Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đại Từ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÙI THỊ NỤ
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN ĐẠI TỪ
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÙI THỊ NỤ
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN ĐẠI TỪ
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8.34.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Phương Hảo
THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện
Đại Từ” là công trình nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân tôi, được thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tình hình thực tiễn tại địa điểm nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy
Các tài liệu, số liệu và những kết quả tính toán trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực. Các số liệu, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc tham khảo.
Một lần nữa tôi xin được khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan
trên. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2020
Học viên
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý thầy cô giáo,
Phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên đã
nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian
làm luận văn tốt nghiệp
Tiếp theo, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến người hướng
dẫn khoa học của giảng viên TS. Nguyễn Thị Phương Hảo – Trường Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Cô đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Đồng thời tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo cơ quan và các
đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi cả về thời gian và cung cấp tài liệu, số
liệu liên quan đến việc thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn tin tưởng, ủng hộ,
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành bản luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2020
Học viên
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẲNG ............................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ...................................................................ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 4
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................. 5
1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển văn hóa doanh nghiệp ....................... 5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Văn hóa doanh nghiệp ....................... 5
1.1.2 Nội dung và các mô hình văn hóa doanh nghiệp trong các NHTM ...... 12
1.1.3 Khái niệm về phát triển Văn hóa doanh nghiệp trong các NHTM........ 25
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp trong các NHTM..... 28
1.1.5 Nội dung phát triển văn hóa doanh nghiệp trong các NHTM ............... 34
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển văn hóa doanh nghiệp tại một số ngân
hàng trong nước............................................................................................... 41
1.2.1. Kinh nghiệm về văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) ................................................................... 41
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái
Nguyên ............................................................................................................ 45
iv
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................ 47
2.1 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 47
2.2. Phương pháp nghiên cứu phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Agribank –
CN Đại từ ........................................................................................................ 47
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 47
2.2.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu............................................................... 52
2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................. 53
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................. 54
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của tổng công ty
gồm:................................................................................................................. 54
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN ĐẠI TỪ THÁI NGUYÊN ............. 55
3.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên .......................................................... 55
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................... 55
3.1.2 Bộ máy tổ chức ...................................................................................... 56
3.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực ...................................................................... 57
3.1.4 Thành tựu kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây......... 59
3.1.5. Thực trạng các biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Agribank – Chi
nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên................................................................. 62
3.2 Thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên.... 65
3.2.1 Nhận thức về VHDN của cán bộ nhân viên tại Agribank – Chi nhánh
huyện Đại Từ Thái Nguyên............................................................................. 65
3.2.2 Thực trạng các hoạt động phát triển VHDN tại Agribank - CN Đại Từ67
3.2.3 Phân tích SWOT phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Agribank - CN Đại
Từ .................................................................................................................... 86
v
3.2.4 Đánh giá chung về phát triển VHDN tại Agribank - CN Đại Từ .......... 88
3.2.5. Kết quả khảo sát nhận diện mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại và
định hướng trong tương lai của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên .............................. 91
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI NHNN VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
HUYỆN ĐẠI TỪ THÁI NGUYÊN ............................................................. 97
4.1. Định hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên97
4.2. Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên.. 101
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện nội dung giá trị hữu hình .................................. 101
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện nội dung giá trị được chấp nhận và quan niệm chung
....................................................................................................................... 103
4.2.3 Hoàn thiện mô hình văn hóa doanh nghiệp của chi nhánh .................. 105
4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam............................................................................................................... 109
KẾT LUẬN.................................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 110
PHỤ LỤC..................................................................................................... 114
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
DN : Doanh nghiệp
VHDN : Văn hóa doanh nghiệp
CN : Chi nhánh
vii
DANH MỤC CÁC BẲNG
Bảng 1.1: Bốn loại nghi lễ trong tổ chức và tác động tiềm năng.................... 37
