Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phép so sánh trong tiểu thuyết của John Steinbeck
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
723.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
784

Phép so sánh trong tiểu thuyết của John Steinbeck

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hoàng Thị Thập Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 9 - 13

9

PHÉP SO SÁNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN STEINBECK

Hoàng Thị Thập*

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Steinbeck là một nhà văn nổi tiếng thế kỷ XX. Ông đƣợc đánh giá thành công nhất ở thể loại tiểu

thuyết. Bài viết này, chúng tôi trình bày việc tìm hiểu một khía cạnh: phép so sánh nhƣ một

phƣơng tiện ngôn ngữ đặc trƣng của Steinbeck trong nghệ thuật tổ chức lời văn – một trong những

phƣơng diện quan trọng nhất của nghệ thuật tự sự. Phép so sánh đóng vai trò quan trọng, giúp lời

văn của Steinbeck có tính tạo hình cao, gợi nên những rung cảm thẩm mĩ mạnh mẽ. Phƣơng tiện

này đƣợc Steinbeck vận dụng hết sức linh hoạt ở mọi phƣơng diện, từ nội dung cho đến cấu trúc.

Nó không chỉ là phƣơng tiện mà còn là nội dung góp phần tạo nên giá trị cho tác phẩm của

Steinbeck.

Từ khóa: Steinbeck, phép so sánh, tiểu thuyết, tự sự, cấu trúc

Sáng tác ở nhiều thể loại, nhƣng nhà văn Mỹ

John Steinbeck (1902 -1968, Nobel năm

1962) đƣợc đánh giá thành công nhất ở thể

loại tiểu thuyết. Với ba tác phẩm viết trong

khoảng 1936 -1939, Steinbeck đã trở thành

“một trong những người làm nên Thời đại

tiểu thuyết Mỹ”[1]. Từ đó đến nay, tiểu thuyết

của ông vẫn không ngừng thu hút sự chú ý

của giới nghiên cứu. Năm 2012, nhà nghiên

cứu Susan Shillinglaw đặt câu hỏi nhƣ phản

đề để khẳng định tính chất động và phức điệu

của tiểu thuyết Steinbeck: “Tại sao chúng ta

vẫn nghiên cứu tiểu thuyết Steinbeck, những

tác phẩm hầu nhƣ chỉ nói về các sự kiện của

một thời?”[2]. Điều này cho thấy sức hấp dẫn

của tiểu thuyết Steinbeck nằm ở khả năng mở

ra vô tận những ý nghĩa để tạo nên các giá trị

thẩm mĩ mới. *

Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đi vào

một khía cạnh: phép so sánh nhƣ một phƣơng

tiện ngôn ngữ đặc trƣng của Steinbeck trong

nghệ thuật tổ chức lời văn – một trong những

phƣơng diện quan trọng của nghệ thuật tự sự.

Từ đó, nhằm làm sáng tỏ sự độc đáo trong

cách cảm nhận, phản ánh hiện thực của nhà

văn, đồng thời chỉ ra những đóng góp về mặt

thể loại của tiểu thuyết Steinbeck.

So sánh là phƣơng thức diễn đạt tu từ khi đem

sự vật này đối chiếu với sự vật khác có những

*

Tel: 0945 333616

nét tƣơng đồng để gợi ra những hình ảnh cụ

thể, gợi mở cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức

của ngƣời đọc. Phƣơng tiện ngôn ngữ này

đƣợc sử dụng phổ biến trong lời văn nghệ

thuật của tác phẩm tự sự. Tuy nhiên, ở mỗi

nhà văn, tùy vào cảm nhận và cách phản ánh

hiện thực của mình, dung lƣợng của phƣơng

tiện này trong tác phẩm của họ khác nhau.

Với 121 lần/269 trang của Trong cuộc đấu

bất phân thắng bại, 48 lần/103 trang của Của

Chuột và Người, 216 lần/567 trang của Chùm

nho phẫn nộ, so sánh chiếm vị trí quan trọng

giúp lời văn của Steinbeck đạt tính tạo hình

cao, gợi nên những rung cảm thẩm mĩ mạnh

mẽ. Biện pháp so sánh đƣợc Steinbeck vận

dụng hết sức linh hoạt ở mọi phƣơng diện, từ

nội dung cho đến cấu trúc của nó.

Sử dụng so sánh, nhà văn nhằm tô đậm và

làm phát triển chiều kích điều mình muốn

diễn tả. Để đạt đƣợc mục đích, ngƣời sử dụng

so sánh phải tìm ra mối quan hệ ngữ nghĩa

giữa cái đƣợc so sánh (A) và cái so sánh (B):

trừu tƣợng - cụ thể, cụ thể - cụ thể, cụ thể -

trừu tƣợng, trừu tƣợng - trừu tƣợng. Steinbeck

không hạn chế trong việc sử dụng các mối

quan hệ ngữ nghĩa, nhƣng đậm nhất vẫn là

cấu trúc so sánh đầy đủ quan hệ giữa cái cụ

thể và cái cụ thể, kiểu: “Ông ta rên rỉ nhƣ một

con chó” (He‟d whine like a dog)[5] hay

“Động cơ thở hổn hển, nhịp nhàng, nhƣ một

con vật khổng lồ, ốm yếu” (The engine

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!