Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh khá giỏi trong dạy học giải phương trình, bất phương trình vô tỉ ở trường Trung học phổ thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ BÁ VIỆT HÙNG
PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH KHÁ GIỎI TRONG DẠY HỌC
GIẢI PHƯƠNG TRÌNH, BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ
Ở TRƯỜNG THPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên, 2014
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ BÁ VIỆT HÙNG
PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH KHÁ GIỎI TRONG DẠY HỌC
GIẢI PHƯƠNG TRÌNH, BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ
Ở TRƯỜNG THPT
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn
Thái Nguyên, 2014
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn
Lê Bá Việt Hùng
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan....................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Quy ước viết tắt trong luận văn.......................................................................... iii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 3
6. Cấu trúc của luận văn............................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 4
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƯ DUY.......................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm tư duy................................................................................................ 4
1.1.2. Các giai đoạn của quá trình tư duy...................................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm cơ bản của tư duy ............................................................................... 5
1.1.4. Các loại hình tư duy ........................................................................................... 7
1.2. TƯ DUY SÁNG TẠO........................................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm tư duy sáng tạo .................................................................................. 7
1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của tư duy sáng tạo........................................................... 9
1.2.3. Biểu hiện TDST của học sinh THPT trong học Toán........................................ 17
1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HS KHÁ GIỎI
TRONG DẠY HỌC GIẢI PT , BPT VÔ TỈ Ở TRƯỜNG THPT .............................. 18
1.3.1. Đặc điểm của nội dung PT, BPT vô tỉ ở trường THPT và cơ hội phát triển
TDST cho HS khá giỏi trong dạy học giải toán . ........................................................ 18
1.3.2. Tình hình phát triển TDST cho HS khá giỏi trong dạy học giải PT, BPT vô tỉ..... 19
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................... 23
CHƯƠNG 2 - MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM PHÁT TRIỂN TƯ DUY
SÁNG TẠO CHO HS KHÁ GIỎI TRONG DẠY HỌC GIẢI PHƯƠNG
TRÌNH, BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ Ở TRƯỜNG THPT............................... 24
2.1. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG BIỆN PHÁP SƯ PHẠM ...................................... 24
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
iii
2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM ...................................................................... 25
2.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường gợi động cơ trong các hoạt động dạy học để gây
hứng thú cho HS. ....................................................................................................... 25
2.2.1.1. Gợi động cơ mở đầu. ..................................................................................... 26
2.2.1.2. Gợi động cơ trung gian:................................................................................. 29
2.2.1.3. Gợi động cơ kết thúc. .................................................................................... 33
2.2.2. Biện pháp 2: Tạo nền tảng kiến thức và kỹ năng để HS có điều kiện tư duy
sáng tạo...................................................................................................................... 35
2.2.2.1. Củng cố, đào sâu, mở rộng các khái niệm, tính chất, công thức, quy tắc
phương pháp có liên quan trước khi giải các bài toán PT-BPT vô tỉ. .......................... 36
2.2.2.2.Thực hiện phân bậc hoạt động cho HS trong quá trình dạy học PT-BPT vô tỉ. ...... 46
2.2.3. Biện pháp 3: Tập luyện những hoạt động theo các thành phần của tư duy sáng tạo.. 49
2.2.3.1. Tập luyện cho HS suy nghĩ linh hoạt, không rập khuôn, máy móc................. 49
2.2.3.2.Hướng dẫn và tập luyện cho HS tìm nhiều lời giải cho một bài toán............... 52
2.2.3.3. Hướng dẫn và luyện tập cho HS khả năng phát hiện và đề xuất bài toán,
phương pháp giải mới. ............................................................................................... 59
2.2.3.4. Tập luyện cho HS thói quen, kỹ năng phát hiện và sửa chữa sai lầm trong
dạy học PT, BPT vô tỉ................................................................................................ 63
2.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng các bài toán PT, BPT vô tỉ nhằm phát triển TDST
cho HS khá giỏi THPT. .............................................................................................. 70
2.2.4.1. Xây dựng các PT, BPT vô tỉ từ các PT, BPT đa thức..................................... 71
2.2.4.2. Xây dựng các PT, BPT vô tỉ từ các PT, BPT vô tỉ cơ bản. ............................. 74
2.2.4.3. Xây dựng các PT, BPT vô tỉ từ các hàm số đơn điệu. .................................... 77
2.2.4.4. Xây dựng các PT vô tỉ từ các hàm số ngược. ................................................. 80