Bảng 3.1. Cơ cấu giới tính và độ tuổi của cán bộ, nhân viên tại Agribank Chi
nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên................................................. 58
Bảng 3.2. Cơ cấu theo trình độ của cán bộ, nhân viên tại Agribank .............. 59
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018...................... 61
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến
văn hóa doanh nghiệp ..................................................................... 68
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về mức ảnh hưởng VHDN tại Agribank - CN Đại
Từ .................................................................................................... 70
Bảng 3.6. Kêt quả đánh giá của nhân viên về nội dung VHDN của Agribank
Đại Từ qua các biểu tượng trực quan ............................................. 74
Bảng 3.7. Kêt quả đánh giá của lãnh đạo về nội dung VHDN của Agribank Đại
Từ qua các biểu tượng trực quan .................................................... 75
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát khách hàng về chất lượng dịch vụ của chi nhánh
Agribank Đại Từ. ............................................................................ 79
Bảng 3.9. Kết quả đánh gía của khách hàng về nội dung văn hóa của doanh
nghiệp về các biểu tượng trực quan................................................ 80
Bảng 3.10. Kêt quả đánh giá của nhân viên về nội dung VHDN của Agribank
Đại Từ thông qua các biểu tượng phi trực quan ............................. 81
Bảng 3.11. Kêt quả đánh giá của lãnh đạo về nội dung VHDN của Agribank
Đại Từ thông qua các biểu tượng phi trực quan ............................. 81
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá của khách hàng về nội dung văn hóa của doanh
nghiệp thông qua các biểu tượng phi trực quan.............................. 82
Bảng 3.13. Kêt quả đánh giá của nhân viên về nội dung VHDN của Agribank
Đại Từ thông qua các quan niệm chung ......................................... 84
Bảng 3.14. Kêt quả đánh giá của lãnh đạo về nội dung VHDN của Agribank
Đại Từ thông qua các quan niệm chung ......................................... 85
viii
Bảng 3.15 Kết quả đánh giá của khách hàng về nội dung văn hóa của doanh
nghiệp thông qua các quan niệm chung.......................................... 85
Bảng 3.16 Bảng kết quả khảo sát nhận diện VHDN tại Agribank chi nhánh Đại
từ ..................................................................................................... 85
Bảng 3.17 Bảng kết quả khảo sát nhận diện VHDN của nhóm đối tượng lãnh
đạo cấp cao tại Agribank chi nhánh Đại từ..................................... 91
Bảng 3.18 Bảng kết quả khảo sát về mô hình VHDN tại Agribank chi nhánh
Đại từ............................................................................................... 92
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức tại Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái
Nguyên............................................................................................ 57
Hình 1.1: Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp............................................ 13
Hình 1.2: Khung giá trị cạnh tranh ................................................................. 23
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ rất nhanh
đã đem lại cho các doanh nghiệp Việt nam nhiều cơ hội mới và nhiều thách
thức mới nảy sinh mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Trong tình hình đó, các
doanh nghiệp Việt nam phải chuẩn bị những hành trang cần thiết để hoà nhập
cùng sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Sự phát triển về kinh tế ngày
nay đỏi hỏi sự tiến bộ về công nghệ kỹ thuật, về dòng vốn khổng lồ cũng như
việc quản lý chất lượng theo chuẩn mực quốc tế. Một yếu tố vô cùng quan trọng
góp phần bảo đảm sự thành công trong quản lý và giúp cho các doanh nghiệp
tiếp cận được thương trường quốc tế phải kể đến đó là văn hoá doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự
phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu
tố văn hóa thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được, đặc biệt
trong giai đoạn hội nhập hiện nay. “Văn hóa doanh nghiệp” không chỉ là những
giá trị văn hóa tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra mà còn biểu hiện thông qua
những giá trị mà doanh nghiệp mang tới cho khách hàng. Đó là thương hiệu, là
chất lượng sản phẩm, là cung cách phục vụ, là niềm tin của công chúng đối với
doanh nghiệp. “Văn hóa doanh nghiệp” chính là yếu tố quyết định và không
thể thiếu để doanh nghiệp bước vào hành trình mới đầy thử thách trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh đó, Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ, Thái Nguyên
đang nỗ lực hết sức để tồn tại và phát triển, với loại hình kinh doanh đặc thù và
thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với số lượng lớn khách hàng mỗi ngày, khách
hàng của ngành dịch vụ ngân hàng lại đa dạng về trình độ, văn hóa... nên việc
tiếp xúc, tương tác cần sự nhanh nhạy, uyển chuyển và tế nhị. Ngoài ra, tại
Huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên hiện nay đã có thêm nhiều Ngân hàng thương
2
mại, vì vậy Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên cần phải tăng
tính cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.
Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ cần đưa ra chiến lược dài hạn và xác định
rõ định hướng của mình (xác định khách đối tượng khách hàng mục tiêu,
nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, nâng cao khả năng cạnh
tranh trong điều kiện kinh tế hiện nay). Để xây dựng và điều hành, thực hiện
được chiến lược kinh doanh được tốt thì cần phải có văn hóa doanh nghiệp
là nền tảng cốt lõi, là kim chỉ nam cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh.
Hiện tại Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên đã xây dựng được
giá trị Văn hóa doanh nghiệp, những kiến trúc cơ sở hạ tầng như văn phòng
làm việc, trang thiết bị, logo, biển hiệu, hay triết lý kinh doanh, … đều đã
được tạo dựng nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, do vậy Agribank
Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên cần có giải pháp để phát triển văn
hóa doanh nghiệp.
Trên cơ sở tiếp cận nhu cầu phát triển văn hóa doanh nghiệp của DN như
một xu thế đang phổ biến trên toàn cầu và gắn với bối cảnh của Việt Nam, học
viên lựa chọn Agribank Đại từ - một ngân hàng với 100% vốn nhà nước với
thâm niên hơn 30 năm phát triển để nghiên cứu. Việc duy trì và phát triển những
nét đặc thù văn hóa doanh nghiệp tại Agribank Đại từ trong điều kiện hội nhập
quốc tế ngày càng sâu sắc có cả những thuận lợi lẫn thách thức và khó tránh
khỏi một số hạn chế nhất định, đòi hỏi phải có sự đánh giá khách quan, tìm ra
các giải pháp khắc phục hạn chế và phát triển dấu ấn văn hóa ngân hàng nông
nghiệp và PTNT, để Ngân hàng phát triển bền vững trong giai đoạn mới. Đó là
lý do học viên lựa chọn đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện
Đại Từ” làm luận văn Thạc sĩ, với mong muốn đóng góp một phần công sức
nhỏ bé của mình vào sự phát triển của ngân hàng - nơi học viên công tác.