Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học bất đẳng thức ở trường trung học phổ thông
PREMIUM
Số trang
112
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1367

Phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học bất đẳng thức ở trường trung học phổ thông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN HIẾN

PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC BẤT ĐẲNG THỨC

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN HIẾN

PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC BẤT ĐẲNG THỨC

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Ngành: LL& PPDH bộ môn toán

Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CAO THỊ HÀ

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học nghiên cứu của riêng tôi dưới

sự hướng dẫn của PGS.TS. Cao Thị Hà. Các kết quả, số liệu thực nghiệm là

trung thực chưa từng được công bố trong các công trình khoa học khác.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng

dẫn khoa học PGS.TS.Cao Thị Hà đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ em

trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Phương

pháp giảng dạy môn Toán Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Ban giám

hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Toán, Ban Chủ nhiệm khoa Sau Đại học, Phòng

Đào tạo Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện

thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định,

Ban giám hiệu, toàn thể các đồng nghiệp trường trung học phổ thông Xuân

Trường C - Xuân Trường - Nam Định đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi

cho tác giả thực hiện đúng kế hoạch học tập và nghiên cứu.

Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, các học viên trong lớp Cao học

Toán Khóa 25B và các bạn đồng nghiệp xa gần về sự động viên, khích lệ cũng

như trao đổi về chuyên môn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn

thiện luận văn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Lời cam đoan ........................................................................................................ i

Lời cảm ơn...........................................................................................................ii

Mục lục ...............................................................................................................iii

Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv

Danh mục các bảng.............................................................................................. v

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................4

3. Giả thuyết khoa học.........................................................................................4

4. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................4

6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4

7. Dự kiến những đóng góp của luận văn............................................................5

8. Dự kiến bố cục của luận văn ...........................................................................6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................7

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề của luận văn.............................7

1.1.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới....................................................7

1.1.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam.....................................................9

1.2. Một số vấn đề liên quan đến tư duy ...........................................................10

1.2.1. Hoạt động nhận thức và trí tuệ ................................................................10

1.2.2. Tư duy......................................................................................................11

1.2.3. Tư duy Toán học......................................................................................15

1.2.4. Các loại hình tư duy Toán học.................................................................15

1.3. Tư duy phản biện (Critical thinking)..........................................................16

1.3.1. Quan niệm về tư duy phản biện và các mức độ của tư duy phản biện....16

1.3.2. Một số biểu hiện đặc trưng của tư duy phản biện ...................................21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.3.3. Một số kỹ năng của tư duy phản biện có thể phát triển thông qua dạy

học bất đẳng thức...............................................................................................25

1.4. Sự cần thiết của việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT

trong dạy học môn Toán....................................................................................27

1.4.1. Đặc điểm tư duy và nhận thức của học sinh THPT.................................27

1.4.2. Vai trò phát triển TDPB cho học sinh THPT trong dạy học ...................28

1.5. Phân tích chương trình, nội dung dạy học Bất đẳng thức môn Toán ở

trường THPT và khả năng phát triển tư duy phản biện trong dạy học nội

dung này.............................................................................................................28

1.5.1. Mục tiêu chung của dạy học môn Toán ở trường phổ thông ..................31

1.5.2. Phân tích nội dung BĐT trong chương trình môn Toán THPT ..............32

1.5.3. Khả năng phát triển TDPB cho học sinh trong dạy học BĐT.................32

1.6. Thực trạng về phát triển tư duy phản biện thông qua dạy học bất đẳng

thức trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông ...........................34

1.6.1. Mục đích khảo sát....................................................................................34

1.6.2. Đối tượng khảo sát...................................................................................34

1.6.3. Nội dung và hình thức khảo sát...............................................................35

1.6.4. Kết quả khảo sát GV như sau ..................................................................35

1.6.5. Kết quả khảo sát HS ................................................................................37

1.7. Kết luận Chương 1......................................................................................38

Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN

BIỆN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BẤT ĐẲNG THỨC Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG......................................................39

2.1. Định hướng xây dựng các biện pháp..........................................................39

2.2. Một số biện pháp góp phần phát triển tư duy phản biện cho học sinh

trong dạy học bất đẳng thức ở trường trung học phổ thông..............................39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.2.1.Biện pháp 1: Giúp cho học sinh biết phân tích tình huống, đặt ra dưới

nhiều góc độ khác nhau, biết giải quyết vấn đề dưới nhiều cách khác nhau

và lựa chọn cách giải quyết tối ưu.....................................................................39