2.2.4.5. Xây dựng các PT vô tỉ từ các nghiệm chọn trước và biểu thức liên hợp......... 82
2.2.4.6. Xây dựng các PT vô tỉ bằng cách sử dụng định lí Vi-et. ................................ 84
2.2.4.7. Xây dựng các PT, BPT vô tỉ từ các HPT........................................................ 86
2.2.4.8. Xây dựng các PT, BPT vô tỉ từ các hằng đẳng thức. ...................................... 93
2.2.4.9. Xây dựng các PT, BPT vô tỉ từ các phương trình lượng giác. ........................ 95
2.2.4.10. Xây dựng các PT, BPT vô tỉ dựa vào tích vô hướng của hai véc tơ.............. 97
2.2.4.11. Một số phương pháp khác xây dựng PT, BPT vô tỉ...................................... 98
2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................. 100
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
iv
CHƯƠNG 3 - THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM......................................................... 101
3.1. MỤC ĐÍCH VÀ KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM ............................................... 101
3.1.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................... 101
3.1.2. Kế hoạch thực nghiệm.................................................................................... 101
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM........................................................................... 102
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM......................................................... 118
3.3.1. Nội dung đánh giá .......................................................................................... 118
3.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm: ....................................................................... 121
3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................. 122
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 124
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
iii
QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt Viết đầy đủ
BPT Bất phương trình
ĐK Điều kiện
GV Giáo viên
HPT Hệ phương trình
HS Học sinh
TM Thỏa mãn điều kiện
KTM Không thỏa mãn điều kiện
PPDH Phương pháp dạy học
PT Phương trình
TDST Tư duy sáng tạo
THPT Trung học phổ thông
HPT Hệ phương trình
VP Vế phải
VT Vế trái
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay thì vai
trò của nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. Nó quyết định sự thành bại của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của sự nghiệp đổi mới.
Ngay từ nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, mục tiêu của giáo dục đào tạo đã
được xác định “Đào tạo những con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có
năng lực giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra”.
Sau đó được Đảng làm rõ thêm trong Nghị quyết Đại hội khóa XI là: “Giáo
dục đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con
người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công
nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005 cũng đã thể chế hóa
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động,
sáng tạo của học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm; đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Như vậy việc bồi dưỡng, phát triển tư duy sáng tạo (TDST) cho người học
vừa mục tiêu, vừa là nhiệm vụ của ngành Giáo dục đào tạo nhằm đạo tạo nguồn
nhân lực cao cho đất nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên do rất nhiều nguyên nhân, giáo dục nước ta còn có những bất cập
về nội dung, chương trình dạy học, phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra đánh
giá, hình thức tổ chức cũng như công tác quản lý. Trong đó chúng tôi quan tâm đến
PPDH và cách thức học tập của HS. Thực tiễn cho thấy PPDH của nhiều giáo viên
(GV) hiện nay vẫn nặng về luyện thi, chủ yếu rèn kỹ năng giải bài tập. Họ chưa chú
ý đến việc phát triển TDST, rèn luyện năng lực tự học, năng lực thực hành và giải
quyết vấn đề.
Do đó đổi mới PPDH theo hướng phát triển TDST cho HS là rất quan trọng
và cần thiết. Nhiệm vụ của GV không phải là chỉ cung cấp tri thức cho HS mà còn
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
2
phải giúp HS phát triển khả năng tư duy, giúp HS tự giác, tích cực, chủ động sáng
tạo trong học tập.
Môn Toán có vị trí quan trọng trong chương trình phổ thông. Thông qua dạy
học Toán GV có thể giúp HS phát triển các năng lực, phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là
rèn luyện TDST cho HS. Nội dung phương trình (PT), bất phương trình (BPT) vô tỉ
là một nội dung hay và khó, chứa đựng tiềm năng phát triển TDST cho HS. Tuy
nhiên việc dạy học PT, BPT vô tỉ ở trường trung học phổ thông (THPT) còn có
những hạn chế, bất cập: GV chủ yếu chú trọng rèn luyện những kỹ năng giải PT,
BPT vô tỉ theo một số dạng toán quen thuộc mà chưa quan tâm và chưa biết cách
khai thác các cơ hội để phát triển TDST cho HS.
Vấn đề bồi dưỡng TDST cho HS qua môn Toán được nhiều tác giả quan tâm.
Tác phẩm nổi tiếng “Sáng tạo toán học” của nhà Toán học, nhà tâm lí học G.Polya
đã nghiên cứu một cách sinh động về quá trình sáng tạo toán học thông qua việc
giải toán. Ở trong nước, các tác giả Nguyễn Cảnh Toàn [14], Hoàng Chúng ([2]), Lê
Hải Châu - Phạm Văn Hoàn ([1]), Nguyễn Bá Kim ([6], [7]),… đã có những công
trình nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển TDST cho HS trong
dạy học Toán. Một số luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ khoa học giáo dục cũng đã nghiên
cứu vấn đề này (Tôn Thân [13], ...). Tuy nhiên việc phát triển TDST chủ yếu với
đối tượng HS giỏi ở những trường THPT chuyên.
