Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
128
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1541

Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ ĐỨC DUY

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC –

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ ĐỨC DUY

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌCCHO SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC –

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Nguyễn Thành Kỉnh

Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập nghiên cứu và triển khai đề tài: “Phát triển văn hóa

Đọc cho sinh viên Trường ĐHKH - ĐHTN”. Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài nghiên

cứu của mình.

Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo – Nguyễn Thành

Kỉnh- người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và

thực hiện luận văn này.

Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn tới lãnh đạo nhà trường, các cán bộ, giáo

viên thuộc các phòng, ban, khoa, tổ bộ môn, các đoàn thể, các em sinh viên trong

Trường ĐHKH - ĐHTN đã giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thể còn những thiếu xót.

Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các độc giả để đề tài nghiên cứu được hoàn

thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2015

Tác giả

Lê Đức Duy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Lê Đức Duy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................i

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii

MỤC LỤC ................................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ...................................................................vi

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...........................................................................3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................3

5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................3

6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4

8. Dự kiến cấu trúc của luận văn ...................................................................................5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH

VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..........................................................................................6

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.......................................................................6

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu phát triển văn hóa Đọc tại nước ngoài.................................6

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu phát triển văn hóa Đọc tại Việt Nam ...................................7

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...................9

1.2.1. Văn hóa ................................................................................................................9

1.2.2. Văn hóa nhà trường ...........................................................................................10

1.2.3. Văn hóa Đọc ......................................................................................................11

1.2.4. Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên ................................................................14

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA ĐỌC ............................................14

1.3.1. Vai trò của văn hóa Đọc ....................................................................................14

1.3.2. Mối quan hệ giữa văn hóa Đọc với văn hóa nhà trường ...................................16

1.3.3. Các yếu tố tạo thành văn hóa Đọc .....................................................................16

1.4. PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ........22

1.4.1. Tầm quan trọng của phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên ...............................22

1.4.2. Cơ sở pháp lý của phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên...................................23

1.4.3. Mục tiêu phát triển văn hóa Đọc........................................................................24

1.4.4. Nội dung phát triển văn hóa Đọc.......................................................................25

1.4.5. Các phương pháp, hình thức phát triển văn hóa Đọc ........................................28

1.4.6. Hiệu trưởng nhà trường và các lực lượng trong phát triển văn hóa Đọc cho sinh

viên...............................................................................................................................31

1.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên.......................32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC– ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN.............................40

2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU...................................................................................40

2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát ............................................................................40

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu ...........................................................................................41

2.1.2.1. Mục đích khảo sát...........................................................................................41

2.1.2.2. Đối tượng khảo sát..........................................................................................41

2.1.2.3. Nội dung khảo sát ...........................................................................................41

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát.....................................................................................41

2.2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ...............................................................42

2.2.1. Nhận thức của sinh viên về văn hóa Đọc ..........................................................42

2.2.2. Thói quen đọc của sinh viên trường Đại học Khoa học ....................................45

2.2.3. Văn hóa ứng xử của sinh viên trong quá trình sử dụng tài liệu đọc ..................58

2.2.4. Những thuận lợi của sinh viên trong đọc sách...................................................59

2.2.5. Những khó khăn của sinh viên trong đọc sách..................................................62

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG

ĐHKH – ĐHTN...........................................................................................................64

2.3.1. Tổ chức hình thành ý thức đọc sách cho sinh viên............................................64

2.3.2. Thực trạng huy động các nguồn lực để hình thành thói quen đọc sách cho sinh

viên trường ĐHKH ......................................................................................................66

2.3.3. Thực trạng phát triển kỹ năng đọc sách cho sinh viên trường ĐHKH..............69

2.3.4. Thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức phát triển văn hóa Đọc cho sinh

viên...............................................................................................................................70

2.3.5. Môi trường đọc sách và phát triển môi trường đọc sách cho sinh viên trường

ĐHKH..........................................................................................................................73

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ..........................................................74

2.4.1. Những điểm mạnh .............................................................................................74

2.4.2. Những điểm yếu.................................................................................................74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................76

CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐHTN..............................................................77

3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ...................................................77

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ......................................................................77

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả thiết thực ....................................................77

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo hệ thống ...........................................................................77

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................................78

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của giảng viên và sinh viên ...........78

3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN .............78

3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về tự học, tự nghiên cứu..........79

3.2.2. Phát triển năng lực giảng dạy cho giảng viên theo hướng tích cực hóa hoạt

động của người học để hình thành văn hóa đọc cho sinh viên ....................................81

3.2.3. Chỉ đạo giảng viên phát triển kỹ năng đọc sách cho sinh viên thông qua hoạt

động giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học .......................................................83

3.2.4. Tăng cường quản lý việc thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát huy vai

trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên........................................................................85

3.2.5. Xây dựng thư viện thân thiện tạo môi trường thuận lợi thu hút sinh viên đọc

sách ..............................................................................................................................87

3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh

viên...............................................................................................................................89