2.2.2. Biện pháp 2: Phát triển tư duy phản biện qua lời giải sai lầm thường

gặp của học sinh thông qua các bài toán liên quan đến bất đẳng thức..............55

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................70

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................70

3.2. Nội dung thực nghiệm................................................................................70

3.3. Tổ chức thực nghiệm..................................................................................70

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm............................................................................70

3.3.2. Phương pháp thực nghiệm.......................................................................71

3.4. Kết quả thực nghiệm...................................................................................71

3.4.1. Đánh giá định lượng ................................................................................71

3.4.2. Đánh giá định tính ...................................................................................72

3.5. Kết luận chung về thực nghiệm..................................................................74

KẾT LUẬN.......................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

BĐT Bất đẳng thức

GV Giáo viên

HS Học sinh

KN Kỹ năng

NXB Nhà xuất bản

PPDH Phương pháp dạy học

TDPB Tư duy phản biện

THPT Trung học phổ thông

TN Thực nghiệm

TNSP Thực nghiệm sư phạm

GTNN Giá trị nhỏ nhất

TDPP Tư duy phê phán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Những kỹ năng cốt lõi của tư duy phản biện .................................... 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số

29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đặc biệt nhấn

mạnh “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,

bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến

thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi

với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục

gia đình và giáo dục xã hội."

Cụ thể đối với giáo dục phổ thông Nghị quyết khẳng định “Đối với giáo

dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,

năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề

nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo

dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và

kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng

tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

Như vậy, có thể nói mục tiêu của bậc học phổ thông là hình thành và phát

triển được nền tảng tư duy của con người trong thời đại mới. Trong đó các

nhóm kỹ năng rất quan trọng đó là nhóm các kỹ năng tư duy: Biết cách suy

luận, phát hiện, giải quyết vấn đề, biết cách học, cách tự học, có tư duy sáng

tạo, tư duy phản biện, giải quyết các vấn đề…[14]

Trong quá trình dạy học, nhiệm vụ của người thầy không chỉ là người dạy

kiến thức, mà điều quan trọng và cốt lõi nhất là dạy học trò tư duy. Việc này

không chỉ tập trung vào một cấp học nào đó mà phải là ở mọi cấp học, mọi đối

tượng học sinh, tất cả các vùng miền, các quốc gia, dân tộc. Ở lứa tuổi trung

học phổ thông, các em đã học được nhiều tài liệu khác nhau về sự vật và hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tượng trong quá trình biến đổi và phát triển của chúng, các em đã có kinh

nghiệm hoạt động tư duy và sử dụng tri thức có sẵn để tự giải thích và chứng

minh một nguyên lý khoa học hay các hiện tượng của hiện thực xung quanh,

các em bắt đầu suy nghĩ về chỗ đứng tương lai của mình trong xã hội và mong

muốn khẳng định mình. Do vậy, nhiệm vụ của các nhà trường, thầy cô giáo

không chỉ dừng lại ở cung cấp kiến thức, rèn kỹ năng tư duy đơn thuần nữa mà

còn phải hướng tới phát triển cho các em năng lực tư duy ở mức độ cao hay còn

gọi là Tư duy bậc cao (Higher-Order Thinking) còn được viết tắt là HOT như:

tư duy phê phán (Critical Thinking), tư duy sáng tạo(Creative Thinking) và tư

duy giải quyết vấn đề (Problem Solving Thinking) [15].

Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh

giá một thông tin, vấn đề ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau nhằm làm sáng tỏ

và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Trong các lĩnh vực của đời sống xã

hội, tư duy phản biện là một trong những yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự nhận thức

đúng đắn và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân cũng như cơ quan, tổ chức.

Tư duy phản biện có vai trò to lớn trong đời sống xã hội: giúp con người

vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hướng đến cái

mới, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến; tìm hiểu, phát hiện những ý

tưởng, giá trị mới của vấn đề; tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến

bộ trong suy nghĩ và hành động; có ý thức nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn

mới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo.

Tư duy phản biện giúp con người suy nghĩ một vấn đề theo nhiều hướng

khác nhau với những cách giải quyết khác nhau; khắc phục tình trạng nhìn

nhận vấn đề một chiều, phiến diện, chủ quan, duy ý chí; suy nghĩ để giải quyết

vấn đề theo hướng xem xét kỹ ở mọi góc độ, khía cạnh, đưa ra nhiều phương

án khác nhau và lựa chọn phương án tối ưu với những lập luận có cơ sở vững

chắc; ý thức rõ ràng hơn trong việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác

khi tranh luận; sẵn sàng chấp nhận sự thật khách quan, lắng nghe ý kiến khác

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!