Riêng vấn đề phát triển TDST cho HS khá, giỏi trong dạy học PT, BPT vô tỉ
ở trường THPT không chuyên chưa được đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể, đặc
biệt là từ góc độ của GV phổ thông.
Với những lý do trên chúng tôi lựa chọn vấn đề “Phát triển tư duy sáng tạo
cho học sinh khá giỏi trong dạy học giải phương trình, bất phương trình vô tỉ ở
trường THPT" làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất biện pháp phát triển TDST cho HS khá giỏi THPT trong dạy học
giải PT, BPT vô tỉ, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán ở trường THPT.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận về TDST và phát triển TDST trong dạy học Toán.
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
3
- Tìm hiểu những biểu hiện của TDST ở học sinh THPT trong quá trình học
nội dung PT, BPT vô tỉ.
- Tìm hiểu tình hình dạy học giải PT, BPT vô tỉ ở một số trường THPT, đánh
giá thực trạng vấn đề phát triển TDST cho HS thông qua dạy học nội dung này.
- Đề xuất các biện pháp phát triển TDST cho học sinh khá giỏi THPT trong
dạy học giải PT, BPT vô tỉ.
- Đề xuất một số phương pháp xây dựng các bài tập PT, BPT vô tỉ nhằm
phát triển TDST cho HS khá giỏi THPT.
- Tổ chức thử nghiệm sư phạm để tìm hiểu tính khả thi và hiệu quả của các
biện pháp đề ra.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Với thực trạng tình hình dạy và học Toán hiện nay ở trường THPT, nhìn từ
mục tiêu phát triển TDST cho HS, có thể xây dựng và áp dụng những biện pháp dạy
học giải PT, BPT vô tỉ nhằm phát triển TDST cho học sinh khá giỏi.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc tài liệu, sách, giáo trình).
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (quan sát, điều tra, phỏng vấn).
- Phương pháp thống kê toán học (xử lý kết quả điều tra trước và sau thực nghiệm).
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển TDST cho HS khá
giỏi trong dạy học giải PT, BPT vô tỉ ở trường THPT.
Chương 3: Thử nghiệm sư phạm.
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
4
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƯ DUY
1.1.1. Khái niệm tư duy
Tư duy là vấn đề được các nhà nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học như
Sinh học, Tâm lí, Triết học quan tâm. Do đó cũng có khá nhiều khái niệm về tư duy.
Theo các nhà Triết học: Tư duy là sản phẩm cao nhất của cái vật chất được tổ
chức một cách đặc biệt là bộ não, quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan
trong các khái niệm, phán đoán, suy luận,…Tư duy xuất hiện trong quá trình hoạt
động sản xuất của con người và bảo đảm phản ánh thực tại một cách gián tiếp phát
hiện những mối liên hệ hợp với quy luật của thực tại. Tư duy chỉ tồn tại trong mối
liên hệ không thể tách rời khỏi hoạt động lao động và lời nói, là hoạt động chỉ tiêu
biểu cho xã hội loài người cho nên tư duy của con người được thực hiện trong mối
liên hệ chặt chẽ với lời nói và được ghi nhận trong ngôn ngữ. Tiêu biểu cho hoạt
động tư duy là những quá trình như trừu tượng hóa, phân tích và tổng hợp, việc nêu
lên những vấn đề nhất định và tìm cách giải quyết chúng, việc dề xuất những giả
thiết, những ý niệm. Kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là một ý nghĩ nào đó.
Theo quan niệm của Tâm lý học: Tư duy là một quá trình tâm lý thuộc nhận
thức lý tính, là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác. Tư
duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ có tính quy
luật của sự vật, hiện tượng mà trước đó ta chưa biết.
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông: “Tư duy là giai đoạn cao của quá trình
nhận thức, đi sâu vào cái bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng
những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lý”.
Tổng hợp lại, ta có thể hiểu về tư duy như sau:
Tư duy là sản phẩm của não bộ con người, là quá trình phản ánh tích cực
thế giới khách quan vào trong bộ não người. Kết quả của tư duy bao giờ cũng là
một ý nghĩ và được thể hiện qua ngôn ngữ.
1.1.2. Các giai đoạn của quá trình tư duy
Các giai đoạn của một quá trình tư duy bao gồm:
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
5
- Xác định được tình huống có vấn đề và biểu đạt nó thành nhiệm vụ tư duy,
hay nói cách khác là đặt ra câu hỏi để giải đáp.
