọn, cụ thể “Phong cách chức năng ngôn ngữ được hiểu là những khuôn
mẫu trong hoạt động lời nói, hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ
có tính chất truyền thống, tính chất chuẩn mực”. [7, tr.5]
Tác giả Cù Đình Tú trong cuốn Phong cách học và đặc đểm tu từ tiếng
Việt đưa ra khái niệm “Phong cách chức năng ngôn ngữ là dạng tồn tại của
ngôn ngữ dân tộc biểu thị quy luật lựa chọn sử dụng các phương tiện biểu
hiện tùy thuộc vào tổng hợp các nhân tố ngoài ngôn ngữ như hoàn cảnh giao
tiếp, đề tài mà mục đích giao tiếp, đối tượng tham dự giao tiếp”. [12, tr.45]
1.1.2. Phân loại các Phong cách chức năng ngôn ngữ tiếng Việt
Việc phân loại Phong cách chức năng ngôn ngữ (PCCNNN) của các
nhà nghiên cứu phong cách học cho đến thời điểm này vẫn chưa có những
tiêu chí thống nhất. Một số nhà nghiên cứu đã dựa vào những nhiệm vụ giao
tiếp để phân loại, một số khác lại lấy phạm vi giao tiếp làm căn cứ để phân
loại.
Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học tiếng Việt căn cứ vào chức
năng hoạt động của lời nói trong tiếng Việt chia thành năm kiểu loại: Phong
cách hành chính, Phong cách khoa học, Phong cách báo chí, Phong cách
chính luận, Phong cách sinh hoạt hằng ngày. [4, tr.33 - 109]
Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt của nhóm tác giả Cù Đình Tú –
Lê Anh Hiền – Nguyễn Thái Hòa – Võ Bình đã thống nhất nếu dựa vào tiêu
chí chức năng xã hội của tiếng Việt có: chức năng giao tiếp (hoạt động trong
đời sống hằng ngày) chúng ta có Phong cách khẩu ngữ. Chức năng thông báo