Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phép so sánh tu từ trong tập thơ “Bầu trời trong quả trứng” của Xuân Quỳnh
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
166.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1674

Phép so sánh tu từ trong tập thơ “Bầu trời trong quả trứng” của Xuân Quỳnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Cao Thúy Ái Bích và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 95(07): 65 - 70

65

PHÉP SO SÁNH TU TỪ TRONG TẬP THƠ “BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG”

CỦA XUÂN QUỲNH

Cao Thúy Ái Bích*

, Trương Thị Liêm

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Xuân Quỳnh là một gương mặt nữ tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng

chiến chống Mỹ cứu nước. Xuân Quỳnh là một cây bút tài hoa, là tác giả có bản sắc thơ khá rõ nét.

Thơ của chị đã đi vào lòng người đọc, khiến nhiều độc giả say mê vì trong thơ chị thể hiện được

nhiều cung bậc tình cảm, sự ngọt bùi và cả sự cay đắng ở đời, là tiếng nói của tình yêu và tình mẫu

tử hồn hậu, dung dị mà yêu thương da diết. Tập thơ Bầu trời trong quả trứng gồm 26 bài thơ

trong đó có 16 bài thơ có sử dụng so sánh tu từ thể hiện ở 35 lượt so sánh với 3 kiểu cấu trúc so

sánh. Phép so sánh là phương tiện biểu cảm đặc biệt thường gặp ở ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh

góp phần tạo nên phong cách riêng của tác giả.

Từ khóa: Thơ Xuân Quỳnh, so sánh tu từ, cấu trúc so sánh

1. Xuân Quỳnh là một gương mặt nữ tiêu biểu

của lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Xuất hiện

và trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến

chống Mỹ cứu nước, Xuân Quỳnh là một cây

bút tài hoa, là tác giả có bản sắc thơ khá rõ

nét. Thơ của chị đã đi vào lòng người đọc,

khiến nhiều độc giả say mê vì trong thơ chị

thể hiện được nhiều cung bậc tình cảm, sự

ngọt bùi và cả sự cay đắng ở đời, là tiếng nói

của tình yêu và tình mẫu tử hồn hậu, dung dị

mà yêu thương da diết.*

Đến với văn học nghệ thuật từ những năm 60

của thế kỷ XX, Xuân Quỳnh đã đóng góp cho

nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá

trị như tập thơ Chồi biếc (in chung với Cẩm

Lai), Hoa dọc chiến hào - 1968, Gió Lào cát

trắng- 1974, Sân ga chiều em đi - 1984, Bầu

trời trong quả trứng – 1982, Hoa cỏ may

(giải thưởng Hội nhà văn năm 1990). Trải qua

những năm tháng sống và viết, yêu thương và

lao động không mệt mỏi, Xuân Quỳnh đã để

lại cho đời một gia tài văn học thật đáng quý

đặc biệt là các tập thơ viết cho thiếu nhi.

Bầu trời trong quả trứng được Nhà xuất bản

Văn học cho ra mắt bạn đọc vào năm 1982.

Tập thơ gồm 26 bài. Trong tập thơ, những câu

thơ được viết ra từ ký ức của một tuổi thơ

đầy bất hạnh nhưng không hề u ám hay buồn

bã mà mang đậm chất trữ tình, trong sáng và

quá đỗi ngọt ngào. Phải chăng Xuân Quỳnh

muốn bù đắp cho các em những gì mình đã bị

*

Tel: 0912 873077

thiếu hụt, đã chờ đợi và khát khao. Xuân

Quỳnh đã từ tuổi thơ của mình mà đến với

tuổi thơ của các em. Nhìn bằng con mắt trẻ

thơ là quan niệm nghệ thuật chị đã tuân theo

và thể hiện qua các trang viết dành riêng cho

thiếu nhi... Tiến sĩ Chu Văn Sơn khi viết về

Xuân Quỳnh đã khẳng định: “Nếu ngôi nhà

là trụ sở của sự sống thì con cái là trái tim của

tổ ấm. Trở thành thi sĩ của tình yêu là một tất

yếu, Xuân Quỳnh cũng tất yếu trở thành nhà

thơ viết cho con trẻ”. Để chinh phục và ở lại

mãi trong trái tim trẻ thơ, Xuân Quỳnh đã

sử dụng phép so sánh để thể hiện những cái

nhìn đầy ngây thơ, hóm hỉnh và hồn nhiên

của các em.

Xuân Quỳnh và thơ của chị là đối tượng

nghiên cứu của giới văn học nghệ thuật. Các

nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã nghiên

cứu thơ Xuân Quỳnh ở nhiều phương diện

như: phong cách nghệ thuật, hình tượng thơ,

vẻ đẹp và phong cách thơ... Trong bài viết

này, chúng tôi muốn tìm hiểu phép so sánh

với mục đích tu từ trong tập thơ Bầu trời

trong quả trứng hy vọng giúp cho bạn đọc hiểu

thêm nghệ thuật thơ và con người của chị.

2. Trong hệ thống các phương tiện nhằm nâng

cao hiệu lực biểu đạt của ngôn ngữ nghệ

thuật, so sánh là phương tiện tu từ được các

nhà thơ, nhà văn sử dụng vói mật độ khá dày.

Nhờ biện pháp nghệ thuật này mà những sự

vật, hiện tượng được nói tới trở nên đơn giản,

cụ thể, rõ ràng. Phép so sánh là phương tiện

biểu cảm đặc biệt thường gặp ở ngôn ngữ thơ

Xuân Quỳnh góp phần tạo nên phong cách

riêng của tác giả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!