3.2.7. Mối liên hệ giữa các biện pháp..........................................................................90

3.3. KHẢO NGHIỆM TÍNH KHẢ THI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN

PHÁP ...........................................................................................................................92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................................96

1. Kết luận....................................................................................................................96

2. Khuyến nghị.............................................................................................................97

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................99

PHỤ LỤC ..................................................................................................................101

iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa của từ

BGH : Ban Giám hiệu

BPQL : Biện pháp quản lý

CBQL&GV : Cán bộ quản lý và Giảng viên

CVHT : Cố vấn học tập

ĐHKH : Đại học Khoa học

ĐHTN : Đại học Thái Nguyên

ĐVT : Đơn vị tính

GV : Giảng viên / Giáo viên

GVCN : Giáo viên chủ nhiệm

HS : Học sinh

HSSV : Học sinh sinh viên

SL : Số lượng

SV : Sinh viên

TL : Tỷ lệ

TLSV : Trợ lý sinh viên

TT TT-TV : Trung tâm Thông tin – Thư viện

VHNT : Văn hóa nhà trường

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Nhận thức về văn hóa Đọc của sinh viên....................................................43

Bảng 2.2: Vai trò của việc đọc sách đối với sinh viên ................................................45

Bảng 2.3: Loại tài liệu và mức độ quan tâm của sinh viên trong quá trình đọc ..........51

Bảng 2.4: Địa điểm tìm kiếm thông tin của sinh viên trường ĐHKH – ĐHTN..........54

Bảng 2.5: Lý do sinh viên tới thư viện ........................................................................61

Bảng 2.6: Ý kiến của sinh viên về tinh thần và thái độ của nhân viên thư viện..........62

Bảng 2.7: Các biện pháp hình thành ý thức đọc sách cho sinh viên ...........................65

Bảng 2.8: Các biện pháp huy động nguồn lực hình thành thói quen đọc sách cho

sinh viên ............................................................................................................. 67

Bảng 2.9: Các biện pháp phát triển kỹ năng đọc sách cho sinh viên...........................69

Bảng 3.1: Kết quả thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý....93

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ

Trang

Hình 3.1: Năng lực của một giảng viên đại học ..........................................................82

Hình 3.2: Sơ đồ mối liên quan giữa các biện pháp......................................................95

Trang

Biểu đồ 2.1: Thời gian đọc sách mỗi ngày ..................................................................46

Biểu đồ 2.2: Thời điểm đọc sách trong ngày của sinh viên.........................................47

Biểu đồ 2.3: Nội dung và mức độ sử dụng tài liệu của sinh viên................................49

Biểu đồ 2.4: Mục đích đọc tài liệu của sinh viên.........................................................52

Biểu đồ 2.5: Tư thế khi đọc tài liệu của sinh viên .......................................................56

Biểu đồ 2.6: Phương pháp đọc sách của sinh viên ......................................................57

Biểu đồ 2.7: Thói quen lưu giữ tài liệu của sinh viên..................................................58

Biểu đồ 2.8: Mức độ thư viện đáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên .............................60

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong một tổ chức nói chung cũng như một Nhà trường, văn hóa luôn tồn tại

trong mọi hoạt động của tổ chức. Vấn đề là con người có ý thức được sự tồn tại của

nó để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó hay không. Văn hóa Nhà trường là một tập

hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong Nhà

trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của Nhà trường.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, văn hóa tổ chức đã được nhận diện như

một tiêu chí khi xây dựng hoạt động của các tổ chức mang tính chuyên nghiệp. Điều

đó chứng tỏ khai niệm văn hóa tổ chức tuy còn mới mẻ đối với Việt Nam nhưng các

tổ chức đã ý thức được tầm quan trọng của văn hóa tổ chức. Và hơn bất cứ tổ chức

nào trong xã hội, Nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hóa cao nhất; là nơi

hội tụ, kết tinh văn hóa để đào tạo ra những chuẩn mực văn hóa cho xã hội.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển văn

hóa Đọc trong nhân dân đã xác định “Chăm lo phát triển nhu cầu văn hóa Đọc của

các tầng lớp nhân dân… Tập trung củng cố và phát triển hệ thống thư viện, các loại

phòng đọc, trước hết ở cơ sở” (Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư

Trung ương Đảng Khóa IX). Tại Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 của Thủ

tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 cũng

đã yêu cầu: “Lấy nhiệm vụ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước làm mục tiêu lựa chọn sách, xây dựng vốn tài liệu thư viện để cung cấp kịp thời

cho bạn đọc. Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu

quả thế hệ đọc tương lai”.

Điều lệ trường Đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày

22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tại điều 45 đã quy định: “Trường Đại học phải

có thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu chuyên ngành phục vụ hoạt động đào

tạo, khoa học và công nghệ”. Hệ thống thư viện, giáo trình, tài liệu là một trong

những tiêu chí để đánh giá trong kiểm định chất lượng trường Đại học; Là điều kiện

quan trọng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy – học. Như vậy có thể thấy

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!