- Huy động các tri thức, kinh nghiệm đã có, liên tưởng hình thành giả thuyết
về cách giải quyết vấn đề, cách trả lời câu hỏi.
- Xác minh giả thuyết trong thực tiễn. Nếu đúng thì tiếp sang bước sau, nếu
sai thì phủ định nó và hình thành giả thuyết mới.
- Quyết định đánh giá kết quả, đưa ra sử dụng.
1.1.3. Đặc điểm cơ bản của tư duy
a) Tính có vấn đề
Khi gặp những tình huống mà với những hiểu biết cũ, phương pháp cũ không
đủ để giải quyết, lúc đó chúng ta rơi vào “tình huống có vấn đề” và chúng ta muốn
vượt ra khỏi phạm vi những hiểu biết cũ để đi tìm cái mới có thể giải quyết được
vấn đề. Như vậy "vấn đề” sẽ làm nảy sinh nhu cầu tư duy, kích hoạt tư duy.
b) Tính phê phán
- Tính phê phán của tư duy thể hiện ở khả năng đánh giá nghiêm túc những ý
nghĩ và tư tưởng của người khác và của bản thân mình, có tính hoài nghi khoa học,
biết đặt câu hỏi: Tại sao? Thế nào?... một cách đúng lúc, đúng chỗ.
- Tính phê phán gắn liền với tính có vấn đề trong quá trình tư duy. Phê phán
sẽ giúp nảy sinh vấn đề.
c) Tính khái quát
- Tư duy mang tính khái quát cao vì nó có khả năng phản ánh những thuộc tính
chung, những mối quan hệ, liên hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng.
d) Tính linh hoạt
Tính linh hoạt của tư duy thể hiện ở khả năng chuyển hướng quá trình tư duy.
- Khả năng chuyển hướng của tư duy có thể là khả năng đảo ngược quá trình
tư duy, lấy cái đích của một quá trình đã biết làm điểm xuất phát cho một quá trình
mới, còn điểm xuất phát của một quá trình đã biết lại trở thành đích của quá trình
mới. Chẳng hạn học sinh biết hằng đẳng thức 2 2 2 a b a ab b 2 thì học sinh
không những chỉ biết biến đổi 2 2 2 2 4 4 x y x xy y mà còn biết chuyển:
2 9 6 x x thành 2
x 3 .
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
6
- Khả năng chuyển hướng quá trình tư duy còn có thể là khả năng chuyển từ
hướng này sang một hướng khác không nhất thiết phải ngược với hướng ban đầu.
Chẳng hạn khi học giải phương trình học sinh có thể từ mệnh đề: "Tổng của các số
không âm bằng 0 khi và chỉ khi mỗi số đó bằng 0” có thể đặc biệt hóa thành các
mệnh đề khác nhau để vận dụng như:
2 2
4
( ) 0 1) ( ) ( ) 0 ( ) 0
( ) 0 2) ( ) ( ) 0 ( ) 0
( ) 0 3) ( ) ( ) 0 ( ) 0
f x f x g x
g x
f x f x g x
g x
f x f x g x
g x
e) Tính độc lập tương đối của tư duy
Trong quá trình sống con người luôn giao tiếp với nhau, nên tư duy của mỗi
người vừa tự biến đổi qua quá trình hoạt động của bản thân vừa chịu tác động biến
đổi từ tư duy của đồng loại thông qua những hoạt động có tính vật chất.
Như vậy, tư duy không chỉ gắn với bộ não của từng cá thể người mà còn gắn
với sự tiến hóa của xã hội, trở thành một sản phẩm có tính xã hội trong khi vẫn giữ
duy trì được tính cá thể của mỗi người nhất định. Vì thế, mặc dù được tạo thành từ
kết quả hoạt động thực tiễn, nhưng tư duy của con người có tính độc lập tương đối.
g) Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ
Tư duy có quan hệ không thể tách rời với ngôn ngữ. Tư duy phải được thể
hiện qua hình thức ngôn ngữ, được hoàn thiện trong sự trao đổi bằng ngôn ngữ của
con người. Ngược lại ngôn ngữ được hình thành nhờ có tư duy. Vì vậy phát triển tư
duy phải gắn liền với việc rèn luyện ngôn ngữ chính xác.
h) Mối quan hệ giữa tư duy và nhận thức
Tư duy là kết quả của nhận thức, đồng thời là sự phát triển cấp cao của nhận thức.
Xuất phát điểm của nhận thức là những cảm giác, tri giác và biểu tượng được
phản ánh từ thực tiễn khách quan với những thông tin về hình dạng, hiện tượng bên
ngoài được phản ánh một cách riêng lẻ. Giai đoạn này gọi là tư duy cụ thể.
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/